KPI là gì và cách tính hiệu quả công việc chính xác nhất

Trong các dự án hay trong các công ty thuật ngữ KPI được sử dụng khá phổ biến. Vậy đánh giá KPI là gì? Bản chất của KPI là gì?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Để đánh giá hiệu quả công việc của mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp người ta cần phải có một công cụ đo lường và đó chính là KPI. Và để giúp các bạn hiểu rõ chính xác KPI là gì? Chúng tôi xin đưa ra các thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

KPI là gì?

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance indicators chính là chỉ số đo lường đánh giá hiệu suất, hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc đã được thực hiện của mỗi cá nhân hay là của toàn doanh nghiệp. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh cũng như năng lực làm việc một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với những mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Khái niệm KPI là gì?

Khái niệm KPI là gì?

KPI là gì trong kinh doanh?

Nếu một công ty muốn đặt mục kinh doanh phải tiêu kiếm nhiều tiền, họ có thể đo lường Kpi theo mức tăng trưởng bán hàng, lợi nhuận biên và trừ đi chi phí vận hành. Còn trong trường hợp nếu như một công ty muốn thu hút thêm khách hàng mới bằng cách tạo ra thương hiệu lớn thì họ có thể đo lường, xem xét về giá trị thương hiệu để nhận diện thương hiệu.

KPI là gì trong nhân sự?

KPI trong nhân sự là trong một công ty mong muốn tất cả các nhân viên có tính gắn kết cao thì người ta có thể đo lường sự ủng hộ của nhân viên theo KPI. Hơn nữa, rất nhiều công ty hiện nay đang muốn đo lường tất cả các vấn đề trên, thì họ cần phải có một bộ các Kpi khác nhau.

Hệ thống KPI là gì ?

Hệ thống chỉ số KPI được coi như một hệ thống quản trị chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả công việc của  tất cả nhân viên hữu hiệu, nằm trong top 25 công cụ quản lý được ưa dùng nhất kể từ 1993 tới nay. Tuy nhiên, khi thiết kế và triển khai, hệ thống chỉ số KPI trong công ty sẽ gặp rất nhiều thách thức, có thể tóm gọn trong 5 vấn đề cơ bản như sau:

Hệ thống KPI là gì ?

Hệ thống KPI là gì ?

Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần 

  • Phương pháp thiết kế các chỉ tiêu của KPI chưa phù hợp.
  • Phương pháp triển khai chưa phù hợp với tình hình đơn vị.
  • Thiếu những ứng dụng theo dõi và giám sát hiện đại, tiện lợi
  • Sử dụng hệ thống chỉ số KPI  ở thời điểm hiện tại vẫn còn chưa phù hợp với tính năng của hệ thống này
  • Các công ty hiện chưa thật sự coi việc áp dụng hệ thống chỉ số KPI là một quá trình thay đổi liên tục trong quy mô của một tổ chức.

Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp hiện nay để triển khai thành công hệ thống chỉ số KPI là lựa chọn phương pháp và cần phải lộ trình phù hợp, xây dựa theo khả năng cao nhất của nhân viên và lựa chọn công nghệ phù hợp để có thể dễ dàng theo dõi, thống kê, đánh giá kết quả.

Mục đích của việc ứng dụng KPI trong việc đánh giá chỉ tiêu

Phải thừa nhận một sự thật là việc xác định hiệu suất các chỉ số làm việc là rất khó khăn từ các hoạt động trong KPI, chủ doanh nghiệp sẽ có thước đo hiệu quả cho các mục tiêu cũng như là đối với kết quả kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra những phương hướng phát triển phù hợp và đúng đắn hơn.

Mục đích của việc ứng dụng KPI trong việc đánh giá chỉ tiêu

Mục đích của việc ứng dụng KPI trong việc đánh giá chỉ tiêu

Xem thêm: Nên kinh doanh gì sau “mùa dịch” năm nay?

Để có thể tiến hành xây dựng hệ thống với các chỉ tiêu và cách đánh giá sao cho nó hiệu quả thì để làm được điều đó, trước hết bạn cần phải biết được mục đích của việc sử dụng KPI. Sau đây là một số mục đích của việc áp dụng thệ thống đánh giá KPI:

  • Đầu tiên có thể thấy bất kể một công ty, doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng đều mong muốn đảm bảo cho nhân viên đã hoàn thành công việc đúng theo bản mô tả công việc của từng vị trí phân công của mỗi người trong công ty.
  • Các chỉ số đánh giá KPI sẽ đảm bảo được định lượng cao, đo lường được một cách chi tiết. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá  và thực hiện các công việc được nâng cao lên một cách rõ rệt nhất.
  • Việc sử dụng các chỉ số KPIs trong kinh doanh, nhân sự hay các những vấn đề khác của công ty sẽ góp phần vào việc đánh giá tất cả các hoạt động công việc đểu trở nên minh bạch, rõ ràng, công bằng, minh bách và hiệu quả hơn.

Mục tiêu KPI là gì?

Bản chất của KPI là một công cụ được sử dụng đánh giá chỉ tiêu, chính vì vậy mà khi xây dụng hệ thống KPI những nhà quản lý luôn cần phải cố gắng hường đến và đảm bảo được tiêu chí thông minh sau:

Trọng số KPI là gì và mục tiêu để xây dựng KPI

Trọng số KPI là gì và mục tiêu để xây dựng KPI

  • S- Specific (cụ thể): có nghĩa là đối tượng được đánh giá phải cụ thể, từng nhiệm vụ, kết quả, chỉ tiêu và khen thưởng phải cụ thể hóa để nhà quản lý dễ dàng đánh giá được mức độ cũng như hiệu quả làm việc của từng nhân viên.
  • M – Measurable (đo lường): Nhà quản lý cần thiết lập những bậc thang về phần trăm, coi đó như thước đo cụ thể và đảm bảo tính công minh, tránh trường hợp KPI chung chung không thể xác định được mục tiêu.
  • A – Agreed (Thống Nhất): KPI thiết kế theo từng cấp bậc, đồng thời cũng cần có sự liên quan và phải được thống nhất giữa các bộ phận.
  • R – Realistic (Thực tế): tính thực tế của chỉ tiêu đề ra phụ thuộc vào tính khả thi và sự thỏa đáng khi thực hiện được  những nhiệm vụ đặt ra, bên cạnh đó tính thực tế còn phụ thuộc vào cả tính chân thật kết quả làm việc của từng nhân viên.
  • T – Time bound (Có thời hạn cụ thể): KPI sẽ không khả thi và không có chất lượng nếu như Doanh Nghiệp không đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành. Thời gian sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được đúng những thực lực của nhân viên trong bộ phận của mình.

Dựa vào chỉ tiêu này, Các doanh nghiệp sẽ có được những định hướng cho từng nhân viên của mình. KPI sẽ thay nhà quản trị đánh giá công tâm, đồng thời kiểm soát tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm với công ty cho từng nhân viên.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu KPI là gì và những vấn đề liên quan đến nó. Nếu như bạn có những thắc mắc cần được hỗ trợ kỹ hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhanh nhất.

Bài viết liên quan