Những điều bạn cần biết về phong tục cúng Ông Công Ông Táo

Cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là các gia đình Việt Nam lại tấp nập chuẩn bị cúng Ông Công Ông Táo. Đây được coi như một truyền thống văn hóa rất đặc trưng của người dân Việt Nam.

Người Việt tin rằng chuẩn bị thật tốt mọi thứ trong buổi lễ cúng Ông Công Ông Táo sẽ mang lại cho cả gia đình sự bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi trong năm mới. Và để giúp các bạn hiểu hơn về nguồn gốc, đồ cũng cần chuẩn bị và bài cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng chạp, chúng tôi xin đưa ra các thông tin về ngày lễ đặc biệt này trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của ngày Ông Công Ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người dân Việt Nam chúng ta luôn tin rằng hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (Tháng 12) âm lịch thì Táo Quân (Ông công ông táo) lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo tất cả mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa thì Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa và chăm sóc gia đình của mình.

Nguồn gốc của ngày Ông Công Ông Táo

Nguồn gốc của ngày Ông Công Ông Táo

Xem thêm: Năm 2021 mệnh gì? Xem tử vi của người sinh năm 2021

Theo quan niệm dân gian Việt Nam thì Thần Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị Thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng đã được người dân Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà”- vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân Việt Nam vẫn thường gọi quen là Táo quân hoặc Ông Táo.

Vị Táo Quân quanh năm nằm ở trong bếp sẽ biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để được Vua Bếp phù hộ cho mình thêm được nhiều điều may mắn trong năm mới thì người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất long trọng.

Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa là để thờ “ thần Bếp’ chuyên cai quản bếp núc, giữ lửa ấm cho gia đình, cầu mong 1 năm mới may mắn, ấm no, đủ đầy. Từ xa xưa tục cúng Ông Công Ông Táo đã trở thành một phong tục văn hóa của mọi gia đình Việt và luôn được giữ gìn đến ngày nay.

Cúng Ông Công Ông Táo ngày nào và giờ nào?

Như đã nói ở trên thì hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì các Táo quân sẽ cưỡi cá chép để đi lên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc tốt xấu của gia chủ, và ngày này cũng được gọi là ngày Tết(cúng) Ông Công và Ông Táo.

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo như thế nào?

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo như thế nào?

Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Mâm cúng gồm những gì?

Ngoài ra thì giờ để thực hiện buổi lễ cúng Ông Công và Ông Táo rất thích hợp nhất sẽ vào thời gian là tối ngày 22 hoặc vào sáng ngày 23 tháng chạp (tức từ 11 giờ đến 13 giờ(giờ Ngọ)). sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá chép vàng sống thì sẽ đem thả xuống sông, kênh, mương, hồ, biển hay giếng nước, tùy vào địa hình khu vực họ sinh sống.

Cách lau dọn ban thờ chuẩn bị cúng ngày 23 Tết

Theo quan niệm của người xưa, đàn ông là trụ cột của gia đình và cũng sẽ là người lau dọn làm sạch những vật phẩm thờ cúng. Ngày nay quan niệm cũng đã được thay đổi nhiều, người phụ nữ đều có thể thực hiện làm công việc này với lòng thành tâm kính.

Cách dọn bàn thờ sạch sẽ để làm lễ cúng Ông Công Ông Táo

Cách dọn bàn thờ sạch sẽ để làm lễ cúng Ông Công Ông Táo

Đặc biệt, người thực hiện dọn dẹp ban thờ phải chú ý giữ cho cơ thể sạch sẽ, không bụi bẩn. Sau đó, chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên, thực hiện dâng hương và khấn xin phép các vị thần linh cùng tổ tiên thu dọn ban thờ.

Chú ý, để vệ sinh làm sạch bàn thờ, người thực hiện phải dùng nước ấm sạch, không dùng nước lạnh, nước bẩn để lau. Dùng khăn thật sạch để lau bài vị của thần phật trước rồi mới thực hiện tiếp đến bài vị tổ tiên. Sau đó đến phần dọn bát hương, người dọn ban thờ cần phải cực kỳ tỉ mỉ tránh sơ xuất di chuyển bát hương, rút từ từ từng chân nhang trong bát hương và chỉ để lại khoảng từ 3- 5 nén.

Đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo cần những gì?

Nhiều người thắc mắc lễ cúng Ông Công Ông Táo gồm những gì? Nếu như nàng dâu mới và cần chuẩn bị đồ cúng Ông Công Ông Táo thì đừng quá lo lắng, hãy chuẩn bị những đồ cúng như sau:

Vì Ông Táo thực chất là 3 vị thần nên người ta thường mua 3 mũ ông công ông táo (hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo Bà), ba cái áo bằng giấy cùng với một con cá chép (còn sống hoặc cá chép bằng giấy, hoặc bạn cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là cò bay ngựa chạy) để sử dụng làm phương tiện cho Ông Công Ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt thì các bà, các mẹ thường ưu tiên lựa chọn cá chép vàng sống cho vào bát nước để lên bàn thờ cúng Ông Táo.

Cúng Ông Công Ông Táo như thế nào?

Cúng Ông Công Ông Táo như thế nào?

Mâm cỗ mặn (hoặc với những người yêu thích đồ chay cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay thì càng tốt), bánh kẹo, đĩa ngũ quả tươi, trầu cau, rượu, Hương, đèn hoặc nến, lọ hoa tươi, cùng tiền vàng và dĩ nhiên không thể thiếu ba con cá chép sống.

Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu?

Ngày nay các gia đình Việt thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế thì đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đứng đầu đảm nhận việc trông coi việc bếp núc trong gia đình. 

Cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào và ở đâu?

Cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào và ở đâu?

Lễ cúng 23 tháng Chạp là ngày lễ tiễn chung Ông Công, Ông Táo về chầu trời để báo cáo với ngọc hoàng, do đó mà việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ gia tiên là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công thì được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với các vị gia tiên mới đúng.

Bài cúng Ông Công Ông Táo 2021

Lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành tâm và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ ra lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua thì tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, đồng thời hướng con người đến những điều thiện lương. Trong buổi lễ quan trọng này thì bài cúng lễ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Bài cúng Ông Công Ông Táo năm 2021

Bài cúng Ông Công Ông Táo năm 2021

Có khá nhiều Bài cúng Ông Công Ông Táo cầu bình an, may mắn cho năm 2021 nhưng chúng tôi xin chắt lọc bài cũng đơn giản dạng chuẩn để mọi người cùng tham khảo:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:………… Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ và kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con xin hết lòng thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh ở trước án hưởng thụ lễ vật.

Con cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho tất cả mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc và phù hộ toàn gia chúng con, nam nữ, già trẻ sức khỏe dồi dào, năm mới an khang thịnh vượng, gặp vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bằng lòng tâm thành, kính lễ cầu xin và kính mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi đã bày lễ, thắp hương và khấn xong, bạn cần đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi mới hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, giếng nước, sông, suối… để cá trở ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời. Chú ý nếu là cá chép giấy thì có thể đốt cùng với tiền vàng hàng mã.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn hiểu để chuẩn bị cho lễ cúng Ông Công Ông Táo của gia đình mình hoàn hảo hơn. Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa thì đừng quên chia sẻ để mọi người xung quanh cùng tham khảo nhé.

Bài viết liên quan