Body Shaming là gì?
Body Shaming là một cụm từ tiếng Anh chỉ hành động “chê bai ngoại hình” hoặc thậm chí là miệt thị bề ngoài người khác. Các cá nhân khi bị body shaming sẽ bị những người xung quanh liên tục chế giễu và chê bai ngoại hình.
Đây là một hành vi vô cùng đáng lên án vì nó có thể gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý đối với nạn nhân. Người bị Body Shaming sẽ cảm thấy tự ti và có những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí là suy sụp và ám ảnh tinh thần vô cùng nghiêm trọng.
Ai là nạn nhân của Body Shaming?
Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của Body Shaming. Mỗi người đều có một tiêu chuẩn riêng về cái đẹp. Tuy nhiên, bất kỳ xã hội hay nền văn hóa nào cũng đều sẽ có những quy ước ngầm về chuẩn mực chung của cái đẹp. Ví dụ, người Hàn Quốc rất coi trọng mắt hai mí. Hay đàn ông sẽ thích những cô gái có thân hình mảnh mai.
Trong một xã hội nhiều người theo đuổi theo chuẩn mực của cái đẹp như vậy. Có hai loại người chính sẽ dễ trở thành nạn nhân của hành vi Body Shaming:
- Những người không có vẻ đẹp “chuẩn mực”. Bạn có thân hình hơi quá khổ? Mũi bạn không được thẳng và cao? Bạn không có mắt hai mí hay là cằm V-line? Chỉ cần có một trong những yếu tố mà chúng tôi vừa liệt kê, bạn có thể dễ dàng trở thành một mục tiêu của tình trạng Body Shaming.
- Người của công chúng. Các ca sĩ, diễn viên luôn luôn được khán giả chú ý từng cử chỉ dù chỉ nhỏ nhất. Họ sẽ luôn nhận được sự quan tâm nồng nhiệt một cách tiêu cực và tích cực. Chính vì vậy mà có không ít những nghệ sĩ đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích cũng như chê bai về ngoại hình.
Body Shaming thường diễn ra ở đâu?
Nạn nhân của Body Shaming có thể là bất cứ ai và nó có thể diễn ra bất cứ đâu. Trường học, công ty và thậm chí ngay cả trong gia đình. Đặc biệt, Body Shaming đã không có chỉ diễn ra một cách trực tiếp mà thậm chí còn ở dạng gián tiếp.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội, khả năng kết nối thông tin ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy mà hiện trạng Body Shaming ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng việc không trực tiếp đối diện nhau mà chỉ trò chuyện thông qua mạng xã hội đã khiến cho ta dễ dàng buông lời chê bai và miệt thị hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới hơn 80% trường hợp Body Shaming diễn ra trên không gian mạng xã hội.
Các dấu hiệu nhận biết Body Shaming
Body Shaming là một hành vi vô cùng đáng lên án. Tuy nhiên không phải lúc nào nạn nhân của hành vi này cũng được phát hiện và nhận được sự giúp đỡ mà họ đang rất cần thiết. Vậy dấu hiệu để nhận biết một người đang bị Body Shaming? Hãy cùng chúng tôi liệt kê dưới đây nhé!
Những câu đùa cợt, chế giễu với tần số cao như:
- Người ngợm như này ai thèm yêu
- Xấu xí thế này hỏi sao ế
- Ngồi tốn chỗ thế này mà không biết xấu hổ hả? Giảm cân đi!
- Bộ xương di động có gì mà đẹp đẽ. Người ta không có cái mà ăn đây mình ăn uống đầy đủ bày đặt chê bai, giảm cân
- Vừa lùn vừa béo mà cũng bày đặt mặc váy body mà không thấy xấu hổ à?
Những câu tự chế giễu bản thân như:
- Mình xấu xí như thế này nên không có ai yêu là đúng thôi
- Mặt toàn mụn như thế này thật là đáng xấu hổ
- Bạn ấy thật là đẹp còn mình chỉ là chú vịt con xấu xí
Tác hại của Body Shaming
Body Shaming gây ra rất nhiều tác hại đối với bản thân nạn nhân và xã hội. Vậy chính xác thì những tác hại đến từ hành vi Body Shaming là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé!
Tự ti về ngoại hình
Tác hại đầu tiên của hành vi này chắc chắn là khiến nạn nhân cảm thấy tự tin về ngoại hình của mình. Nếu bị Body Shaming trong thời gian dài, họ có thể trở nên nhút nhát và thu mình lại, không muốn tiếp xúc với người khác vì sợ bị tổn thương. Nhiều người thậm chí còn nảy sinh những suy nghĩ mặc cảm tiêu cực và tìm đến cái chết.
Một điểm đáng chú ý nhất chính là Body Shaming diễn ra nhiều nhất trong độ tuổi dậy thì. Bởi vì đây là khoảng thời gian cơ thể có nhiều sự thay đổi, tâm lý cũng nhạy cảm và bất ổn khiến tác hại của hành vi này càng nghiêm trọng hơn.
Suy sụp tinh thần
Sự tự ti về ngoại hình kéo dài sẽ kéo theo nhiều luồng suy nghĩ tiêu cực. Năng lượng tiêu cực ngày một dồn nén lại sẽ khiến tinh thần của nạn nhân dần dần sụp đổ. Những lời đùa cợt ngoại hình liên tục văng vẳng bên tai khiến sự tự tin của họ biến mất hoàn toàn. Những suy nghĩ tiêu cực ngày càng đè nặng lên vai mà không thể chia sẻ với bất kỳ ai. Dần dần họ chấp nhận những lời miệt thị vô cùng tiêu cực đó, tin rằng bản thân mình thật sự xấu xí và không xứng đáng nhận được sự yêu thương. Nạn nhân sẽ hoàn toàn rơi tự do xuống vực sâu của sự tuyệt vọng.
Cố gắng thay đổi ngoại hình một cách cực đoan
Nạn nhân khi bị Body Shaming sẽ không còn sự tự tin với ngoại hình của mình. Chính vì vậy, rất nhiều người trong số họ cố gắng thay đổi ngoại hình một cách cực đoan. Một trong số đó chính là tìm tới các biện pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe. Thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, nhịn đói, hút mỡ bụng,…
Ngoài ra, nhiều người cũng tìm đến các biện pháp can thiệp để thay đổi ngoại hình như phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm botox, filler hay gọt cằm, nâng ngực,… Phần lớn mọi người thường tìm tới những cơ sở phẫu thuật mỹ nhỏ lẻ để tiết kiệm chi phí và điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng về sức khỏe và thẩm mỹ vô cùng nghiêm trọng. Bạn có thể đọc được tin tức về những ca phẫu thuật hoặc làm thủ thuật thẩm mỹ hỏng trên báo đài, các trang mạng xã hội hàng ngày. Không chỉ để lại những nguy cơ về sức khỏe, đây cũng sẽ trở thành chướng ngại tâm lý bám theo nạn nhân cả đời.
Thực trạng của Body Shaming ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những đất nước có tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội cao nhất nhì trên thế giới. Nhiều thế hệ và lứa tuổi khác nhau cùng hoạt động trên mạng xã hội khiến nơi đây giống một xã hội thu nhỏ mà người ta thậm chí còn không cần phải nhìn mặt nhau để đối thoại. Chính vì khả năng ẩn danh ấy mà nhiều người dễ dàng buông lời chê bai, miệt thị người khác hơn rất nhiều so với ngoài xã hội.
Không chỉ vậy, khả năng kết nối thông tin nhanh chóng của mạng xã hội khiến cho một câu chê bai đơn thuần biến thành cả biển những lời bàn tán tiêu cực. Những câu chuyện được thêu dệt qua thời gian, chẳng cần kiểm chứng cũng sẽ được cả tá người tin tưởng và tiếp tục miệt thị nạn nhân.
Việt Nam đã từng có rất nhiều trường hợp Body Shaming đáng lên án. Một trong ví dụ điển hình gần đây nhất chính là câu chuyện của một bạn gái đột nhiên được lên sóng truyền hình khi đang ngồi khán đài cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam trong trận đấu với U23 Thái Lan. Chỉ vì được lên hình nhiều mà cô gái này bị cư dân mạng đào bới thông tin cá nhân, tìm tới tài khoản facebook chỉ để bình phẩm về nhan sắc một cách khiếm nhã. Và còn vô vàn những trường hợp khác, nạn nhân đột nhiên trở thành mục tiêu của những mũi dùi tiêu cực tới từ dư luận một cách vô cớ.
Cách đối phó khi gặp Body Shaming
Vậy bạn phải là gì khi trở thành nạn nhân của hành vi Body Shaming?
Vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của chính tôi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ hai người sẽ có một người không hài lòng với diện mạo của bản thân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có tận một nửa thế giới đang không có niềm tin vào ngoại hình. Chính vì suy nghĩ này, hiện nay đang có ngày càng nhiều trở thành nạn nhân của hành vi Body Shaming.
Chính vì vậy, việc nhận thức được nét đẹp độc đáo của chính mình là vô cùng quan trọng. Mỗi người đều có một nét đẹp riêng, hãy thật tự tin vào nét riêng của mình nhé!
Tự học cách chăm sóc bản thân
Việc chấp nhận và tự tin về ngoại hình của bản thân không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể học cách chăm sóc và cải thiện bản thân. Ăn uống khoa học và đều đặn tập thể dục, chăm sóc da mặt cũng như chú ý hơn tới trang phục. Để có thể thay đổi được những thói quen thường ngày sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn nhưng thành quả của sự cố gắng của bạn sẽ khiến mọi người phải thay đổi cái nhìn về bạn.
Hãy thể hiện rõ cảm giác của bạn
Một trong những lý do khiến những “kẻ bắt nạt” cảm thấy thích thú với hành vi Body Shaming chính là sự cam chịu và không dám phản kháng của nạn nhân. Đối với nhiều người, bạn không phản kháng đồng nghĩa với bạn không có vấn đề gì cả. Những lời chế giễu của bạn cũng chỉ giống như một trò đùa đơn thuần.
Chính vì vậy, bạn cần phải thể hiện rõ cảm giác của bản thân. Chỉ ra thật rõ ràng rằng bạn đang cảm thấy khó chịu và bị tổn thương bởi những lời lẽ tiêu cực. Nếu là bạn bè hay người thân, họ sẽ nhận ra bạn đang thực sự cảm thấy không ổn với những trò đùa của họ và dừng hành vi Body Shaming ngay lập tức.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hành vi Body Shaming, dấu hiệu và các cách để đối phó với hành vi tiêu cực này. Nếu bạn muốn đọc thêm những bài viết có chủ đề tương tự, đừng quên truy cập website chuthapdoquangninh.org.vn mỗi ngày nhé!
Xem thêm:
- Sân si là gì trên Facebook? Làm cách nào để bớt tính sân si?
- Scam là gì? Những điều cần biết để tránh bị scam
- Simp là gì? Tại sao Simp lại được giới trẻ sử dụng nhiều?
- Thug life là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Thug life
- Spotlight là gì? Chiếm spotlight nghĩa là gì?