Hình ảnh lá cờ Việt Nam cờ đỏ sao vàng luôn là niềm tự hào của tất cả người dân Việt Nam. Vậy, ý nghĩa lá cờ Việt Nam là gì? Hình ảnh lá cờ Việt Nam qua các thời kỳ ra sao? Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết dưới đây.
Hình ảnh lá cờ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho đất nước Việt Nam với hình ảnh cờ đỏ sao vàng. Lá cờ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, với nền đỏ ở chính giữa là một ngôi sao màu vàng 5 cánh.
Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, là hồn nước, lòng dân thể hiện tinh thần đoàn kết bền vững đời đời. Nền đỏ của lá cờ tượng trưng cho cách mạng, dòng máu đỏ, còn màu vàng là màu dân tộc, màu da của dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao biểu trưng cho năm 5 tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng nhau đoàn kết.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh là niềm tự hòa, là biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
Xem thêm:
- Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X – XIX (939 – 1945)
- Phong trào Đông Du (1905 – 1908): Chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
- Địa danh là gì? Tìm hiểu các địa danh lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam
- Phong trào Cần Vương: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
Lá cờ Việt Nam qua các thời kỳ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua một số quốc kỳ trong thời kỳ lịch sử. Cụ thể:
Hiệu kỳ
Tại Việt Nam trước đây mỗi nhà cầm quyền sẽ có các hiệu kỳ riêng thường mang màu sắc phù hợp với mệnh của từng người. Đối với những người mệnh Kim thì sử dụng cờ màu trắng, người mệnh Mộc mang cờ xanh, mệnh Thủy cờ màu đen, còn mạng Hỏa sẽ treo cờ màu đỏ, mệnh Thổ treo cờ màu vàng.
Màu cờ ở mỗi triều đại được chọn theo thuyết m Dương Gia với ý nghĩa mong muốn triều đại đó ngày một hưng vượng. Ngoài cờ của triều đại thì nhà vua sẽ có lá cờ của riêng mình để biểu tượng cho hoàng gia.
Cờ thời Pháp thuộc
Trong thời kỳ Pháp thuộc, khi đó chính quyền bảo hộ Pháp của toàn Liên bang Đông Dương đều sử dụng lá cò có nền vàng và ở góc trên cùng bên trái là hình ảnh của quốc kỳ Pháp.
Tại những vùng thuộc thuộc địa lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ sẽ dùng quốc kỳ Pháp, còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ dùng lá cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn và được treo ở những nơi có nhà vua ngự.
Cờ Quẻ Ly
Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính, thế chỗ thực dân Pháp ở Việt Nam, hoàng đế Bảo Đại đã tuyên bố độc lập trên danh nghĩa và chịu sự bảo hộ của quân Nhật. Sau đó, chính phủ mới được thành lập vào 17/04/1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu khi đó được đổi thành Đế quốc Việt Nam vào ngày 8/5/1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly.
Lá cờ quẻ Ly cũng có nền vàng và ở chính giữa là một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly này là một trong 8 quẻ của bát quái bao gồm có 1 vạch liền và 1 vạch đức với chiều rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.
Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là lá cờ của nước Việt Nam thời đó, nhưng trên thực tế vẫn do Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật bại trận và đầu hàng trước quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả lại vào ngày 5/9 và 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị.
Cho nên, trên thực tế Nam Kỳ chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly. Khi đó, ở thời kỳ này Long Tinh Kỳ là lá cờ của hoàng đế, chỉ được treo ở Hoàng thành Huế đã được sử dụng và sửa đổi nhỏ với nền vàng đậm hơn, sọc đỏ thu hẹp lại bằng ⅓ so với chiều cao lá cờ để tương xứng với cờ Quẻ Ly.
Cờ giải phóng
Thực chất đây là lá cờ đỏ sao vàng thêm nền xanh dương ở nửa phần của nền lá cờ. Nửa phần đỏ ở trên là tượng trưng cho sự độc lập của miền Bắc, còn nửa phần xanh ở dưới là tượng trưng cho miền Nam khi đó vẫn chưa giành được độc lập, đang bị quân đội Mỹ xâm lược và chiếm đóng.
Lá cờ giải phóng khi đó đã được sử dụng làm quốc kỳ cho Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam vào năm 1969 từ khi thành lập để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Lịch sử lá cờ đỏ sao vàng
Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi nhân dân ta giành được chính quyền ở Bắc Kỳ vào tháng 8/1945. Cho đến cuối năm 1940 khi đó phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp, phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở Nam Kỳ. Xứ ủy Nam Kỳ đã họp mở rộng để bàn kế hoạch khởi nghĩa và vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh cũng như động viên quần chúng.
Sau đó, lá cờ này đã xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940 và trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền vào ngày 2/9/1945, cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện chính thức trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình.
Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5/9/1945, lá cờ đỏ sao vàng đã được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu u, từ châu u về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca”..
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất tại buổi họp Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy lá cờ đỏ sao vàng, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ về ý nghĩa lá cờ Việt Nam cũng như lịch sử và các hình ảnh lá cờ Việt Nam qua các thời kỳ. Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay và thú vị khác đừng quên truy cập chuthapdoquangninh.org.vn mỗi ngày nhé!