Nguyên nhân xe ô tô bị trầy xước
- Xem thêm: Esp là gì? Hệ thống cân bằng điện tử Esp trên ô tô
Gương, tay phanh của xe hai bánh quệt vào sườn
Đây có lẽ là một trong những trường hợp rất phổ biến khi người điều khiển di chuyển trong phố. Bằng tất cả những khả năng luồn lách của mình, thì các chủ xe máy sẽ không ngần ngại gì để vượt mặt ô tô mặc dù là rất nguy hiểm. Với các kẽ hở rộng sẽ chính là cơ hội để giúp cho các loại xe hai bánh có thể lách lên và gây ra va chạm làm xước xe.
Quệt vào giá để chân xe máy
Có rất nhiều xe máy khi đang di chuyển trên đường thường không gạt giá để chân của xe máy ra trong khi lại không hề có người ngồi sau. Do đó, người điều khiển xe ô tô đi ngay phía sau đó sẽ có thể bị đánh lừa do họ không nhìn thấy được chướng ngại vật đang ở tầm thấp đó. Không chỉ vậy, với những trường hợp tắc đường vào giờ cao điểm, thì việc các xe máy vượt mặt ô tô mà lại không gạt giá để chân cũng có thể dẫn đến va quệt và làm tróc sơn của xe ô tô.
Xác côn trùng
Đa số nhiều lái xe chủ quan và cho rằng những loài côn trùng có kích thước nhỏ sẽ không thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho lớp sơn trên ô tô. Thế nhưng, họ lại không biết rằng trong cơ thể của côn trùng thường có một loại dịch có tính axit rất cao, vì vậy nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho lớp sơn của xe ô tô.
Đá dăm
Khi di chuyển trên đường, chúng ta thường thấy xuất hiện những mảnh sỏi, đá dăm ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, nếu như không cẩn thận chúng có thể sẽ bật lên và va chạm vào xe. Với sự va chạm nhẹ này không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, bởi nó có thể sẽ làm bong tróc sơn lớp ngoài của xe. Không chỉ vậy, nếu như va chạm mạnh thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tận lớp sơn bên trong cùng của xe và tạo ra các vết trầy xước gây mất thẩm mỹ.
Khói bụi
Khói bụi là tác nhân xấu không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà ngoài ra nó còn để lại một hậu quả xấu đó là lớp tro, muội bám trên xe. Hơn nữa, mỗi khi nhìn thấy xe bị tro hay muội bám vào thì đa số các chủ xe thường mang xe đi rửa ngay lập tức, thậm chí có người còn để “mặc kệ”. Tuy nhiên, khi nước được hòa với tro thì sẽ tạo ra một loại chất có thể gây hư hỏng lớp sơn của xe, làm tăng nguy cơ trầy xước, đó chính là chất kiềm nồng độ cao.
Va chạm với xe khác
Hầu hết tất cả các vụ va chạm, việc cọ xát giữa hai xe sẽ có thể gây ra những vết trầy xước làm cho xấu xí. Đặc biệt, tùy thuộc vào độ lớn của những vết trầy xước này ra sao, có thể rất khủng khiếp và khiến cho chủ xe phải tốn kém nhiều tiền mới có thể khắc phục được. Do đó, để tránh xảy ra những tình huống “bất đắc dĩ” này thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng luật và khéo léo. Không chỉ vậy, cần chú tâm hoàn toàn vào việc lái xe, tuyệt đối không được xao nhãng để tránh hạn chế gây ra những va chạm với xe khác.
Cách khắc phục và xử lý khi xe ô tô bị trầy xước
- Xem thêm: Đăng kiểm xe ô tô là gì? Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
Xác định rõ vết trầy xước
Trong trường hợp xảy ra va chạm nhẹ hay có thể bị vật gì đó cọ xát vào, thì đồng nghĩa với việc bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp, các vết này là 1 vết bẩn chỉ xuất hiện trên bề mặt của lớp sơn xe. Do đó, với trường hợp này thì chủ xe cần phải sử dụng một chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để có thể lau sạch xung quanh các vị trí đó và đặc biệt là để xác định được vết xước là thật hay chỉ là vệt bẩn do bụi bẩn bám vào.
Không chỉ vậy, nếu trong trường hợp đó là một vết trầy xước thật, chủ xe cần phải xác định rõ độ nông, sâu của vết xước để từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Lớp sơn xe ô tô có cấu tạo bao gồm có: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và cuối cùng chính là lớp sơn bóng. Do đó, nếu như vết xước nhẹ xuất hiện giống như 1 đường chỉ mảnh được in hằn trên lớp sơn bóng thì khi đó sẽ dễ xử trí hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người sử dụng ô tô, thì chủ xe không nên chủ quan và dễ dàng bỏ qua các vết trầy xước nhẹ này. Mặc dù ban đầu nó có thể chỉ là 1 vết xước nhỏ nhặt, thế nhưng nếu sau một thời gian không được xử trí kịp thời thì mức độ của nó sẽ khá nghiêm trọng, bởi bề mặt lớp sơn xe này rất dễ bị oxy hóa do rất nhiều tác nhân xấu từ môi trường xung quanh.
Rửa sạch vị trí bị trầy xước
Bước đầu tiên người dùng cần phải lấy một chiếc khăn mềm sạch (tuyệt đối không sử dụng khăn cũ bẩn) và thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để giúp lau sạch sẽ các vị trí xung quanh của khu vực bị trầy xước. Thao tác này sẽ giúp cho việc xử lý các vết trầy xước có thể đạt được kết quả tốt hơn và ngay sau đó cần phải lấy 1 chiếc khăn mềm khác để có thể lau khô vị trí bị trầy xước.
Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần chú ý đến việc vệ sinh, cọ rửa ô tô thường xuyên. Bởi theo rất nhiều nghiên cứu khác nhau thì lớp bụi bẩn lâu dần bị tích tụ lại trên bề mặt sơn xe cũng chính là 1 trong những nguyên nhân có thể tạo ra các vết trầy xước.
Xử lý vết trầy xước xe ô tô bằng những vật dụng đơn giản
– Vật dụng cần sử dụng trong cách này bao gồm: kem đánh răng, giấy chà nhám, sơn móng tay và lọ sơn cùng tông màu với sơn xe. Bởi trong tất cả những vật dụng quen thuộc được nêu trên đây thì có một chất liệu làm mờ vết xước rất hiệu quả đồng thời tạo ra độ bóng rất tốt.
– Sau khi đã chuẩn bị được các vật dụng trên đây thì lần lượt kết hợp chà nhẹ lên vết trầy xước. Lưu ý, người dùng cần chà cùng chiều với vết trầy xước để tránh trường hợp làm lan rộng hay thậm chí là khiến cho vết xước bị thêm sâu hơn. Bước cuối cùng là chỉ cần đợi khoảng 1 tiếng để cho kem đánh răng và sơn móng tay được khô và dùng khăn mềm sạch lau lại một lần nữa.
Làm mịn vết trầy xước bằng dung dịch đánh bóng
Thoa một lượng nhất định dung dịch đánh bóng lên vị trí bị trầy xước. Lưu ý, cần phải thực hiện bước này với thao tác nhanh gọn đồng thời phải thoa theo hướng ngược với chiều với kim đồng hồ. Cứ thế tiếp tục thoa cho đến khi cảm thấy vết trầy xước đó đã mờ thì dừng lại. Ngay sau đó, người dùng cần lấy khăn mềm và nhúng nước để có thể lau sạch dung dịch này và đợi khoảng 5 phút để cho chúng khô và tiếp tục thực hiện đánh bóng lần 2, rồi cuối cùng phải lặp lại động tác vệ sinh sạch sẽ các khu vực vừa xử lý.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về cách khắc phục và xử lý xe ô tô bị trầy xước nặng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho bạn đọc thêm phần hiểu rõ hơn để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!