Vì bằng là gì?
Vi bằng là gì? Đây là văn bản do Thừa phát lại lập nhằm ghi lại các sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ xét xử trong nhiều mối quan hệ pháp lỹ khác nhau. Những văn bản công chứng thường là giấy tờ giao dịch, các hợp đồng được công chứng viên xác nhận theo quy định của Luật Công chứng do Nhà nước Việt Nam quy định.
Trong Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP chỉ rõ vi bằng có giá trị về mặt pháp lý, đặc biệt có thể được sử dụng trong giải quyết vụ án. Chúng đóng vai trò là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Đối với vi bằng chỉ chấp nhận 1 nội dung sự kiện kèm theo hình ảnh và các tài liệu chứng minh khác.
Trong các giao dịch liên quan đến nhà đất, khách hàng sẽ được Thừa Phát Lại lập vi bằng – vi bằng nhà đất. Tuy nhiên, vi bằng này thường liên quan đến việc giao dịch tiền hay giấy tờ mà không chứng thực việc mua nhà đất. Việc sử dụng vi bằng mua bán nhà đất sẽ không được pháp luật công nhận. Đây là một hình thức lách luật và có thể bị tuyên bố vô hiệu hóa bất cứ lúc nào.
Hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa vi bằng Thừa Phát Lại và công chứng. Hầu hết mọi người đều cho rằng hia loại văn bản này có giá trị pháp lý tương đương nhau. Tuy nhiên, pháp luật do nhà nước ta ban hành không công nhận vi bằng Thừa Phát Lại là loại công chứng có giá trị.
Vi bằng tại Thừa Phát lại lập và những công chứng đến từ các cơ sở chính quyền là hai văn bản có hiệu lực khác nhau. Mỗi loại lại có tính chất và tác dụng riêng.
Những hạn chế đối với vi bằng
Theo Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (luật sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định về vi bằng Thừa Phát lại lập trong giới hạn sau:
Những trường hợp được sử dụng vi bằng Thừa Phát
Mọi người thường sử dụng vi bằng trong những trường hợp sau:
-Giao dịch chuyển nhượng giấy tờ nhà, đất
-Giao nhận, chuyển nhận tiền nhưng không chứng thực điều này
-Các phần giao dịch khác diễn ra trên giấy tờ
Những trường hợp không được sử dụng vi bằng Thừa Phát
Theo Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP, vi bằng Thừa Phát sẽ không có hiệu lực trong những trường hợp sau:
-Những việc có liên quan đến vợ chồng, con đẻ, con nuôi
-Mối quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
-Mối quan hệ anh chị em ruột trong nhà
Tất cả những trường hợp trên đều không được phép sử dụng vi bằng. Và nếu cố tình sử dụng trong trường hợp này thì vi bằng không mang hiệu quả về mặt pháp lý.
Hơn nữa, các trường hợp vi phạm đảm bảo an ninh, quốc phòng hay vi phạm bí mật đời tư đều không được phép sử dụng vi bằng (theo Điều 38 của Bộ luật Dân sự).
Một điểm cần lưu ý đó là những vi bằng của Thừa Phát chỉ hợp lệ khi sử dụng tại nơi có văn phòng Thừa Phát lại lập. Ngoài ra sẽ không có bất cứ trường hợp nào được ngoại lệ.
Như vậy, qua bài viết này người đọc đã phần nào hiểu rõ hơn vi bằng là gì và những điểm hạn chế của vi bằng. Hy vọng, với những thông tin này sẽ đem lại những hiểu biết cần thiết nhất đối với mọi người.
Xem thêm:
- Kt3 là gì? Mục đích và cách đăng ký sổ tạm trú Kt3
- Mã số thuế cá nhân là gì? Cách kiểm tra mã số thuế cá nhân
- Mức lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
- Lãi suất kép là gì? Cách tính lãi suất kép trong kinh doanh cần biết
- Condotel là gì? Loại hình căn hộ condotel là gì?