Van khí nén là gì? Chức năng của van khí nén trong hệ thống máy nén khí
Máy nén khí dần được sử dụng phổ biến tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp sản xuất. Với mong muốn đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, hệ thống van khí nén dần được cải tiến đa dạng hơn để có thể điều hướng cũng như điều khiển luồng khí nén dựa trên nhu cầu sử dụng của hệ thống máy móc. Vậy van khí nén là gì? Bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ gì?
Van khí nén là gì?
Về cơ bản đây là một trong những bộ phận được sử dụng để hỗ trợ người dùng dễ dàng điều hướng, đóng mở khí nén khi có nhu cầu sử dụng. Hầu hết những loại van khí nén đang được sử dụng hiện nay đều hoạt động thông qua sự điều khiển của các ứng dụng trực tuyến. Tùy vào nhu cầu sử dụng của hệ thống máy máy móc mà thiết kế van khí nén sẽ được thiết kế với hình dáng cũng như thông số kỹ thuật khác nhau.
Nhiệm vụ của van khí nén trong hệ thống máy nén khí
Có khá nhiều loại van nén khí đang được sử dụng trên thị trường hiện nay. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như thông số kỹ thuật, mỗi loại van nén khí được sử dụng với những mục đích khác nhau, cụ thể như sau:
– Tác động tới áp suất khí nén
Với mục đích kiểm soát áp suất khí nén được sản sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống máy, van khí nén được sử dụng tại cảng đầu vào. Thường van giảm áp chỉ được trang bị cho hệ thống các máy thu hoặc trên một số các thiết bị lưu trữ không khí để tác động đưa áp suất khí về mức áp lực phù hợp với máy móc cần sử dụng. Như vậy van giảm áp cũng có thể được coi như một chiếc van an toàn được sử dụng cho giai đoạn chuẩn bị không khí.
Xem thêm: Tìm hiểu về van điều áp và các loại van trong máy nén khí
– Điều khiển hướng đi của khí nén
Van khí nén với mục đích điều khiển hướng đi, dòng chảy của khí nén dần trở nên thông dụng hiện nay. Cụ thể loại van này thường được sử dụng dưới hai dạng chính là van khí có điều chỉnh bằng vít hoặc núm vặn hoặc hệ thống van khí chi dòng chảy tự do theo hướng nhất định đồng thời hạn chế việc chạy ngược lại.
Không chỉ tác động để khí nén có thể di chuyển đúng đường truyền mà hệ thống van này còn có thể tác động điều khiển lưu lượng cũng như áp suất của dòng chảy bằng việc thay đổi độ mở của vít hoặc núm vặn. Qua đó khí nén luôn được cung cấp tới máy móc tại đúng vị trí, thời điểm cùng áp suất phù hợp.
Van điện từ máy nén khí là gì? Bộ điều khiển van điện từ là gì?
Bên cạnh những loại van nén khí điều khiển qua ứng dụng, van hơi nén khí, để tăng tính thuận tiện cho người dùng bộ van điện từ máy nén khí cũng dần được khách hàng ưu tiên sử dụng. Van điện từ khí nén là gì? Bộ điều khiển van điện từ đóng mở khí nén có những ưu điểm nổi bật gì?
Van điện từ máy nén khí được sử dụng như thế nào?
Đúng với tên gọi của mình, van điện từ máy nén khí là hệ thống van khí nén được điều khiển dựa trên tác động của dòng điện thông qua việc sử dụng lực điện để đóng, mở van. Thực tế, loại van này đang được sử dụng khá đa dụng từ việc điều chỉnh lưu lượng, tốc độ dòng chảy đến phương hướng di chuyển của khí nén. Thông thường một hệ thống máy nén khí quy mô lớn thường sẽ được sử dụng kết hợp nhiều loại van điện từ ghép với nhau.
Làm rõ những ưu điểm nổi bật của bộ điều khiển van điện từ
Để quá trình cung cấp khí nén đạt được hiệu quả tốt nhất, thường van điện từ được sử dụng kết hợp với bộ điều khiển thông minh. Với sự trợ giúp của bộ điều khiển van điện từ khí nén thao tác điều khiển của người dùng sẽ trở lên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Dưới đây là một số những tính năng hiện đại mà bộ điều khiển này có thể mang đến cho người dùng:
– Điều khiển đơn giản, linh hoạt thông qua thiết bị thông minh.
– Tính năng hẹn giờ, đếm ngược cực tiện dụng.
– Dễ dàng giám sát hệ thống hoạt động của bộ van điện từ thông qua hệ thống thiết bị thông minh được kết nối.
– Bộ điều khiển van điện từ đóng ngắt tự động cực an toàn để sử dụng tại mọi hệ thống máy móc, không gian.
Tìm hiểu về nguyên lý vận hành của van điện từ? Các cách phân loại van điện từ khí nén
Để giúp người dùng hiểu hơn về các loại van điện từ, cùng chúng tôi làm rõ về nguyên lý vận hành cũng như các loại van điện từ khí nén đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhé!
Làm rõ nguyên lý vận hành của van điện từ
Hầu hết các loại van nén khí điện từ hiện nay đều có cấu tạo tương tự nhau nên nguyên lý vận hành của hệ thống van cũng không quá khác biệt. Cụ thể van điện từ thường được cấu tạo gồm một số bộ phận sau: 1 cuộn dây điện gồm lõi sắt và 1 lò xo nén vào lõi sắt. Đồng thời lõi sắt được đặt tỳ vào đầu gioăng cao su.
Trong trạng thái bình thường, lò xo vẫn sẽ ép vào lõi sắt tức đóng van để dòng khí được nén ở áp suất cao không thể đi qua được. Ngay khi xuất hiện dòng điện, một từ trường được tạo hình thành lực hút tác động lên lõi sắt. Khi độ lớn lực tác động đạt tới mức nhất định lớn hơn lực của lò xo là lúc van sẽ được chuyển từ trạng thái đóng sang mở để khí nén có thể đi qua.
Các loại van điện từ phổ biến hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một lớn và đa dạng của người dùng, những sản phẩm van điện từ cũng dần được cải tiến cả từ thiết kế, công dụng đến thông số kỹ thuật. Dưới đây là một số loại van điện từ khí nén tiêu biểu:
– Van điện từ khí nén 220V: Đây là những loại van được cải tiến với thiết kế phù hợp với thông số của mạng điện 220V được sử dụng tại Việt Nam. Ngoài ra người dùng cũng có thể tìm mua và sử dụng van điện từ khí nén 12V, 24V… tùy vào mục đích cùng hệ thống máy nén khí của mình.
– Van điện từ khí nén 5/2: Loại van này được sử dụng phổ biến trên các loại ben hơi 2 chiều, hệ thống xi lanh hoặc bộ điều khiển khí nén. Van điện từ khí nén 5/2 là van sử dụng của và 2 vị trí. Đây là một trong những loại van đảo chiều đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
– Van điện từ khí nén 5/3: Tương tự van 5/2 van điện từ khí nén 5/3 cũng có cấu tạo khá đơn giản gồm 3 vị trí và 5 cửa. Trong đó có 1 cửa khí vào, 2 cửa làm việc và còn lại 2 cửa xả. Loại van này cho phép người dùng linh hoạt điều chỉnh trong quá trình cung cấp khí nén.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tổng kết xong toàn bộ những thông tin chi tiết về bộ van khí nén, van điện từ cũng như bộ điều khiển van điện từ đóng mở tự động tại bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tham khảo và tìm hiểu thông tin.