Tìm hiểu về van điều áp và các loại van trong máy nén khí

Van điều áp nói riêng và các loại van khí nén nói chung đều có vai trò vô cùng quan trọng đối với máy bơm hơi khí nén. Tuy có kích thước khá “khiêm tốn” song chúng lại là những bộ phận không thể thiếu. Để hiểu hơn về các loại van trong khí nén chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết phía dưới.

Khái lược về van điều áp khí nén 

Đối với những người đã làm việc với hệ thống khí nén hẳn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ van điều áp máy nén khí nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về bộ phận tiện dụng này.

van-dieu-ap-may-nen-khi

Van điều áp máy nén khí

Van điều áp khí nén là gì?

Để hiểu van điều chỉnh áp khí nén chúng ta cần làm rõ về van điều áp trước. Đây là tên gọi chung cho loại van điều khiển khí và chất lỏng với nhiệm vụ làm giảm áp suất đầu vào của khí, nước để đạt một giá trị mong muốn ở đầu ra. Đối với nước chúng ta có van điều chỉnh áp suất nước, với máy bơm khí nén thì chính là van điều áp khí nén. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về van điều áp ở máy nén khí.

Trong hệ thống khí nén, van điều áp hay còn được gọi với các tên gọi khác như van giảm áp khí nén, van điều chỉnh áp suất khí nén, van đóng mở khí nén,… Là loại van có nhi   ệm vụ điều chỉnh áp suất đầu ra của khí nén sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Đảm bảo lượng khí nén đầu ra sẽ phù hợp nhất với các thiết bị sử dụng khí nén.

loai-van-chinh-ap-suat-tich-hop-dong-ho

Loại van chỉnh áp suất tích hợp đồng hồ

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, van điều chỉnh áp suất này giúp cho lượng khí nén đầu ra sẽ luôn nhỏ hơn lượng khí đầu vào. Chính vì vậy mà chúng được gọi là van giảm áp chứ không phải là van tăng áp.

Cấu tạo van giảm áp

Vì có kích thước không lớn nên những chi tiết này có cấu tạo gồm một số bộ phận cơ bản như sau:

cau-tao-cua-van-giam-ap-may-nen-khi

Cấu tạo của van giảm áp máy nén khí

  • Đường dẫn khí áp ra
  • Lò xo phụ
  • Đường cấp áp
  • Lò xo chính
  • Vít điều chỉnh
  • Màng đàn hồi
  • Thanh truyền
  • Khoang chứa áp đầu vào và đầu ra

Nguyên lý van giảm áp 

Bộ điều áp khí nén có nguyên lý vận hành dựa trên sự chênh lệch trọng lượng nước trên đĩa đệm và piston. Tỉ lệ đường kính của đĩa đệm cũng như piston có sự khác nhau cho nên sẽ tạo ra hai dao động ngược chiều nhau.

Sự tác động của lò xo cho khả năng điều chỉnh áp suất khí nén đầu ra. Khi piston bị tác động bởi áp lực lớn hơn cùng trọng lượng đối xứng làm cho van điều áo đóng và tạm ngừng hoạt động

vai-tro-cua-van-dieu-khien-ap-voi-may-nen-khi

Van điều khiển áp có vai trò rất quan trọng đối với máy nén khí

Cụ thể, tại vị trí ban đầu van áp suất khí nén mở, độ rộng của cửa ra được thiết lập bởi vít điều chỉnh. Trong trường hợp, nếu áp suất đầu ra tăng lên, áp suất khoang nối với cửa ra của van cũng tăng thì piston điều khiển đi lên làm cho tiết diện của cửa ra giảm khi đó áp suất đầu ra giảm.

Khi áp suất tại đầu ra giảm thì piston điều khiển sẽ đi xuống làm cửa thoát tăng tiết diện đồng thời làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy thì quá trình này làm cho áp suất tại đầu ra gần như không có sự thay đổi. Mọi sự thay đổi áp suất đầu vào và đầu ra đều có sự dịch chuyển của ống trượt. Nhờ đó mà áp suất đầu ra luôn cố định.

Các loại van máy nén khí

Không chỉ có van điều áp, trong hệ thống khí nén còn gồm rất nhiều các loại van để đảm bảo quá trình vận hành của toàn hệ thống.

Van điện từ khí nén

Loại van này còn được biết đến với tên gọi là van đảo chiều có chức năng điều chỉnh dòng khí nén đi qua van bằng cách đóng mở hoặc di chuyển vị trí để thay đổi chiều di chuyển của dòng khí nén.

van-dien-tu-cua-may-nen-khi

Van điện từ của máy nén khí

Tùy vào cấu tạo về số vị trí (chỗ định vị con trượt của van) và số cửa (số lỗ để dẫn khí nén ra hoặc vào) mà chúng ta có một số loại van điện từ khí nén như van 2/2 – hai cửa hai vị trí, van 3/2 – 3 cửa hai vị trí,…

Van bi điều khiển bằng khí nén

Đây là loại van điều khiển bằng khí nén sử dụng áp suất của chính khí nén để tiến hành đóng hoặc mở, điều tiết lưu lượng dòng khí nén đi qua van.

Hiện nay loại van này được chia thành 2 loại là:

  • Van bi điều khiển khí nén dạng ON/OFF: loại này chỉ có thể đóng hoặc mở hoàn toàn van.
  • Van vi điều khiển khí nén tuyến tính: van có thể đóng mở trong phạm vi từ 0 – 90 độ do được kết nối với một bộ Positioner tín hiệu 4 – 20mA.

Van an toàn máy nén khí

Tên tiếng anh của loại van này là Safe valve. Chúng có nhiệm vụ loại bỏ sự gia tăng đột ngột của áp suất khí trong quá trình làm việc. Từ đó đảm bảo mức áp suất khí nén luôn ổn định cho quá trình vận hành.

van-an-toan-may-nen-khi

Van an toàn máy nén khí

Khi ở trạng thái thường, van đóng kín. Chỉ đến khi áp suất khí nén tăng đến một mức độ nhất định, vượt ngưỡng an toàn, lớn hơn lực căng của lò xo thì van sẽ mở. Lúc này, khí nén sẽ thoát ra ngoài, giải phóng áp suất dư thừa trong bình khí nén.

Van một chiều

Trong máy nén khí, loại van này có nhiệm vụ điều phối khí nén đi theo một chiều nhất định, ngăn cản không cho dòng khí nén đi theo chiều ngược lại. Ngoài ra, thiết bị này còn cho khả năng hạn chế sự thất thoát, rò rỉ khí nén, hỏng đường ống dẫn khí,…

Trên đây là một số thông tin khái lược nhất về van điều áp cũng như các loại van điều khiển máy nén khí. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu hơn về các loại van nói riêng cũng như máy nén khí nói chung.

Xem thêm:

  • Van tiết lưu là gì? Các loại van tiết lưu khí nén phổ biến nhất
  • Bạn đã biết gì về van khí nén? Phân loại và tác dụng của nó?
  • Nguyên lý hoạt động và cách khắc phục sự cố của bộ tách nước khí nén 
  • Ống dẫn khí nén là gì? Các loại ống dẫn khí nén
  • Tìm hiểu về xi lanh khí nén 1 chiều, xi lanh khí nén 2 đầu
Bài viết liên quan