Tự phụ là một trong những tính cách của con người và được cho là một tính cách xấu khiến người khác chán ghét. Vậy biểu hiện của tự phụ là gì? Nguyên nhân, tác hại của tự phụ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn nhé!
Tự phụ là gì?
Tự phụ là sự kiêu căng mà con người ảo tưởng về bản thân, xem mình là nhất, luôn coi mình là người tài giỏi nhất. Nên họ luôn kiêu căng, coi điều bản thân mình nói ra là đúng, coi thường mọi người xung quanh.
Nói theo cách khác, tự phụ là một tính từ để miêu tả tính cách của con người. Tự phụ đồng nghĩa với tự cao, tự đại, tự đắc, là những người kiêu căng, đánh giá cao năng lực, thành tích của chính mình.
Người tự phụ tự cho mình quyền không phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực được đề ra trong cộng đồng. Bởi họ luôn ảo tưởng về bản thân, biết mình có chút tài năng và tự cho mình là thiên tài. Tự nghĩ mình với năng lực như vậy phải được mọi người nể phục, ca ngợi và tung hô.
Có thể thấy tự phụ chính là mức độ tự tin quá mức của mỗi người, tới mức làm mờ đi suy nghĩ, ý chí, tự phân tích bản thân của mình.
Tự phụ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào tự cho mình là người giỏi nhất, không ai giỏi hơn mình. Đối với tuổi trẻ thường luôn coi mình là trung tâm, thích thể hiện bản thân, liều lĩnh, sốc nổi. Nhưng một vài cá nhân khi có thành tích, được khen lại tự phụ, nhìn đời bằng nửa con mắt. Đến tuổi trung niên, độ tuổi này sự nghiệp ổn định, có nhiều thành tựu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên coi thường những người có địa vị thấp, những người yếu thế hơn mình.
Biểu hiện của sự tự phụ
Dấu hiệu giúp nhận biết người có tính tự phụ có rất nhiều đó là:
- Tự bản thân cho rằng mình tài giỏi hơn người khác.
- Người có tính tự phụ khi làm được việc gì đó tốt sẽ tỏ ra coi thường người khác, nghĩ bản thân giỏi hơn họ.
- Tự cho là mình đúng, mọi việc, mọi ý kiến đưa ra đều đúng, không có gì phải suy nghĩ lại cả. Ý kiến của những người khác đưa ra đều sai.
- Luôn đề cao bản thân, tự coi mình giỏi hơn những người khác, coi những người xung quanh đều thấp kém, kém cỏi hơn mình.
- Thường hay đổ lỗi sai cho người khác.
- Trong giao tiếp tỏ ra huênh hoang, vênh váo với mọi người.
- Thích thổi phồng mọi chuyện lên dù chuyện đó không đúng sự thật, thích khoe khoang thành tích cá nhân của mình.
- Rất hay tỏ thái độ, cãi ngang, không chịu tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ những người khác.
Nguyên nhân của tính tự phụ là gì?
- Đầu tiên phải nói đến đó là không có tính khiêm tốn trước người khác, không có ý chí cầu tiến hay học hỏi điểm tốt từ người khác.
- Đề cao tính cá nhân, đề cao cái tôi của bản thân quá cao.
Nguyên nhân của tính tự phụ xuất phát từ cái tôi quá lớn, tính chủ quan quá cao
- Cái tôi chủ quan của bản thân quá lớn, có bệnh ngôi sao, luôn nghĩ mình là trung tâm, là người quan trọng nhất.
- Do chịu sự tác động, ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh. Chẳng hạn như khi còn bé luôn được sự bao bọc của bố mẹ, được bố mẹ khen tài giỏi khi làm được việc gì đó dù là nhỏ nhất.
Tự phụ có tác hại như thế nào?
- Tự phụ là một tính cách xấu có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân và những người xung quanh. Tự phụ sinh ra do sự tự mãn, kiêu căng, coi thường người khác. Nó khiến cá nhân đó bị ảo tưởng về tài năng của mình rồi nảy ra thói huênh hoang, khoác lác, bốc phét, khiến mọi người miệt thị, xa lánh.
- Những người tự phụ rất hay tự nói quá về bản thân, thậm chí còn thổi phồng những cái mình không hề có nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Chính điều này khiến họ không tự nhận thức được năng lực của bản thân, nên khó thành công và đặc biệt không được mọi người công nhận, ủng hộ.
- Người có tính cách tự phụ sẽ không biết lắng nghe ý kiến của người khác bởi họ cho rằng mình là người giỏi nhất. Vì vậy, họ không chịu khó học hỏi, trau dồi mà luôn thu mình trong vỏ bọc hào nhoáng do chính mình tạo ra. Do đó, những người tự phụ rất dễ bị lạc hậu, chậm tiến hơn so với người khác. Nên gây ảnh hưởng lớn đến sự thăng tiến trong công việc của họ, khiến họ khó nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo.
- Người tự phụ sẽ không được người khác yêu mến, quý trọng bởi họ luôn thể hiện ta đây hơn người, vô tình tự tạo thành bức màn ngăn cách với người khác. Vì vậy họ sẽ rất cô đơn, bạn bè rất ít, khi gặp chuyện không thể chia sẻ với ai, tự mình giải quyết mà không ai giúp đỡ.
- Cái tôi quá cao khiến người tự phụ cũng rất khó kết bạn nên họ hiếm khi tìm được sự đồng điệu, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau.
Các giải pháp khắc phục tính tự phụ là gì?
Tự phụ là một tính cách xấu có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và mối quan hệ trong cộng đồng. Vì vậy nếu bạn có những biểu hiện của tự phụ nên thay đổi và khắc phục nó để tránh được những tác hại không đáng có xảy ra. Dưới đây là một số giải pháp để khắc phục tính tự phụ giúp bạn tham khảo.
Luôn tôn trọng người khác
Sự tôn trọng dành cho người khác đó là điều quan trọng để hạn chế sự tự phụ trong mỗi người, ngay cả khi năng lực, trình độ của họ có thấp hơn bạn. Bởi cuộc sống biến hóa khôn lường, không ai có thể lường trước được điều gì. Do đó, bạn hãy dành cho người khác sự tôn trọng, chắc chắn bạn sẽ nhận lại sự yêu thương, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
Ngoài ra, sự tôn trọng được xem là yếu tố căn bản để chúng ta gây ấn tượng tốt hơn với bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.
Khiêm tốn
Khiêm tốn là đức tính được nhiều người đề cao và người có tính khiêm tốn luôn nhận được sự tôn trọng của người xung quanh. Nếu là người khiêm tốn, có năng lực sẽ được mọi người công nhận, và họ sẽ coi đó là động lực để cố gắng hơn nữa.
Việc khoe khoang, tự cao chỉ khiến chỉ bạn sống ỷ lại, sống trong sự lười nhác, tưởng tượng của mình mà không có sự cố gắng. Hãy sống khiêm nhường, khiêm tốn, đừng vì một chút chiến thắng, một chút thành tựu mà để bản thân ngủ quên. Đó chỉ là bước đệm nhỏ trong sự nghiệp của bạn và bạn vẫn cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa giúp bản thân hoàn thiện hơn.
Trung thực và thật thà
Một người sống lươn lẹo, hay nói dối khó được người khác quý mến yêu thương. Vậy nên sống trung thực, thật thà trong mọi chuyện, đừng thổi phồng sự thật mà nhất thời nói dối.
Điều này sẽ khiến bạn mất đi sự uy tín, sự tín nhiệm trong mắt người khác. Người thật thà, sống trung thực sẽ luôn được yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ. Do đó, họ sẽ dễ thành công và có nhiều thành tựu trong cuộc sống.
Luôn hòa đồng với mọi người
Người tự phụ luôn có cái tôi cao, luôn có mắt nhìn cao hơn người khác. Do đó, để hòa đồng với mọi người hãy hạ thấp bản thân xuống, thu bớt cái tôi lại để, hạ thấp bản thân xuống. Đối xử hòa nhã với mọi người, chắc chắn bạn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
Phân biệt giữa tự trọng, tự ti và tự phụ là gì?
Tự phụ là gì đã được mình giải thích trong phần nội dung ở trên. Vậy còn tự trọng, tự ti là gì, có gì khác nhau:
- Tự ti: là người cho rằng bản thân mình thấp kém hơn so với những người khác. Họ cho rằng bản thân mình bất tài, yếu kém, vô dụng, yếu đuối. Họ luôn mang trong mình tâm lý sợ gặp phải thất bại nên chả dám làm điều gì. Tự ti khiến cho họ có cuộc sống ngày càng thụt lùi, rất khó đạt được thành công trong công việc.
- Tự trọng: đó là coi trọng danh dự, nhân phẩm của bản thân, là phẩm chất quý báu của con người. Người tự trọng sẽ luôn tự nhận thức đúng đắn về bản thân, biết thế nào là phải – trái, đúng – sai. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ luôn giữ cho mình nếp sự thanh cao, trong sạch, không bao giờ “bán rẻ” danh dự cá nhân.
Qua bài viết trên đây về tự phụ là gì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tính cách này rồi đúng không? Cuộc sống có rất nhiều điều để bạn học hỏi, chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong thế giới bao la rộng lớn này. Do vậy, đừng nên kiêu căng tự phụ, thay vào đó hãy luôn học tính khiêm tốn, thật thà, sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân tốt nhất.