Hiện nay xuất hiện rất nhiều căn bệnh về tâm lý mà mức độ ảnh hưởng của nó không thua kém gì những căn bệnh về thể chất. Một trong số đó có căn bệnh tự lệnh. Vậy thực chất bệnh tự luyến là gì? Tác hại của bệnh tự luyến cũng như cách điều trị ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay về căn bệnh này nhé!
Bệnh tự luyến là gì?
Tự luyến chính là một kiểu tính cách của con người. Họ tự tin và thể hiện việc yêu bản thân, đề cao bản thân mình một cách thái quá. Người tự luyến luôn coi bản thân mình là trung tâm của vũ trụ, luôn nghĩ mình đặc biệt hơn những người khác, sinh ra đã hoàn hảo. Họ luôn bị ám ảnh bởi những gì tốt đẹp của bản thân và muốn người khác phải vây quanh mình cũng như tôn sùng mình.
Bệnh tự luyến có tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder hay còn được gọi với tên khoa học là bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Dưới góc độ khoa học thì đây là một loại bệnh tâm lý, nó thuộc hội chứng rối loạn nhân cách. Người bị bệnh này thường thổi phồng tầm quan trọng của bản thân trước mặt những người khác.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự luyến là gì?
Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh tự luyến này, đó là:
- Môi trường sống
Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những hội chứng ái kỷ đó chính là do môi trường sống tác động. Chính phương pháp nuôi dạy con cái bằng cách nuông chiều quá mức của các bậc cha mẹ sẽ làm hình thành những mầm mống của căn bệnh tự luyến này. Trong thực tế thì có không ít những gia đình yêu thương con cái không đúng cách. Bố mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của trẻ khiến cho chúng lớn lên với suy nghĩ là mọi thứ xung quanh phải tuân theo đúng ý của mình.
Bên cạnh đó thì sự phổ biến của mạng xã hội ngày nay cũng là một yếu tố tác động làm cho nhiều người mắc bệnh tự luyến. Một số người coi các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… chính là sân khấu để họ tỏa sáng bằng những tấm hình selfie lung linh, hông tin về những chuyến du lịch sang chảnh hay những thành tựu mà họ đạt được trong cuộc sống. Hơn nữa, họ còn coi những người like và follow mình chính là những khán giả nhiệt thành. Với những tấm ảnh hàng nghìn like cùng những lời lẽ tán dương ảo khiến cho họ cảm thấy thỏa mãn với bản thân mình. Qua đó, họ tự huyễn hoặc bản thân để rồi bị cuốn vào sự phô trương phù phiếm trên mạng xã hội.
- Gen di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây ra căn bệnh tự luyến. Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng các căn bệnh về tâm lý, trong đó có bệnh tự luyến có thể di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra trường hợp các bậc cha mẹ mà mắc chứng bệnh tự luyến thì khả năng những đứa con của họ có thể mắc chứng bệnh này lên đến 40%.
- Từ tâm sinh lý
Bệnh tự luyến cũng có thể xuất phát từ chính trong ý thức của mỗi người. Những kết nối giữa não bộ cùng với hành vi của người mắc bệnh cũng có thể hình thành nên hội chứng ái kỷ này. Bệnh tự luyến xuất hiện qua những lần mà họ nói dối hoặc thổi phồng sự thật về bản thân mình. Thời gian dài họ sẽ tự xa vào một vòng xoáy của sự ảo tưởng vĩ đại về bản thân.
Những tác hại của bệnh tự luyến là gì?
– Những người mắc bệnh tự luyến luôn muốn được những người xung quanh ngưỡng mộ và tán dương. Họ cũng giống như một khinh khí cầu vậy, luôn cần đốt cháy không khí để bay cao. Vì vậy khi có dấu hiệu của sự không ủng hộ và không thừa nhận thì họ sẽ ngay lập tức phản ứng với nó bằng sự tức giận, những lời chỉ trích khó nghe hay thậm chí là cả một cơn thịnh nộ về phía đối phương. Do đó những người ái kỷ thường được đánh giá tốt vào thời điểm ban đầu về sự hào nhoáng và cả những lời phô trương về bản thân. Nhưng nhìn chung thì họ sẽ không có thiện cảm với đại đa số những người xung quanh. Họ dễ dàng làm tổn thương những người khác và khiến cho mọi người xa lánh họ. Vì vậy mà họ sẽ khó có thể tìm kiếm được những mối quan hệ thân thiết và tri kỷ trong cuộc sống.
– Những người mắc bệnh tự luyến cũng dễ dàng bị tổn thương và ghen tỵ khi họ nhận ra rằng những người khác thực sự giỏi hơn mình. Khi đó thì họ sẽ tìm cách để phê phán, chà đạp những người tốt hơn mình để thỏa mãn bản thân. Điều này có thể dẫn tới những hành vi phi lý trí và thậm chí là vi phạm pháp luật.
– Mặc dù bệnh tự luyến không trực tiếp dẫn tới những hành vi cũng như suy nghĩ cực đoan giống như những người mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tự luyến này lại có khả năng cao mắc phải căn bệnh trầm cảm. Bởi lẽ, một khi mà mọi những người xung quanh xa lánh họ và những lời tán dương đó không còn xuất hiện hay khi mà họ bị tổn thương bởi những người xuất sắc hơn thì họ thường thu mình lại trong một trạng thái tâm lý đơn độc. Từ đó khiến họ dễ mắc thêm chứng bệnh trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết người tự luyến là gì?
Mặc dù bệnh tự luyến này có thể xảy ra ở cả phụ nữ và đàn ông. Tuy nhiên, theo như một số nghiên cứu thì nguy cơ tự luyến thường xảy ra ở đàn ông nhiều hơn. Nhưng nhìn chung người mắc bệnh tự luyến thường có những dấu hiệu sau:
- Luôn đề cao cái đẹp
Những người bị bệnh tự luyến sẽ luôn lấy cái đẹp là tiêu chí sống quan trọng nhất.
Theo như các nghiên cứu cho thấy, những người có biểu hiện yêu bản thân một cách thái quá thì đa phần thường trông rất bóng bẩy và hào hoa phong nhã. Họ luôn chăm chút cho bản thân mình được tốt nhất, xuất hiện với những trang phục ấn tượng, bóng bẩy và luôn tỏ ra hòa đồng với mọi người.
Đối với những người tự luyến thì họ sẽ luôn coi hình tượng đẹp hoàn hảo chính là chuẩn mực của bản thân. Thế nhưng, về lâu dài thì tính cách này sẽ lại dần bộc lộ điểm yếu và khiến họ khác hẳn với những gì mà chúng ta từng gặp lần đầu.
- Luôn muốn nói về bản thân
Dù đang nói về bất cứ một vấn đề gì thì nhưng những người bị bệnh tự luyến luôn có xu hướng ngắt lời hoặc họ sẽ xoay chuyển cuộc trò chuyện nghiêng về bản thân họ. Họ luôn quan niệm rằng, những câu chuyện về bản thân mình đáng được quan tâm nhiều hơn là những thứ khác.
- Tự cho bản thân là giỏi nhất
Những người bị tự luyến thường rất thích những lời khen ngợi và công nhận rằng họ tài giỏi hơn người khác. Họ luôn tự sùng bái bản thân mình là thiên tài, tự đánh giá cao về thực lực và cũng cho rằng các quan điểm của mình đều đúng.
Đồng thời, họ cũng sẽ thấy khó chịu nếu như người khác phủ nhận tài năng của bản thân hay không khám phá được sự thông minh của họ.
Những người bị bệnh tự luyến thường sẽ không chịu tiếp thu các ý kiến đánh giá, sự phê bình hay là góp ý của người khác. Họ luôn tự nhìn nhận bản thân thông thái hơn những ý kiến đó nên rất khó có thể thực hiện được các công việc tập thể tốt.
- Không quan tâm đến cảm nhận của người khác
Những người tự luyến thường sẽ chỉ quan tâm đến bản thân mình và không nghĩ đến mọi việc xung quanh. Lúc gặp khó khăn thì họ đòi sự giúp đỡ, nhưng ngược lại khi người khác gặp khó khăn thì họ sẽ phớt lờ nếu như ai đó nhờ vả.
Cách điều trị bệnh tự luyến
Trong xã hội hiện nay thì những người mắc bệnh tự luyến không cao, cũng không quá nghiêm trọng. Đa phần thì những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ này là các trường hợp nhẹ hoặc là ở mức độ không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, việc chữa trị căn bệnh tự luyến cũng rất khó bởi đây là một chứng bệnh về tâm lý. Đa phần những người mắc bệnh tự luyến đều không cho rằng mình bị bệnh này. Do đó mà họ không tìm đến sự tư vấn cũng như chữa trị từ các bác sĩ hay là các chuyên gia.
Do đó phương pháp phổ biến để chữa căn bệnh tự luyến chính là nhờ vào cách nói chuyện. Theo như các chuyên gia tâm lý thì cách này sẽ đi sâu vào tiềm thức của người bệnh để tìm hiểu được nguyên nhân và tứ đó hướng dẫn họ suy nghĩ theo hướng tích cực và cởi mở hơn.
Liệu pháp tâm lý này chính là phương thức tốt nhất nhằm phối hợp với gia đình, người thân của bệnh nhân trò chuyện, tạo mối quan hệ bền chặt và tin tưởng. Thêm vào đó thì người bệnh còn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập yoga, ngồi thiền hay hạn chế sử dụng mạng xã hội…
Như vậy bạn đã hiểu được phần nào về bệnh tự luyến là gì rồi đúng không nào? Hãy cố gắng kiên nhẫn, giữ vững niềm tin khi gặp những khó khăn, thử thách để tránh mắc phải căn bệnh tự luyến này nhé!