Giải nghĩa: Trốc tru là gì? Khu mấn là gì trong tiếng miền trung?

“Trốc tru là gì? Khu mấn là gì?” là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trên các trang mạng xã hội hiện nay. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết để các bạn hiểu được những phương ngữ miền trung này.

Trốc tru là gì?

Trốc tru là từ lóng được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Để các bạn hiểu rõ hơn về nghĩa của cụm từ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của từng từ:

– Trốc có nghĩa là cái đầu.

– Tru có nghĩa là con trâu.

Như vậy, trốc tru tiếng Nghệ An có nghĩa là đầu trâu. Từ này được sử dụng để nói về những người nghịch ngợm, bướng bỉnh, lì lợm mà người khác nói mãi không chịu tiếp thu.

Ý nghĩa của từ trốc tru trong ngôn ngữ miền Trung

Ý nghĩa của từ trốc tru trong ngôn ngữ miền Trung

Tuy vậy, trốc tru lại không mang sắc thái gay gắt hay chỉ trích nặng nề, từ này thường được dùng với ý nhẹ nhàng hơn và hay được mang ra để trêu đùa nhau.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, từ “trốc” lại không có nghĩa là cái đầu, chẳng hạn như trốc cúi (nghĩa là đầu gối).

Khu mấn là gì?

Sau khi hiểu rõ nghĩa đồ trốc tru là gì, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về về nghĩa của từ khu mấn. Từ khu mấn vốn là từ ngữ đặc trưng của vùng đất Nghệ An. Trong đó:

– Từ khu có nghĩa là mông.

– Từ mấn có nghĩa là váy.

Vậy nên, nếu có ai đó mời các bạn ăn quả khu mấn thì cũng đừng vội mừng và nghĩ nó là một loại quả nhé.

Khu mấn được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người dân Nghệ An

Khu mấn được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người dân Nghệ An

Vào những năm 60, 70 thế kỷ XX, ở Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An – Hà Tĩnh), từ khu mấn được dùng để nói đến phần mông mặc váy đen bằng vải thô của các chị em lao động. Sau những giờ làm việc vất vả, các bà, các cô, các chị sẽ ngồi “tám chuyện” với nhau mà không để ý là mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi cát hay bãi đất khiến cho phần mông bị dính bẩn.

Ngồi càng lâu thì lớp vải ở phần mông sẽ càng dính nhiều đất cát nhìn vừa bẩn vừa ghê. Đây là hành động vô cùng quen thuộc của những bác nông dân thời bấy giờ. Bởi khi đi làm nông về, ai cũng dính bẩn và mệt mỏi nên các bác hay “bạ đâu ngồi đấy”. Do đó, khu mấn là từ dùng để chỉ phần mông váy bị bẩn ấy.

Theo nghĩa bóng, từ khu mấn được dùng để nói về những việc làm hay thái độ về đối tượng mà người người nói vốn không thích.

Ví dụ 1:

– Lê: Cậu thấy cái áo này có đẹp không?

– Trâm: Như cái khu mấn (ý là cái áo không đẹp).

Bên cạnh đó, từ “khu mấn” nhiều khi cũng có nghĩa là nghèo hoặc không có cái gì.

Ví dụ 2:

– Hoàng: Nghe nói nhà bạn giàu lắm?

– Hải: Có cái khu mấn (ý là nhà bình thường, chả có gì).

Như vậy, từ khu mấn trong từng trường hợp và ngữ cảnh cụ thể sẽ có những nghĩa khác nhau. Các bạn nên chú ý để có thể hiểu đúng nghĩa nhé.

Xem thêm: Xao xuyến có nghĩa là gì? Xao xuyến hay sao xuyến thì đúng?

Một số phương ngữ miền Trung thường gặp khác

Những thông tin trên chắc chắn đã giúp các bạn hiểu rõ trốc tru là gì, khu mấn là gì rồi. Bên cạnh những từ ngữ như “khu mấn” hay “trốc tru”, miền trung còn có rất nhiều phương ngữ nghe cực kỳ lạ và rất thú vị.

Một số phương ngữ miền trung thường gặp khác

Một số phương ngữ miền trung thường gặp khác

Nếu các bạn đang có ý định đến thăm hay đến chơi nhà người quen thì hãy ghi nhớ thêm một số từ ngữ dưới đây để không quá bỡ ngỡ.

Cái chủi = Cái chổi Tau = Tao, tớ
Cái đọi = Cái bát Choa = Chúng tao
Chưởi = Chửi Mi = Mày
Cái cươi = Cái sân Hẫn = Hắn, nó
Cái vung/vàng = Cái nắp nồi Lũ bây, bọn bây = Các bạn
Đàng = Đường Ngẩn = Ngốc
Cái nớ = Cái đó, cái kia Trửa = Giữa, trên
Cấy = Cái Bổ = Ngã
Nác = Nước Mần = Làm
Gưởi = Gửi Trấp vả = Đùi

 

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ nghĩa trốc tru là gì, khu mấn là gì và biết thêm một số từ địa phương của miền Trung để khi đến đó không còn bỡ ngỡ nữa.

 

Bài viết liên quan