Tripod máy ảnh là gì? Đây là một trong những trang thiết bị phụ trợ quan trọng nhất đối với những người đam mê nhiếp ảnh. Dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư, các nhiếp ảnh gia đều cần tới sự trợ giúp của Tripod máy ảnh. Đặc biệt là đối với những người chuyên chụp hình phong cảnh, động vật hay phóng viên ảnh thể thao. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về tripod máy ảnh là gì thì hãy cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết sau nhé!
Tripod máy ảnh là gì?
Tripod hay còn gọi là chân máy ảnh, là dạng có 3 chân trụ cùng giá đỡ được dùng cho máy ảnh chuyên dụng. Ngoài ra, còn được dùng để hỗ trợ cho máy ảnh, máy quay hay điện thoại trong việc quay phim, chụp ảnh chuyên nghiệp ở các vị trí không cân bằng hay phục vụ cho việc chụp ảnh, quay hình trong một thời gian dài.
Cấu tạo của Tripod
Cấu tạo Tripod máy ảnh là gì? Tripod máy ảnh bao gồm hai bộ phận chính phần đế gắn máy và phần chân đứng. Phần chân đứng có 3 chân mở rộng giúp ổn định vị trí đặt máy ảnh. Đây cũng chính là ý nghĩa của từ “tripod” – đế 3 chân.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà sẽ có các mẫu chân máy rẻ cho đến đắt tiền. Hơn nữa, một số loại Tripod nhỏ gọn cùng kích thước ngắn và mỏng chủ yếu phục vụ cho các dòng máy tầm thấp và trung hoặc thậm chí là các loại máy quay phim nhỏ. Tuy nhiên, còn loại có kích thước lớn, nặng hơn và chắc chắn hơn sẽ là bạn đồng hành của các loại máy ảnh cơ chuyên nghiệp.
Phân chân của Tripod máy ảnh là gì?
Phần chân có thể tùy chỉnh độ dài bằng các khớp nối. Thông thường, một tripod sẽ có 3 khớp nối. Bạn có thể mở hết các khớp nối để tripod máy ảnh đạt độ dài tối đa hoặc đóng một vài khớp để đạt được độ dài như ý muốn. Ngoài ra chân máy còn có thể thay đổi góc mở của 3 chân. Bạn có thể điều chỉnh góc mở để tránh gây vướng víu hoặc thay đổi độ cao của máy ảnh.
Phần đế được chia thành 2 loại là: Cần điều chỉnh thủ công và Xoay tự do. Bạn có thể lựa chọn loại tripod với phần đế tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình.
Lý do nên sử dụng tripod
Vùng ảnh rõ
Thông thường, khi chụp ảnh với tốc độ an toàn thì sẽ cần mở khẩu lớn hơn cho vùng ảnh được rõ, nhất là khi chụp đối tượng tĩnh cũng như nội thất hay kiến trúc. Đặc biệt, khi chụp đối tượng di chuyển sẽ có thể gây ra một số khó khăn, tuy nhiên để giữ đối tượng đứng yên một vài giây sẽ dễ hơn so với việc giữ yên máy ảnh trong một phần mười giây. Đối với ảnh macro, việc sử dụng tripod sẽ cho ra hiệu quả tốt hơn rõ rệt. Những bức ảnh bạn chụp sẽ có chất lượng vượt trội nhờ vùng ảnh rõ nhỏ hơn và thời gian mở màn trập lâu hơn.
Khi dùng tripod, người dùng có thể hạ thấp độ nhạy sáng (ISO)
Khi sử dụng tripod trong quá trình chụp hình, vùng ảnh rõ nhỏ hơn và thời gian mở màn trập của máy ảnh lâu hơn. Nhờ vậy mà bạn cảm biến có thể nhận được nhiều ánh sáng hơn mà không phải tùy chỉnh ISO máy ảnh lên các mức cao. Việc chỉnh chỉ số ISO lên quá cao sẽ có thể gây nên hiện tưởng sai màu, xuất hiện hiện tượng nhiễu và cho ra thành phẩm là những bức ảnh có chất lượng thấp. Chính vì vậy, sử dụng Tripod chính là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết những vấn đề kể trên.
Cố định góc nhìn
Một ví dụ điển hình là khi bạn phải sắp đặt một mẫu hoặc bộ thiết bị trong studio thì khi sắp đặt, người chụp sẽ phải nhìn qua viewfinder để tuỳ chỉnh mẫu từng chút một. Trong trường hợp nếu máy không được cố định, thì người chụp sẽ không thể chắc chắn đưa được máy vào lại đúng vị trí lúc ban đầu hay không.
Bên cạnh đó, khi chụp bằng máy ảnh khổ rộng cùng một thiết bị thì người chụp vẫn cần phải gắn cố định máy để có thể thực hiện các thao tác kỹ thuật ngay cả khi phơi sáng đủ ngắn để không phải dùng tripod.
Tuy nhiên, khi chụp ảnh HDR hay muốn ghép loạt hình để tạo thành panorama, bạn sẽ cần sự trợ giúp đắc lực của tripod máy ảnh. Nhờ có thiết bị này, bạn có thể chụp được những bức hình liên tiếp nhau với cùng một độ cao. Quá trình ghép hình để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh dạng panorama sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Bạn sẽ không mất thời gian phải kiểm tra và điều chỉnh lại vị trí các bức ảnh sao cho khớp với nhau.
Chụp ảnh chân dung
Đối với một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc chỉnh sửa trực tiếp các yếu tố như người mẫu hay ánh sáng sẽ dễ dàng hơn so với việc ngắm thông qua viewfinder và điều chỉnh thông số của máy. Việc điều chỉnh trực tiếp này sẽ giúp những bức ảnh chân thật và có hồn hơn. Để đảm bảo được góc chụp và điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh hợp lý nhất thì tripod chính là một thiết bị hoàn hảo.
Bạn có thể thoải mái di chuyển và chỉnh sửa các chi tiết khác nhau nhưng vẫn có thể lưu giữ được đúng góc quay chụp như ban đầu.
Tripod máy ảnh giúp giảm thiểu sức nặng của máy ảnh
Mỗi một chiếc máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp có thể nặng từ 2-3 kg cộng thêm ống kính có khối lượng khác nhau. Nếu bạn sử dụng một chiếc lens tele cho máy ảnh, trọng lượng mà tay bạn phải chịu đựng khi sử dụng máy ảnh có thể lên tới 5-6 kg. Nếu thời gian sử dụng dài và liên tục có thể sẽ gây ra những tác hại cho cánh tay của bạn.
Tripod máy ảnh chính là một giải pháp hoàn hảo để có thể giảm thiểu sức nặng mà tay bạn phải chịu đựng. Tripod sẽ chịu hết trọng lượng của máy ảnh và tay bạn sẽ chỉ cần điều chỉnh góc quay chụp cho phù hợp thay vì phải đỡ chiếc máy ảnh có khối lượng lên tới 5-6 kg.
Trong suốt quá trình người dùng setup khuôn hình, điều chỉnh mẫu thì tripod sẽ có nhiệm vụ giúp giữ máy và cố định luôn khuôn hình bạn muốn chụp.
Setup máy lên tripod
Bạn hãy cố gắng lựa chọn địa hình bằng phẳng để dựng tripod thật chắc chắn. Tránh trường hợp đổ ngã khi đang làm việc sẽ có thể gây hư hại tới máy ảnh. Lưu ý kiểm tra các khớp nối ở chân Tripod xem đã cố định trước khi lắp đạt máy ảnh lên đế
Trên đây là bài viết của chúng tôi giới thiệu tới bạn một số thông tin về Tripod máy ảnh là gì. Hy vọng những kiến thức được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn để tìm ra được loại tripod phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu bạn muốn cập nhật thêm những thông tin thú vị về lĩnh vực nhiếp ảnh, đừng quên truy cập website chuthapdoquangninh.org.vn của chúng tôi mỗi ngày nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Gimbal máy ảnh là gì? Lý do nên sử dụng Gimbal
- Hood máy ảnh là gì? Cách sử dụng lens hood máy ảnh
- Filter là gì? các loại kính lọc filter cho máy ảnh