Triều cường là gì? Hiện tượng triều cường xảy ra khi nào, có ảnh hưởng đến thế nào đến đời sống của người dân? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng triều cường, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
Triều cường là gì?
Triều cường là hiện tượng thủy triều dâng cao nhất vượt mốc cảnh báo mực nước thủy triều trong khu vực, thường được tính theo tháng. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu bởi lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất thay đổi, không ổn định.
Triều cường cao gây nên ngập tại các vùng trũng thấp tại các cửa sông, ven biển, bên ngoài đê bao. Điều này làm tăng nguy cơ sạt lở, vỡ đê, các vấn đề về xâm nhập mặn, đặc biệt trong trường hợp kết hợp với nước dâng, sóng lớn do bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa có cường độ mạnh làm ảnh hưởng tới khu vực.
Triều cường hay bị nhầm lẫn với hiện tượng thủy triều, tuy nhiên đây là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Thủy triều là do nước biển, nước sông….lên xuống có thể xác định theo chu kỳ thời gian và phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn.
Hiện tượng thủy triều có 4 giai đoạn là:
- Triều dâng (flood tide): Khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ và làm ngập các vùng gian triều.
- Triều cường (high tide): Là thời điểm nước dâng lên đến điểm cao nhất của đợt thủy triều đó.
- Triều xuống (ebb tide): Xảy ra khi mực nước biển hạ thấp chỉ trong vài giờ và làm lộ ra vùng gian triều.
- Triều thấp (low tide): Xảy ra khi nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.
Từ đó, ta có thể thấy triều cường thường diễn ra theo chu kỳ và có thể dự đoán được.
Triều cường xảy ra khi nào?
Triều cường là hiện tượng tự nhiên xảy ra do sự tương tác giữa Mặt Trăng (là chủ yếu) và Mặt Trời với Trái Đất. Thủy triều thay đổi theo 4 mùa trong năm do khoảng cách của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trên quỹ đạo quay của chúng thay đổi. Do vậy, triều cường sẽ xuất hiện khi Mặt Trăng – Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm thẳng hàng với nhau, thường rơi vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng.
- Ngày 30, 1 âm lịch (tối trời): Mặt Trăng nằm ở vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất.
- Ngày 15, 16 âm lịch (ngày trăng tròn): Mặt Trăng nằm vị trí đối xứng với Mặt Trời qua Trái Đất. Đây cũng là thời điểm Mặt Trăng ở khá gần Trái Đất nên lực nên lực hấp dẫn lên trục cảm ứng dẫn đến hiện tượng triều cường.
Giải thích nguyên nhân gây ra triều cường
Do sự thay đổi vị trí của Mặt Trăng – Mặt Trời và Trái Đất trên quỹ đạo quay nên thủy triều thay đổi 4 mùa. Dẫn đến lượng mưa ước lượng và triều cường cũng theo đó mà xuất hiện tuần tự.
Vào mùa xuân, thu
Ngưỡng thủy triều: Trung bình
Thời gian: 19 tháng 3 âm lịch
Thủy triều ở ngưỡng trung bình do Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng vận hành tương đối cân bằng. Bên cạnh đó, mùa xuân lượng mưa tương đối ít, chỉ rải rác những cơn mưa nhỏ. Còn vào mùa thu lưu lượng mưa lớn hơn nên hiện tượng triều cường mùa thu có phần cao hơn mùa xuân.
Vào mùa hè
Ngưỡng thủy triều: Thấp
Thời gian: Ngày 30, 1, 15, 16 tháng 5 (âm lịch)
Vào mùa hè, khi đó cực âm của Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ ở gần nhau, lực đẩy yếu hơn bình thường. Thời điểm này, Mặt Trăng cũng cách xa Trái Đất hơn so với những mùa khác nên ngưỡng thủy triều cũng thấp hơn. Tuy nhiên, tùy vào lượng mưa của mỗi khu vực mà mức độ ảnh hưởng của thủy triều gây ra cũng có sự khác nhau.
Vào mùa đông
Ngưỡng thủy triều: Cao – Triều cường xảy ra
Thời gian: Tháng 10, 11 âm lịch hàng năm
Vào mùa đông, Mặt Trăng ở vị trí gần với Trái Đất nhất. Lúc này, Trái đất là cực âm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam của Mặt Trời là cực dương. Hiện tượng này ngược lại với mùa hè, Mặt Trăng sẽ chịu tác động mạnh từ hiện tượng này dẫn đến triều cường lên cao hơn.
Ảnh hưởng của triều cường đến đời sống người dân
Triều cường là hiện tượng tự nhiên diễn ra là một điều tất yếu trong đời sống. Tuy nhiên, hiện tượng này có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Ảnh hưởng tích cực
Với sự lên xuống của thủy triều, người dân có thể tận dụng sự lên xuống để phát triển ngành nghề thủy sản, không tốn sức người, sức của. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cao, với sự đóng góp lớn của thùy triểu do các chu trình nước của ao, hồ, kênh, rạch khi thủy triều lên xuống.
Về công nghiệp, người dân có thể tranh thủ thời điểm thủy triều lên xuống để tưới tiêu, tưới ruộng, tiêu úng, rửa mặn, cũng như khử phèn trên từng vùng quy hoạch.
Ảnh hưởng tiêu cực
Vào mùa mưa lũ, triều cường sẽ làm nước thoát chậm, thủy triều đi sâu vào sông khiến cho nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở vùng hạ lưu. Hay trong mùa mưa bão, nước dâng mạnh theo thủy triều, nên triều cường ảnh hưởng đến các vùng ở khu vực đồng bằng ven biển sâu, thủy triều cũng liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển phù sa và làm thay đổi dòng chảy hạ lưu.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu tác động phức tạp của thủy triều cũng như hiện tượng xâm thực nước biển. Bởi do nước dâng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân vùng thủy lợi và nông nghiệp.
Ngoài ra, hiện tượng triều cường còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân. Triều cường tạo ra các áp lực lớn lên hệ thống thoát nước của các vùng đô thị, thành phố khiến cho các tuyến đường bị ngập, thậm chí nước còn tràn vào nhà gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Triều cường là một hiện tượng thiên nhiên khá thú vị và mang nhiều ý nghĩa đối với đời sống của người dân. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về triều cường là gì và các hiện tượng, ảnh hưởng của triều cường để có thể ứng dụng hữu ích hơn trước hiện tượng tự nhiên này.