Trả treo nghĩa là gì? Phải làm gì khi con hay trả treo, cãi hỗn?

Trẻ trả treo có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và các bậc phụ huynh thường bỏ qua điều này. Vậy trả treo là gì? Làm gì khi con cãi hỗn, trả treo? Theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách xử lý tình huống này hiệu quả nhé!

Tìm hiểu trả treo là gì?

Trả treo nghĩa là gì?

Trả treo là hành động cãi lại, đôi co khi bị phê bình hoặc góp ý và cũng có ý không tôn trọng người góp ý. Trẻ nhỏ thường hay tỏ ra ngang bướng và cảm thấy không hài lòng khi cha mẹ không đồng ý với điều mà chúng làm. Do đó trẻ nhỏ thường có xu hướng phản đối lại điều đó bằng cách trả treo, thậm chí chúng còn có cử chỉ hỗn xược với người lớn.

Trả treo là hành động cãi lại, đôi co khi bị phê bình, góp ý

Trả treo là hành động cãi lại, đôi co khi bị phê bình, góp ý

Dù đây chỉ là những hành vi tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng điều này có thể dẫn đến các vấn đề về đạo đức nghiêm trọng. Vì vậy. phụ huynh nên sớm quan tâm và có biện pháp xử lý, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân để có thể giải quyết triệt để.

Trả treo tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh trả treo là “backtalk” được sử dụng để miêu tả sự trả treo hay chống đối khi bị phê bình, góp ý.

Ví dụ: He talks back to her father. (Tạm dịch: Anh ấy trả treo với cả bố của mình.).

Xem thêm:

  • Ăn vạ là gì? Phải làm gì khi trẻ ăn vạ?
  • Năng khiếu là gì? Dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ
  • TOP 10+ trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay, sáng tạo nhất
  • TOP 15+ trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mầm non đơn giản, thú vị
  • 20+ Bài thơ cho bé 2 tuổi hay, ý nghĩa và dễ nhớ nhất

Tại sao trẻ hay trả treo với cha mẹ?

Trẻ thường trả treo bởi nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là muốn thể hiện cái tôi, sự độc lập của bản thân. Do đó, trong khoảng thời gian này con thường muốn được làm theo ý mình và tỏ ra ngang bướng khi phụ huynh phản đối. Ngoài ra, có thể do bé nhìn thấy và học tập theo những người xung quanh nhưng không hề nhận ra như vậy là vô lễ, hỗn.

Trong một số trường hợp khác thì việc trẻ trả treo có thể do chúng cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, buồn ngủ hoặc đói. Những lúc như vậy khiến bé thường dễ nhạy cảm nên có thể vô ý đáp trả, cao giọng lên với bố mẹ mình.

Trẻ trả treo đôi khi do bắt chước từ những người xung quanh

Trẻ trả treo đôi khi do bắt chước từ những người xung quanh

Phải làm gì để xử lý hiệu quả khi con trả treo?

Để xử lý hiệu quả việc bé trả treo thì phụ huynh cần phải bình tĩnh, nhẹ nhàng và tìm các biện pháp phù hợp theo tính cách của bé. Dưới đây là một số lời khuyên để cha mẹ có thể đưa ra các phương pháp dạy hiệu quả trong thời điểm này.

Giữ tâm lý bình tĩnh tránh xảy ra cãi vã

Thường khi bé trả treo lại thì các phụ huynh sẽ cảm thấy tức giận và to tiếng với con ngay lập tức. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tệ hơn và có thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã lớn. Do đó, những lúc như vậy cha mẹ cần phải giữ được bình tĩnh đồng thời thể hiện ý kiến của mình.

Chúng ta chỉ cần giảng giải để cho con hiểu rằng điều chúng đang làm là sai. Đồng thời phụ huynh cũng nên nhẹ nhàng chỉ ra việc trả treo lại với người lớn là hành động không đúng, cần phải sửa đổi, không được tái diễn.

Giữ sự bình tĩnh và nhẹ nhàng giảng giải cho con hiểu

Giữ sự bình tĩnh và nhẹ nhàng giảng giải cho con hiểu

Tìm ra nguyên nhân khiến trẻ thường trả treo

Trước khi đưa ra bất cứ biện pháp nào để xử lý thì bố mẹ nên tìm hiểu và xác định xem nguyên nhân nào khiến cho trẻ dẫn đến hành vi như vậy. Có thể là do chúng đang cáu kỉnh, nhưng nếu việc này đến từ việc con bắt chước theo những người xung quanh thì bạn cần có biện pháp để giải quyết sớm nhất có thể.

Ghi chép lại tần suất trả treo của con

Bạn cần ghi nhớ lại những lần bé trả treo và cãi lại. Nếu chuyện này xảy ra không thường xuyên có thể nguyên nhân do bé đang căng thẳng mệt mỏi hoặc thiếu ngủ. Nhưng nếu trẻ thường xuyên trả treo thì cha mẹ nên xem lại để điều chỉnh sớm cho con vì đó có thể là dấu hiệu về sự sai lệch trong nhận thức của trẻ.

Cha mẹ nên làm tấm gương tốt để trẻ noi theo

Trẻ nhỏ khi ở những giai đoạn đầu đời thường có hành động bắt chước theo lời nói, hành động của bố mẹ. Do vậy, phụ huynh nên có những hành động chuẩn mực để làm tấm gương tốt cho con, không nên to tiếng, nói ra những lời thiếu sự tôn trọng người khác.

Lắng nghe con

Hãy thể hiện cho con biết rằng cha mẹ luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con nếu con biết lễ phép và đúng mực. Qua đó, sẽ giúp bé hiểu rằng mình không phải lớn tiếng đáp trả để nhận được sự chú ý. Dần dần sẽ giúp con nhận ra việc cư xử đúng mực là điều rất quan trọng.

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con

Kiểm tra nội dung mà bé xem hàng ngày

Ngày nay phương tiện truyền thông rất phát triển nên bé có thể sẽ học được các thói xấu trên tivi hay Internet. Vì vậy, bố mẹ nên kiểm tra nội dung chương trình mà bé hay xem. Từ đó, hướng dẫn con theo dõi những nội dung phù hợp, lành mạnh với độ tuổi của mình hơn.

Ghi nhớ trả treo là một phần trong quá trình trưởng thành của con

Dù lúc bé trả treo, cãi lại cha mẹ sẽ khiến cho phụ huynh cảm thấy bực bội, khó chịu nhưng nhớ rằng đây cũng là một phần trong quá trình trưởng thành của con. Khi lớn lên, trẻ sẽ cần phải thể hiện ý kiến của bản thân. Trước khi tức giận hay có những thái độ tiêu cực thì chúng ta phải nhớ rằng đó không hẳn là sự công kích mà chỉ là cách để trẻ thể hiện ý kiến của mình.

Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia

Dù cha mẹ đã cố gắng hết sức nhưng nếu con vẫn tiếp tục cãi lại thì lúc này cha mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Bạn có thể đưa bé đến thăm khám  bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia về hành vi để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ hành động như vậy và biện pháp cải thiện hiệu quả.

Hy vọng, bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về trả treo là gì; cùng với đó là các nguyên nhân và cách xử lý thích hợp khi con có thái độ trả treo, cãi hỗn. Qua đó, cha mẹ sẽ biết cách để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách ngày càng tốt hơn nhé!

Bài viết liên quan