Tiểu sử Mạc Đĩnh Chi: Lưỡng Quốc Trạng Nguyên của Việt Nam

Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng với những giai thoại lịch sử  về tài cao học rộng. Vậy Mạc Đĩnh Chi là ai? Sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu? Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu qua tiểu sử và những câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi trong bài viết dưới đây nhé!

Mạc Đĩnh Chi là ai?

Mạc Đĩnh Chi là một vị quan đại thần, nhà ngoại giao nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông thi đỗ trạng nguyên vào đời vua Trần Anh Tông năm 1304. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là người ham học, thông minh, nhưng lại có tướng mạo xấu xí nên thời gian đầu không được vua trọng dụng.

Mạc Đĩnh Chi - trạng nguyên nổi tiếng của Việt Nam

Mạc Đĩnh Chi – trạng nguyên nổi tiếng của Việt Nam

Nhờ sự hiểu biết sâu rộng, thông minh, trí tuệ hơn người nên Mạc Đĩnh Chi đã được cử đi làm sứ Trung Quốc năm 1308. Trước triều thần nhà Nguyên, ông đã tỏ rõ khí phách, tài năng cũng như tài ứng đối linh hoạt của mình và nhiều câu chuyện đã trở thành các giai thoại nổi tiếng của ông.

Xem thêm:

  • Chu Văn An là ai? Tóm tắt tiểu sử Thầy Chu Văn An
  • Bình Tây Đại nguyên soái là ai? Tìm hiểu về Khởi nghĩa Trương Định
  • Danh nhân văn hóa thế giới là gì? Chuyện kể về danh nhân thế giới

Tóm tắt tiểu sử Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu?

Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, tên tự là Tiết Phu, ở làng Lũng Động, nay thuộc Chí Linh, Hải Dương. Tương truyền khi còn nhỏ ông đã mồ côi cha, hàng ngày phải vào rừng đốn củi, kiếm sống, nuôi mẹ. Tuy nhiên, vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc và khinh rẻ.

Từ nhỏ Mạc Đĩnh Chi đã chăm chỉ học tập

Từ nhỏ Mạc Đĩnh Chi đã chăm chỉ học tập

Từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập bởi ông biết chỉ có học mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Sau đó, với tài văn chương của mình ông đã được Chiêu Quốc Vương nhận làm đồ đệ và chu cấp cho tiền ăn học thành tài giúp ích cho đời.

Mạc Đĩnh Chi làm quan và hoạt động dưới 3 triều vua nhà Trần đó là: vua Trần Anh Tông (1293-1314), vua Trần Minh Tông (1314-1329), vua Trần Hiến Tông (1329-1341).

Sự nghiệp của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

  • Thi đỗ trạng nguyên

Khoa thi năm Giáp Thìn 1304, Mạc Đĩnh Chi được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên khi gặp vua Trần Anh Tông, thấy tướng mạo xấu xí nên không muốn cho ông đậu Trạng Nguyên. Sau đó,  Mạc Đĩnh Chi đã làm bài phú ví mình như cây sen trong giếng ngọc. Vua Anh Tông xem xong khen ông là thiên tài và ban cờ biển vinh quy, năm đó Mạc Đĩnh Chi tròn 20 tuổi.

  • Đấu trí ngay trên đất địch

Năm 1308, Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang nhà Nguyên làm sứ giả. Ban đầu với vẻ ngoài thấp bé, xấu xí của mình ông đã bị khinh thường. Tuy nhiên, khi vua Nguyên ra câu đối thử tài Mạc Đĩnh Chi thì ông đã đối đáp rất giỏi, được khen ngợi là bậc kỳ tài, khiến quân thần nước Nguyên đều khâm phục.

Mạc Đĩnh Chi là bậc kỳ tài được quân thần nước Nguyên khâm phục

Mạc Đĩnh Chi là bậc kỳ tài được quân thần nước Nguyên khâm phục

  • Trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Thời gian Mạc Đĩnh Chi đi sứ, trong một buổi chầu có cả sứ thần Cao Ly ở đó, vua Nguyên liền mời Mạc Đĩnh Chi và sứ thần Cao Ly cùng làm thơ vịnh và đề lên quạt. Và bài thơ của ông đã được vua Nguyên khen nức nở, khâm phục trước tài năng của viên sức nên lại càng quý mến ông. Sau đó, vua Nguyên đã không ngần ngại phê vào quạt 4 chữ “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.

  • Lấy vợ Cao Ly và hậu duệ xưng đế

Theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại thì Mạc Đĩnh Chi là một người sống đạm bạc và rất liêm khiết. Thời Hiến Tông, Mạc Đĩnh Chi trong thời gian ở Yên Kinh đã kết thân với sứ thần Cao Ly. Vị sứ thần này vì mến mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi, nên đã mời ông sang Cao Ly chơi và gả cháu gái cho.

Sau đó, 2 người đã có với nhau một con gái và một con trai. Về sau hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly, lập ra một dòng tộc ở đây. Và sau này cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đăng Dung đã lật đổ triều vua Lê và thành lập nhà Mạc. Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã truy tôn Mạc Đĩnh Chi làm Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế và nhà Mạc tồn tại trong suốt 150 năm với 4 đời vua.

Những câu chuyện nổi tiếng về Mạc Đĩnh Chi về tài đối ứng

Câu đố ở quan ải

Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi nhận được chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Tuy nhiên, khi đó trời mưa tầm tã khiến cho việc đi lại khó khăn nên đến quan ải chậm mất 2 ngày. Quan coi ải khi đó một mực không cho qua,  Mạc Đĩnh Chỉ bực lắm, định quay trở về nhưng nghĩ lại mệnh vua mình gánh vác chưa trọn nên đã ở lại xin đi.

Ngẫm nghĩ hồi lâu, quan coi ải nói: “Nghe nói ngài là người có tài văn chương? Vậy giờ tôi ra một vế đối, nếu đối được thì tôi sẽ mở cửa ải, không thì xin mời ngài quay lại.”

Câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi đối đáp để qua cửa ải

Câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi đối đáp để qua cửa ải

Sau đó viên quan ra đối: “Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan” (Nghĩa là đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng không cho khách qua). Mạc Đĩnh Chi không cần suy nghĩ bèn đối ngay: “Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”. (Nghĩa là ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước). Trước đối đáp của ông khiến cho quan coi ải phục tài và đã mở cửa để ông đi qua.

Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi: Giải oan ở giếng nước

Một buổi chiều hè, trời nắng nóng như đổ lửa, Mạc Đĩnh Chi cùng mọi người đi qua quán nước và nghỉ ngơi tại đây. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, cách quán là một cái giếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết một câu 5 chữ: “Ngân bình, kiên thượng tị” (Nghĩa là Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm).

Thấy lạ, ông đã hỏi và bà cụ kể rằng có một cô gái bán nước học hành giỏi giang nên một anh học trò muốn ngấp nghé, hay ghé vào uống nước và tìm lời trêu ghẹo. Sau đó, cô gái nói rằng nếu đối được câu đối mà ông học trò kia giải được thì sẽ tình nguyện nâng khăn sửa túi, nhưng nếu không được thì đừng qua làm gì nữa. Và kết quả là anh học trò không đối lại được và ít lâu sau thì người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức mọi người giải đố nhưng chưa có ai làm được.

Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi đã cười và bèn đọc: “Kim tỏa, phúc trung tu” (Nghĩa là khóa vàng, râu trong bụng, ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa). Và ông sai người viết câu ấy lên thành giếng bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều cảm thấy khâm phục vì ông đối quá giỏi.

Tiếng sấm đất

Tin Mạc Đĩnh Chi, là một sứ giải An Nam đối đáp nhanh nhẹn, hay chữ đã truyền đến triều đình nhà Nguyên. Cả triều đình bàn tán, kẻ thì bảo phải làm cho y bẽ mặt, cho y một vố thật đau. Cuối cùng, viên Thừa tướng bày mưu: “Thần nghĩa ra một kế, khi hắn ta đến, cả triều đình hãy mang mũ áo cân đai chỉnh tề ra đón, sai cả cung phi, thị tì ra để mua một trận cười”.

Vua Nguyên sốt ruột hỏi: “Đó là kế gì? Nói trẫm nghe đi đã”. Thừa tướng nói: “Thưa bệ hạ, ở cổng thành, ta cho đào 1 chiếc hố tròn, sâu, trên bịt da để làm như một chiếc trống. Khi hắn đến thì sai người gõ trên mặt trống sẽ giống như tiếng động đất. Làm như vậy, hắn ta và tùy tòng sẽ sợ, ngựa xe kinh hãi mà chạy tán loạn.” Nghe vậy, Vua Nguyên và quần thần hí hửng và làm theo.

Mạc Đĩnh Chi đối đáp nhanh nhẹn khiến vua Nguyên phải khen ngợi

Mạc Đĩnh Chi đối đáp nhanh nhẹn khiến vua Nguyên phải khen ngợi

Đoàn sứ giả đi đã lâu ngày, dãi nắng, dầm mưa nên ai đấy đều mệt mỏi, kiệt sức. Khi trông thấy thành trì nhà Nguyên trước mặt, mọi người vui sướng cảm thấy như trút được gánh nặng, làm nỗi mệt nhọc dần dần tan biến đi. Họ hồ hởi bước tới cổng thành, thì thấy cờ thành rợp trời, người đông nghịt 2 bên. Vua Nguyên mặc áo bào đỏ, đang ngồi trên đỉnh gác cổng thành.

Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ bộ vừa đi đến thì nghe tiếng trống dội vang dưới chân. Con ngựa mà Mạc Đĩnh Chi cũng sợ ngã quỵ cả xuống đất. Cả triều đình nhà Nguyên khoái chí, reo hò ầm ĩ, đắc trí, cười tít cả mắt.

Lúc ấy Mạc Đĩnh Chí bối rối nhưng trấn tĩnh lại được và không thèm đến xỉa đến vua Nguyên, cau mặt lại đáp: “Có gì mà các ngài cười? Mùa này làm gì có sấm đất, có tiếng động lạ tôi cho ngựa quỳ xuống lắng tai nghe xem có phải sấm đất chăng?.” Ở trên lầu cao vua Nguyên phải gật đầu khen: “An Nam trạng nguyên quả là nhanh trí”.

Trên đây là những tổng hợp về Mạc Đĩnh Chi là ai và tiểu sử cũng như các câu chuyện nổi tiếng của ông. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi một danh nhân Việt Nam được người dân yêu mến và kính trọng.

Bài viết liên quan