Con người thường tự phân loại mình thành những loại người khác nhau hạ đẳng, thượng đẳng, trung đẳng,… Mỗi loại lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy hạ đẳng là gì? thượng đẳng là gì? Dấu hiệu của một người thượng đẳng là gì, chúng ta hãy đi tìm hiểu.
Thượng đẳng là gì?
Thượng đẳng là từ chỉ cấp bậc/thứ bậc cao cấp. Hay nói sâu xa hơn thì đó là những người ưu tú hơn người khác, có năng lực, hành động và suy nghĩ hơn người. Người thượng đẳng dù gặp việc gì cũng sẽ muốn bỏ thêm tâm sức vào để hoàn thành cho tốt, tự mình thực hiện, điềm đạm không nóng nảy và có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người.
Tuy nhiên, hầu như mọi người lại hiểu chủ nghĩa thượng đẳng theo một khía cạnh khác. Họ cho rằng thượng đẳng là những người tự cho mình quyền hơn người. Các ví dụ điển hình nhất về thượng đẳng có thể kể tới đó là: phân biệt chủng tộc/sắc tộc/giới tính,…
Ngoài ra, một số ít người khác lại cho rằng thượng đẳng thực chất chỉ là một chủ nghĩa thấp kém, có tỉ lệ nghịch giữa niềm tin và chỉ số thông minh của bản thân.
Thượng đẳng tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, “thượng đẳng” được gọi là superiority.
Hạ đẳng là gì?
Hạ đẳng là từ nói về sự thấp bé hoặc là địa vị thấp kém, dung tục, không cao nhã, hèn mọn. Có thể nói người hạ đẳng là những kẻ tiểu nhân, hèn mọn. Những người này chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm mọi chuyện, thậm chí cả chuyện xấu chỉ để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
Ví dụ: Người Bắc Âu vẫn luôn quan niệm cho rằng họ là người văn minh thượng đẳng còn người thổ dân là người hạ đẳng.
Dấu hiệu của một người thượng đẳng
Người thượng đẳng là những người thường nói điều hay và làm việc tốt. Người thượng đẳng là loại người mà cả nhân loại muốn hướng đến, nếu như bạn muốn trở thành một người thượng đẳng, được nhiều người mến mộ thì cần phải có đủ các đặc điểm sau:
– Khi đắc ý hoặc khi hài lòng thì đừng quá cuồng vọng, cuồng tất sẽ dẫn đến kiêu, mà kiêu thì chắc chắn sẽ bại. Đó cũng chính là mầm mống dẫn đến thất ý.
– Khi thất ý thì đừng quá bi thương, vì con người bi thương thì sẽ yếu lòng, yếu lòng thì tất sẽ suy sụp, một khi đã không gượng dậy nổi thì chính là đã không tôn trọng sinh mệnh của mình.
– Mọi sự nên tùy duyên, không nên quá cưỡng cầu. Khi thuận theo tự nhiên, thích ứng với hoàn cảnh thì mới có thể khiến tâm tình tốt đẹp.
– Đừng quá khắt khe và đòi hỏi quá nhiều ở người khác, những việc bản thân không muốn làm thì cũng đừng áp đặt lên người khác. Ngoài ra, cũng đừng quá khắt khe với bản thân, những việc không muốn làm thì cũng đừng áp đặt bản thân, hãy để tự nhiên.
– Con người cao ở chữ “nhẫn”. Trong mọi việc nếu có thể “nhẫn” thì phẩm chất cũng tự nhiên được cao.
– Con người quý ở “thiện”. Trong cuộc đời luôn tích đức, hành thiện thì mới là đáng trân quý.
– Một người hơn người khác ở chỗ “ngộ”. Một người có thể hiểu thấu được nhân sinh thì mới là kẻ kiệt xuất, hơn người.
– Đời người, “công danh lợi lộc” cũng chỉ giống như mây khói thoảng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào, duy chỉ có “tiếng thơm” là được lưu truyền mãi ngàn năm.
– Người mà luôn hạ thấp người khác để tìm cách nâng mình lên hoặc nâng mình lên để dìm thấp người khác thì chỉ là tiểu nhân, không đáng được người đời tôn trọng.
– Người mà khiêm tốn, biết “nâng người hạ mình” mới là bậc quân tử. Cũng là điều mà các bậc quân tử nên hướng tới.
– Người đa nghi tất sẽ có lúc sinh thị phi. Người có quá nhiều lo lắng sẽ sinh ra phiền não. Người quá nhiều suy tư, và hoài niệm sẽ sinh ra u buồn. Người quá nhiều oán hận tất sinh ra những căm phẫn, uất ức.
– Một khi tâm bình thì khí sẽ thuận, khi tâm loạn thì mọi sự sẽ rối. Tâm thái của một người khi bị mất cân bằng thì mọi sự sẽ bị lệch lạc.
– Đối với người thiện, người tốt thì cung kính, còn đối với người ác, người xấu thì nghiêm khắc. Đối với người tài thì khiêm tốn, đối với bạn thì độ lượng, đối với người hèn yếu thì khoan dung và giúp đỡ.
Trên đây là nội dung chia sẻ về hạ đẳng là gì, thượng đẳng là gì, người thượng đẳng là gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc phân biệt được rõ hai khái niệm này và nhận biết được các dấu hiệu của một thường thượng đẳng.