Thực vật hạt trần là loài thực vật có khả năng tái tạo chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thực vật hạt trần là gì, chúng có đặc điểm, môi trường sống và hình thức sinh sản như thế nào qua bài viết dưới đây.
Thực vật hạt trần là gì?
Thực vật hạt trần là một nhóm thực vật không có hoa, chứa các hạt có cấu trúc tương tự hình nón và không được bao bọc trong quả. Các hạt không được hình thành trong noãn hay bên trong quả như ở thực vật hạt kín, mà chúng được tìm thấy trên các vảy bắc của lá nón hoặc cấu trúc tương tự.
Trong các hệ thống phân loại cũ, thì thực vật hạt trần được coi là nhóm “tự nhiên”. Tuy nhiên, các phát hiện hóa thạch thì chỉ ra rằng thực vật hạt kín đã tiến hóa từ tổ tiên là thực vật hạt trần. Điều này làm cho thực vật hạt trần là một nhóm cận ngành nếu như tất cả những đơn vị phân loại đã tuyệt chủng được hợp chung vào.
Các miêu tả phân nhánh học hiện đại chỉ chấp nhận các đơn vị phân loại là đơn ngành, có thể truy ngược tổ tiên chung và bao gồm tất cả những hậu duệ của tổ tiên chung đó.
Do đó, trong khi thuật ngữ thực vật hạt trần vẫn được sử dụng rộng rãi cho những loài thực vật có hạt không phải là thực vật hạt kín, thì các loài thực vật đã từng được coi là thực vật thông thường được sắp xếp lại trong 4 nhóm. Mỗi nhóm trong 4 nhóm này có cấp bậc tương đương với đơn vị ngành trong phạm vi giới thực vật. Các nhóm này gồm: Thông, bạch quả, tuế, dây gắm, ma hoàng,….
Phân loại ngành hạt trần
Thực vật hạt trần xuất hiện trên Trái Đất vào đầu Kỉ Devon thuộc Đại Cổ sinh. Đến Đại Trung sinh chúng phát triển mạnh mẽ với khoảng 20.000 loài. Hiện nay có nhiều loài đã bị tuyệt chủng, chỉ còn khoảng 700 loài. Về nguồn gốc, Thực vật Hạt trần phát sinh từ Thực vật có bào tử khác nhau của nhóm Dương xỉ.
Ngành Hạt trần có 6 lớp. Cụ thể:
- Lớp Dương xỉ có hạt (Lyginopteridopsida): là lớp cổ nhất và đã bị tuyệt chủng.
- Lớp Tuế (Cycadopsida).
- Lớp Lá quạt (Ginkgoopsida): chỉ còn 1 loài được trồng là Ginkgoa biloba.
- Lớp Thông (Pinopsida).
- Lớp Á tuế (Bennettiopsida): đã tuyệt chủng.
- Lớp Dây gắm (Gnetopsida).
Ví dụ về thực vật hạt trần
- Cây thông: Cây thông là một trong những loài cây hạt trần phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có thể phát triển đến chiều cao 80m và tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.
- Cây vạn tuế: Cây vạn tuế ( Cycas revoluta) còn gọi là cây cây đuôi phượng, có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản. Chiều cao từ 2 -4; lá màu xanh đậm mọc thành vòng xung quanh đỉnh thân cây, có tuổi thọ hàng trăm năm.
- Cây vân sam trắng: Cây vân sam trắng là một loài cây hạt trần có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng có thể phát triển đến chiều cao 20m và tuổi thọ lên đến 1000 năm
- Cây tuyết tùng: Cây tuyết tùng là một loài cây hạt trần có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Chúng có thể phát triển đến chiều cao 60m và tuổi thọ lên đến 2000 năm
- Cây kim giao: Cây kim giao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có chiều cao lên đến chiều cao 40m và tuổi thọ lên đến 1000 năm. Hạt chứa 30% dầu có thể ép dùng trong công nghiệp. Cây thường xanh, tán dẹp được trồng làm cảnh.
- Đỉnh tùng: Gỗ có chất lượng cao, chịu mối mọt, được sử dụng làm đỗ gỗ cao cấp, đồ mỹ nghệ và cán công cụ.
- Bách tán: Trồng làm cây cảnh, có thể gieo hạt hay giâm cành. Cây cho gỗ quý dùng trong xây dựng.
- Pơ mu: Gỗ tốt dùng làm nhà, làm đồ gỗ và đồ mỹ nghệ. Là nguồn tinh dầu có giá trị. Hạt được biết là có thể dùng làm thuốc.
- Trắc bách diệp: Có tác dụng an thần, nhuận tràng, sát trùng, táo bón, cầm máu,…
- Dây gắm: là loại thân leo trườn hóa gỗ, mọc cao, thân dài tới 10 – 12m, sinh sống và phát triển mạnh ở những vùng núi cao. Cây thường quấn vào những cây lớn.
- ……..
Đặc điểm của thực vật hạt trần
Đặc điểm cấu tạo chung của thực vật hạt trần như sau:
Cơ quan sinh dưỡng
- Thân gỗ, cành xù xì có màu nâu (có vết sẹo sau khi lá rụng).
- Lá hình kim, mọc khoảng 2-3 lá trên một cành con ngắn, có vảy nâu bọc ở bên ngoài.
- Ít đa dạng, ít tiến hóa.
Cơ quan sinh sản
- Nón đực: Nhỏ, mọc thành từng cụm, có màu vàng. Nhị (vảy) mang 2 túi phấn có chứa hạt phấn.
- Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, có màu nâu. Lá noãn (vảy) có 2 noãn. Nón khi chưa có bầu nhụy mà chứa noãn thì không được coi là một bông hoa.
- Hạt nằm lộ bên trên lá noãn hở nên có tên gọi là hạt trần.
Theo kết quả điều tra thực địa ở nước ta, các loài hạt trần tập trung chủ yếu ở khu vực Tây và Tây Bắc tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Đây là khu vực giáp biên giới, rừng còn nguyên vẹn và địa hình hiểm trở, ít bị tác động bởi con người. Thực vật hạt trần phân bố ở đai cao từ 700m trở lên, đây là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh cây, lá rộng hỗn giao lá kim hoặc các khu vực có tính chất rừng ở nhiệt đới thường xanh.
Chu trình sinh sản của thực vật hạt trần
Cây hạt trần là bị bào tử, chúng tạo ra tiêu bào tử được phát triển thành hạt phấn hoa và đại bào tử được giữ lại trong noãn. Sau khi kết hợp đại bào tử và tiểu bào tử (thụ phấn) thì sẽ tạo ra phôi. Cùng với tế bào khác cấu thành nên noãn và phát triển thành hạt, hạt ở thể bào tử ở trạng thái nghỉ.
Thực vật hạt trần có vai trò gì?
Với ѕố lượng không nhiều ᴠà chỉ phân bố tập trung ở một ѕố khu ᴠực nhất định, thế nhưng thực vật hạt trần mang lại rất nhiều giá trị kinh tế khác nhau. Chúng phục ᴠụ cho đời ѕống con người chẳng hạn như: giá trị ᴠề kinh tế, ѕinh thái, thương mại, bảo tồn ᴠà ᴠăn hóa хã hội.
Câу hạt trần cung cấp lượng gỗ rất lớn phục ᴠụ cho nhu cầu ѕản хuất của con người. Có thể kể đến tên một ѕố loại câу hạt trần có giá trị ѕử dụng cao trong ngành хâу dựng ᴠà хuất nhập khẩu như là: hoàng đàn, Pơ mu,…
Các loại câу hạt trần có giá trị thực tiễn như sau:
- Cho gỗ tốt ᴠà thơm: hoàng đàn, thông đỏ
- Có dáng đẹp để làm cảnh: trắc diệp, bách tán
- Làm đồ mỹ nghệ: kim giao
Ngoài ra, một ѕố loài thuộc họ hạt trần còn được coi là hóa thạch ѕống trên trái đất như: thông nước, thủу tùng, là các loài câу đặc hữu tại Việt Nam.
Ở nước ta, các loài câу hạt trần tự nhiên hiện đang bị đe dọa ở mức độ nhất định. Đa phần là các loài câу cho gỗ quý, thích hợp sử dụng trong ngành хâу dựng, ѕản хuất ѕản phẩm mỹ nghệ. Bên cạnh đó, còn một ѕố loài thì được dùng làm hương liệu ᴠà có dược tính được ѕử dụng trong у học cổ truyền lẫn hiện đại cũng đang bị khai thác trái phép.
Phân biệt thực vật hạt trần và ngành hạt kín
Thực vật hạt trần | Thực vật hạt kín | |
Giống | Là thực vật bậc cao, sống trên cạn.
|
|
Khác | Chưa có hoa (nón), quả. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (hạt hở). |
Có hoa, quả thật. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). |
Cơ quan sinh dưỡng không đa dạng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim | Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, lá đơn, lá kép,.., thích nghi với môi trường sống. | |
Hạt của cây hạt trần nằm trên lá noãn hở | Cơ quan sinh sản là hoa quả hạt, hạt được nằm trong quả nên được bảo vên khỏi tác động của môi trường |
Như vậy, qua bài viết trên đây chắc rằng các bạn đã hiểu được thực vật hạt trần là gì cùng một số thông tin thú vị về loài thực vật này. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn tham khảo: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-ho-chi-minh/thuc-vat-hoc/nganh-hat-tran-gymnospermae/49111843