Thiên Địch là loài động vật có vai trò rất quan trọng đối với các loại cây trồng nông nghiệp của bà con nông dân. Vậy thiên địch là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết từ về những loài này qua các thông tin bên dưới đây.
Thiên địch là gì?
Thiên địch là các loài động vật mang đến lợi ích trong việc diệt trừ các loại sinh vật có hại nhằm bảo vệ mùa màng cho nông nghiệp.
Ví dụ về thiên địch :
- Thiên địch của gián là: Chim, ếch, thằn lằn và nhện.
- Thiên địch của loài rắn là: cầy mangut nhờ khả năng kháng độc
- Thiên địch của ruồi vàng: Chuồn chuồn, Bọ ngựa
- Thiên địch phổ biến trong nông nghiệp: chuồn chuồn, cóc, bọ rùa, chim sâu, cú, mèo, rắn, nhện, bọ ngựa,…
Thiên địch là những loài động vật được sử dụng nhằm hạn chế lượng thuốc trừ sâu. Đây cũng là một trong những giải pháp sinh học được áp dụng để bảo vệ môi trường.
Ngày nay, thiên địch được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ sẽ có những nhóm khác nhau. Chúng sẽ ăn hoặc gây hại cho các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng hiện nay. Đồng thời, thiên địch còn có thể hạn chế được sự phát triển của các quần thể dịch hại.
Các loài thiên địch có lợi cho cây trồng trong nông nghiệp
Sau khi tìm hiểu về khái niệm thiên địch là gì ở bên trên, chắc chắn các bạn cũng thắc mắc về các loài vật nào có lợi cho cây trồng được xếp vào nhóm thiên địch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các loài thiên địch của sâu bệnh qua những thông tin bên dưới đây nhé.
Nhện
Thực tế đã cho thấy, hầu như các loài nhện đều ăn sâu bọ, sâu bướm, ruồi giấm, châu chấu và rệp. Có loài sống ở trên cạn và cũng có loài sống ở môi trường nước. Nhện là loài thiên địch giỏi bắt côn trùng nhờ giăng tơ và sự nhanh nhẹn của chúng.
Đối với các loài nhện lớn thì mỗi ngày có thể tiêu diệt được đến 15 con mồi. Chúng sinh sống trong tự nhiên và không hề gây hại đến con người. Nhện nhỏ ăn thịt thường được biết đến là loài thiên địch của bọ trĩ.
Bọ Xít
Bọ xít cũng là loài động vật săn mồi khá giỏi. Đây là loài động vật ăn rầy, sâu bướm, côn trùng, sâu bắp cải, ve sầu,… Chúng có khả năng bắt được hết các loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn. Đồng thời, bọ xít còn là thiên địch ăn thịt lẫn nhau nếu như không có đủ các loại thức ăn khác. Đặc điểm của loài này là chúng có mùi rất hôi nhưng lại có ích trong nông nghiệp.
Bọ Rùa
Bọ rùa là cái tên khá quen thuộc trong nhóm các loại thiên địch. Chúng ta thường nghe thấy những điều hữu ích của bọ rùa trong nông nghiệp. Đây là loại thiên địch có thân hình tròn và nhiều màu sắc khác nhau. Bọ rùa được xếp vào nhóm côn trùng đa dạng và có ích từ giai đoạn ấu trùng cho đến khi trưởng thành.
Một số loại bọ rùa có ích điển hình hiện nay là bọ rùa vàng, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm và 8 chấm. Chúng giúp tiêu diệt rầy non, rầy nâu trưởng thành và trứng rầy. Không chỉ các con trưởng thành mà ấu trùng của bọ rùa cũng ăn được các loại có hại cho cây trồng này. Chính vì vậy, bọ rùa là loài thiên địch của sâu rất được ưa chuộng trong canh tác hữu cơ.
Ong Ký Sinh
Ong ký sinh là loài côn trùng thuộc bộ cánh mỏng, sở hữu vòi trứng cực kỳ dài. Chúng thường đẻ trứng vào trong ấu trùng của một số loài côn trùng có hại như bướm trắng, sâu bông, sâu keo,… Ong ký sinh còn là kẻ thù tự nhiên của các loài côn trùng có hại.
Một số loài ong ký sinh có ích điển hình mà chúng ta không thể bỏ qua là ong đen, ong xanh mắt đỏ, ong kén nhỏ,… Khi chúng đẻ trứng vào ấu trùng của loài vật có hại, trứng ong sẽ phát triển và phá hủy các loại sinh vật bị ký sinh. Vì ong có thể đốt người nên khi sử dụng loài thiên địch ký sinh này trong hữu cơ các bạn cần phải thật cẩn thận.
Kiến Vàng
Kiến cũng là loài vật quen thuộc, xuất hiện rất nhiều ở xung quanh chúng ta. Tuy nhiên không phải loài kiến nào cũng sẽ mang lại lợi ích cho việc canh tác hữu cơ.
Loài kiến được các nhà canh tác sử dụng nhiều nhất chính là kiến vàng. Đây là loại kiến có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại cây ăn trái. Sử dụng kiến vàng trong canh tác nông nghiệp nhằm mục đích bảo vệ cây trồng, tiêu diệt các loại sâu bọ có hại mà không cần phải dùng thuốc hóa học.
Ngoài ra, kiến ba khoang cũng là một lựa chọn hàng đầu để bảo vệ cây trồng. Chúng thường hay trú ẩn tại bờ cỏ, trú ẩn trong đống rơm rạ ở ngoài ruộng. Sau đó, chúng sẽ làm tổ ở dưới đất để để trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện nhiều sâu, những loài kiến này sẽ chui vào tổ sâu để ăn thịt từng con một.
Chuồn Chuồn
Hiện nay có rất nhiều loại chuồn chuồn với kích thước to nhỏ khác nhau. Chúng thường hay bắt mồi ở trên cao và thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng và sâu bọ. Ngày nay, hầu hết chuồn chuồn sẽ tự phát triển ngoài tự nhiên nên việc sử dụng chúng cho việc canh tác nông nghiệp vẫn chưa có nhiều.
Bọ Ngựa
Bọ ngựa cũng là một trong những sinh vật rất có ích cho hoạt động canh tác hữu cơ. Bọ ngựa chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng. Thức ăn của bọ ngựa là các loại côn trùng điển hình như ruồi, bọ cánh cúng, ấu trùng, ong, gián,…
Những con bọ ngựa có kích thước lớn thường sẽ săn những con mồi lớn hơn. Hơn nữa, bọ ngựa là loại côn trùng rất giỏi ngụy trang trên cây cối nên khó có thể thấy được số lượng chính xác của chúng.
Muồm muỗm
Nhìn gần giống châu chấu, cào cào nhưng muồm muỗm không ăn thực vật… Thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá, bọ rầy thân, và chúng thường hoạt động vào ban đêm
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang thường có trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa có rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ ăn thịt sâu. Trung bình mỗi ngày, một con kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non.
Ve sầu
Đây là một loại thiên địch khá quan trọng. Ve sầu ăn sâu bướm, rệp, và côn trùng khác gây hại cho cây trồng.
Dế nhảy.
Dế nhảy có đuôi nhọn thường có ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị đụng vào chúng sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Hầu hết các con trưởng thành sẽ bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. – Dế non sắp lớn có cánh cụt, màu nhạt sọc nâu. Khi trưởng thành có màu đen.
Dế nhảy ăn trứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu cắn chẽn, ruồi đục lá, sâu cuốn lá, sâu non của bọ rầy lá và bọ rầy thân.
Các loại bọ thiên địch
- Bọ cánh cứng ba khoang: Là loài côn trùng thân cứng có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ. Chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy.
- Bọ đất: Thường có ở các cây như hoa anh thảo, cỏ ba lá, rau dền…. Chúng giúp tiêu diệt các loại: Sâu đục thân, sên, sâu bướm hay trứng côn trùng.
- Bọ cướp biển: Thường có ở cây thì là, cỏ linh năng, bạc hà,… Chúng tiêu diệt bọ trĩ, rệp, rệp sáp, sâu bướm…
- Bọ chiến binh: Thường sống ở các loại cây như: hoa cúc vạn thọ, ngũ sắc, cây gỗ đoạn,… Chúng tiêu diệt các loại côn trùng thân mềm, rệp sáp, trứng châu chấu,…
- Bọ đuôi kìm: Có màu đen bóng, ở giữa đốt bụng có khoang trắng và đầu đỉnh râu có điểm trắng. Chúng chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Một ngày bọ đuôi kìm có thể ăn 20 – 30 con mồi.
Các loài côn trùng khác
- Ruồi ký sinh: Ở cây cà rốt, ngò tây, thì là,…chúng giúp tiêu diệt sâu, bọ cánh cứng, bọ xít ăn lá, sâu đục thân.
- Ruồi giả ong: Thường sống ở cây dương xỉ vàng, hoa salem, thìa là, dương kỳ thảo,… Chúng tiêu diệt các loại: Rệp, côn trùng, sâu bướm.
- Thiêu thân xanh: Thường xuất hiện nhiều ở cây thìa là, hoa cúc vàng marguerite, bồ công anh, rau mùi tây, đường quy,… Chúng giúp tiêu diệt: Rệp vừng, bọ ve, sâu bướm, bọ nhảy, ruồi trắng, rệp sáp, bướm đêm….
- Rệp bay: Xuất hiện nhiều ở cây thì là, cây hoa nhiều phấn và mật. Rệp bay có thể tiêu diệt hơn khoảng 60 loài rệp.
- Nematodes: Là loài giun nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng sống trong đất, ăn sâu bệnh và bảo vệ cây trồng khỏi những tổn thương do sâu bệnh gây ra.
Bảo vệ, duy trì các loài thiên địch trong canh tác hữu cơ
Thiên địch là loài côn trùng có khả năng tiêu diệt sâu hại mạnh hơn tất cả các loài côn trùng khác. Chính vì vậy, chúng ta nên tận dụng những loài thiên địch này trong canh tác hữu cơ để có thể mang lại môi trường nông nghiệp hoàn hảo. Sau khi tìm hiểu rõ khái niệm thiên địch là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các biện pháp giúp bảo vệ, duy trì cũng như phát triển quần thể thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên.
Dịch hại duy trì ở mật độ thấp
Dịch hại ở mật độ thấp sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến năng suất của cây trồng. Đồng thời, sự gây hại sẽ có ý nghĩa nhất định khi chúng đạt đến một mật độ gây hại cho nền kinh tế.
Đối với dịch hại ở mật độ thấp sẽ giúp cung cấp được đa dạng thức ăn cho các loài thiên địch, giúp duy trì cũng như phát triển thiên địch một cách tốt nhất. Chính vì vậy, không nên tiêu diệt hoàn toàn dịch hại, hãy để cho dịch hại tồn tại ở mức thấp có thể chấp nhận được.
Xác định ngưỡng hữu hiệu đối với thiên địch
Mật độ thiên địch quá thấp cũng không thể hạn chế được dịch hại dù đây là một loại thiên địch mạnh như thế nào đi nữa. Đồng thời, quần thể cần phải đạt tới một mức độ nhất định thì mới để có thể hạn chế được dịch hại.
Mật độ này được gọi là ngưỡng hữu hiệu của thiên dịch, có nghĩa là mật độ của các loài này có khả năng cao trong việc kìm hãm được các loại dịch hại ở ngưỡng gây hại cho nền kinh tế.
Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý
Có rất nhiều biện pháp canh tác giúp đem đến hiệu quả tuyệt vời trong quá trình canh tác nông nghiệp hữu cơ. Nhà nông cần phải áp dụng tốt các biện pháp này để giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp cho sự thiên địch phát triển tốt hơn rất nhiều.
Đa dạng cây trồng cũng mang lại lợi ích cho môi trường của các loài thiên địch có lợi. Bên cạnh những loài ở trên mặt đất thì các loài dưới đất cũng rất cần có điều kiện để phát triển được tốt nhất như tạo độ tơi xốp, thông thoáng cho bề mặt.
Ngoài ra, biện pháp tỉa cành cũng cung cấp rất đa dạng các chất hữu cơ tự nhiên cho đất. Đồng thời tạo được điều kiện thoáng, đem đến ánh sáng tuyệt vời cho sự phát triển của những loài thiên địch điển hình như bọ rùa.
Tỉa cành để đem đến ánh sáng tuyệt vời cho sự phát triển của bọ rùa
Đảm bảo tính đa dạng cho thực vật
Một số loại thực vật là nơi cư trú và cung cấp thức ăn tốt nhất cho thiên địch. Sự đa dạng thực vật ở trong vườn cây hữu cơ cũng giúp cung cấp chất dinh dưỡng và nơi trú ngụ tuyệt vời cho các loại thiên địch. Bên cạnh đó, tính đa dạng của thực vật cũng làm đa dạng thêm nguồn thiên địch. Chúng sẽ có thêm môi trường sinh trưởng cũng như phát triển một cách tốt nhất và mùa màng lúc này sẽ được bảo vệ. Môi trường trồng trọt nông nghiệp được đảm bảo an toàn và không chứa các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ thiên địch là gì? Để từ đó có những biện pháp hữu hiệu giúp mùa màng được bội thu, năng suất.