Tết Trung thu không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Vậy Tết Trung thu là gì? Trung thu ngày bao nhiêu? Có những địa điểm đi chơi thú vị nào tại Hà Nội trong dịp đặc biệt này?
Trung thu là gì?
Tết Trung thu còn gọi là gì?
Trung thu là ngày nào? – Thứ Bảy, ngày 10/9/2022
Ở Việt Nam thì Tết Trung Thu còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Căn cứ vào các hoạt động, bản chất hay đối tượng tham gia để người ta đặt tên cho ngày Tết đặc biệt này. Cụ thể: Tết Trung thu là Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Hoa đăng…
Vậy, Tết trung thu là ngày bao nhiêu 2022 hay Tết Trung thu ngày mấy? Tết Trung thu năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2022 Âm lịch và là ngày 10/9/2022 Dương lịch.
Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Mỗi khi mùa thu đến, mọi người lại náo nức chào đón ngày rằm Trung Thu và thường được tổ chức vào Rằm tháng Tám hằng năm. Vào thời điểm này thì ánh trăng rất sáng và tròn. Đây cũng chính là thời điểm để các bạn nhỏ vui đùa bên mâm quả để phá cỗ, rước đèn…
Nhiều người cho rằng nguồn gốc của Trung thu là từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế thì ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những câu chuyện cổ tích liên quan đến nguồn gốc của đêm rằm Trung thu này.
Hằng Nga – nàng tiên nữ gắn liền với sự tích Trung thu ở nước ta
Theo như các nhà khảo cổ học thì Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa và đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo như văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức tại kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động khác nhau như: hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời nhà Lê – Trịnh thì Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa ở trong phủ Chúa.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian nói về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Thiếu nhi ở nước ta như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám hay sự tích chị Hằng Nga, chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Ý nghĩa Tết trung thu ở Việt Nam
Trung thu – chuẩn bị mâm lễ vật để dâng lên bàn thờ
Vào ngày Tết Đoàn viên thì các gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm lễ vật để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đây chính là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính và biết ơn với nguồn cội của mình.
Bên cạnh đó thì ngày này còn được biết đến là ngày Tết thiếu nhi của Việt Nam. Vào dịp này thì cha mẹ thường sẽ chuẩn bị mâm cỗ trông trăng và sau đó tổ chức cho các con các trò chơi dân gian, cho trẻ đi rước đèn hay xem múa lân… để chào mừng ngày Tết đặc biệt này. Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà ngày này cũng chính là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gần gũi với nhau hơn, thể hiện sự yêu thương, đoàn kết, cùng nhau san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, Trung Thu cũng là dịp để người dân ngắm trăng, tiên đoán mùa màng hay vận mệnh của quốc gia. Nếu như trăng thu màu vàng thì năm đó được dự báo là sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu như trăng thu màu xanh hay màu lục thì năm đó có thể sẽ có thiên tai. Còn nếu trăng thu có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thái bình và thịnh trị…
Một số hoạt động đặc trưng ngày Tết Thiếu nhi
Sau khi biết được Trung thu vào ngày bao nhiêu thì hãy cùng tìm hiểu một số hoạt động vui chơi đặc trưng trong ngày này nhé, cụ thể như:
- Múa lân
Múa lân – hoạt động quen thuộc ngày Rằm tháng Tám
Múa lân chính là một trong những hoạt động không thể thiếu vào ngày Tết Trung thu cổ truyền không chỉ tại nước ta mà ở Trung Quốc cũng được tổ chức. Trong tiếng trống vang lên cùng với tiếng hò reo vui mừng của cả người lớn lẫn trẻ em đã tạo nên một không khí rộn ràng và nhộn nhịp trong đêm rằm Trung thu. Đây chính là nét đẹp văn hóa truyền thống và nó đóng vai trò quan trọng trong ngày hội này.
- Rước đèn ông sao
Có một bài hát rất quen thuộc vào đêm Trung thu đóchính là “chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu…”. Tết Trung thu rước đèn đi chơi được coi là hoạt động bản sắc truyền thống vào ngày Tết Đoàn viên dành cho các em thiếu nhi. Các em thiếu nhi sẽ cùng nhau xếp hàng, bám đuôi nhau ca hát hoặc là đi bộ xung quanh phố phường kết hợp cùng 2 nhân vật nổi tiếng là chị Hằng và chú Cuội.
- Thi ca hát, diễn kịch
Thi ca hát trong ngày Tết Thiếu nhi
Có rất nhiều chương trình và hoạt động khác nhau được tổ chức trong ngày Tết Thiếu nhi và ca hát là hoạt động không thể thiếu, đặc biệt là các bài hát có liên quan đến mùa thu, đến đêm trăng rằm tháng 8 và về đêm Trung thu.
- Chơi các trò chơi dân gian
Những trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Một số trò chơi vận động thường được tổ chức như: kéo co, bịt mắt đánh niêu, mèo đuổi chuột… Những trò chơi này gắn liền với tuổi thơ của người lớn và cũng là sự gắn kết đối với các em nhỏ khi tham gia các hoạt động tập thể.
Sau khi chơi những trò chơi dân gian xong thì các bạn thiếu nhi sẽ được phá cỗ Trung thu.
- Thưởng thức các món ăn đặc trưng
Trung thu thì không thể thiếu bánh kẹo, mâm ngũ quả như: bưởi, dưa hấu, táo, lựu… Đặc biệt, có một loại bánh mà chỉ bán vào dịp Trung thu đó chính là bánh Trung thu: bánh dẻo và bánh nướng với nhiều loại nhân khác nhau.
TOP 10 địa điểm chơi Trung thu thú vị tại Hà Nội
- Phố đèn lồng Hàng Mã
Phố đèn lồng Hàng Mã về đêm
Địa điểm đầu tiên không thể không nhắc đến chính là phố Hàng Mã. Cứ tới dịp Trung thu thì ở đây lại nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu của đồ chơi và các đồ trang trí, từ những đồ chơi truyền thống như: đèn ông sao, mặt nạ, trống cơm… cho đến những loại đồ chơi hiện đại như: ô tô, máy bay điều khiển từ xa…
Đến đây không chỉ gợi lại kỷ niệm thời thơ ấu của chúng ta với cảm xúc háo hức khi được bố mẹ đưa đi chơi mà các bạn có thể chụp những bức ảnh kỷ niệm đi chơi Trung thu với gia đình hay bạn bè của mình.
- Hoàng Thành Thăng Long
Một địa điểm vui chơi Trung thu tại Hà Nội khác đó chính là Hoàng Thành Thăng Long. Tại đây diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian như: xem các nghệ nhân trình diễn ca nhạc, múa sư tử. Tới đây các bạn sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như: ô ăn quan, đi cầu tre gánh lúa, pháo đất… hay xem nghệ nhân trình diễn và hướng dẫn cách làm bánh và đồ chơi Trung thu truyền thống như: vẽ mặt nạ, đèn ông sao, đèn kéo quân…
- Phố đi bộ Hà Nội
Phố đi bộ Hồ Gươm
Phố đi bộ Hà Nội là một trong những địa điểm đi chơi Trung thu mà bạn không nên bỏ qua. Vào dịp này thì những con phố sẽ được thắp sáng bằng những chiếc đèn lung linh, rực rỡ. Ngoài ra thì còn có các chương trình biểu diễn ca nhạc cũng được tổ chức dọc theo những con phố để tăng thêm phần sôi động.
- Phố Phùng Hưng
Đây là một trong những địa điểm đi chơi Trung thu tại Hà Nội mà không quá đông đúc. Vì vậy mà bạn có thể thoải mái “thả dáng” để check-in cho mình những bức hình đẹp. Đây là con phố trang trí đèn ngoài trời vô cùng lộng lẫy, lung linh và nhiều màu sắc.
- Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Đây cũng là địa điểm vui chơi Trung thu quen thuộc mà nhiều gia đình lựa chọn đưa các bé đến. Cứ vào thời gian này hàng năm thì bảo tàng lại đem đến cho du khách các chương trình giải trí thú vị và nhiều ý nghĩa như: nặn hoa quả bằng đất sét, trang trí mâm ngũ quả, làm đèn ông sao…
- Công viên nước Hồ Tây
Công viên nước Hồ Tây
Công viên nước Hồ Tây là một trong những địa điểm đi chơi trung thu thú vị ở Hà Nội. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào các trò chơi từ truyền thống cho đến hiện đại. Đặc biệt, nơi đây còn tổ chức các buổi ca nhạc, biểu diễn mang đậm không khí của ngày Trung thu cho các bé.
- Công viên Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ những ngày thường đã là một trong những điểm vui chơi hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Thế nhưng vào dịp Trung thu thì nơi đây còn tổ chức thêm các trò chơi, chương trình vui nhộn như múa lân, xiếc thú, làm bánh trung thu… Đặc biệt, vào dịp Tết Trung thu thì công viên còn trang trí rất nhiều đèn lồng với màu sắc bắt mắt để các bạn có thể dễ dàng có những bức ảnh đẹp.
- Đài Quan Sát Lotte
Đài Quan Sát Lotte
Nếu như bạn muốn tìm kiếm một địa điểm đi chơi Trung thu ở Hà Nội có thể ngắm bao quát hết không gian của thành phố cũng như trải nghiệm được cảm giác mới lạ thì hãy đến với đài quan sát Lotte. Đến đây, bạn dễ dàng có được cho mình những bức ảnh sống ảo cùng với đó là các quán cafe, nhà hàng trang trí trung thu vô cùng đẹp và ấn tượng.
- Các khu trung tâm thương mại
Các trung tâm thương mại lớn như Times City, Royal City, Vincom… đều là những địa điểm đi chơi trung thu tại Hà Nội mà nhiều người lựa chọn. Đây các khu có hạ tầng hiện đại, trang trí Trung thu vô cùng bắt mắt và kết hợp cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị. Tại đây, bạn và gia đình mình sẽ có những trải nghiệm Trung thu thoải mái với đa dạng sự lựa chọn.
- Thiên Đường Bảo Sơn
Thiên Đường Bảo Sơn mặc dù nằm khá xa trung tâm Hà Nội nhưng cũng không vì thế mà bạn bỏ qua một địa điểm này nếu như bạn và gia đình muốn dành một ngày để đi chơi Trung thu.
Công viên giải trí Thiên Đường Bảo Sơn được thiết kế với nhiều không gian vui chơi, được chia thành nhiều khu vực riêng biệt. Mỗi khu vực đều mang một nét đặc trưng và cá tính riêng.
Tết trung thu 2022 sắp đến, hãy dành thời gian bên những người thân yêu của mình để cùng nhau đón một cái Tết vui vẻ và đầm ấm nhé!