Tệ nạn xã hội là gì? Cách phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội luôn là đề tài nhức nhối, được cả xã hội quan tâm bởi nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Có những loại tệ nạn nào và cách phòng chống ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây nhé!

Tệ nạn xã hội là gì, cho ví dụ?

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, được biểu hiện thông qua những hành vi sai lệch với những chuẩn mực của xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ đi những thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh và tiến bộ trong xã hội. Tệ nạn xã hội có thể gây những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho các cá nhân mà còn làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là gì?

Ví dụ: tệ nạn cờ bạc, ma túy…

Bản chất của tệ nạn xã hội là gì? Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái lại với nếp sống văn minh, trái với đạo đức và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các loại tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn ma túy

Chỉ tình trạng những người bị nghiện và phải phụ thuộc vào ma túy. Bên cạnh đó thì còn có các tội phạm về ma túy cũng như các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy.

Ma túy tác dụng lên thần kinh trung ương và gây cảm giác giảm đau, hưng phấn, là chất gây nghiện có hại cho người sử dụng.

Ma túy không chỉ làm tiêu hao tiền bạc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện mà nó còn làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình vì phải lo lắng, mặc cảm… Điều này sẽ tác động không tốt đến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Tệ nạn ma túy

Tệ nạn ma túy

Nghiện ma túy cũng góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như: lừa đảo, trộm cắp tài sản, giết người cướp của…

Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện để lan truyền đại dịch HIV/AID – 1 căn bệnh thế kỷ hiện chưa có thuốc chữa.

Ngoài ra thì tệ nạn ma túy còn làm gia tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục cũng như giải quyết các hậu quả mà nó gây ra.

Tệ nạn mại dâm

Ở đây, các cá nhân sử dụng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân. Là hành vi trao đổi tiền bạc, lợi ích vật chất hay là các lợi ích khác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa người mua dâm và người bán dâm.

Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn này hiện đang phát triển rất mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi khiến cho tình hình trật tự và an toàn xã hội ngày càng trở phức tạp hơn. Rất nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc đã xuất hiện một cách công khai tại các lễ hội.

Tệ nạn cờ bạc thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: số đề, đỏ đen, ba cây, đá gà, xóc đĩa…

Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn mê tín dị đoan

Đây là một trong những loại tệ nạn phổ biến trong đời sống xã hội. Mê tín dị đoan tức là tin vào những điều mơ hồ, không đúng với sự thật như: tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép… Tệ nạn này gây hậu quả xấu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cũng như tiền bạc của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Mê tín dị đoan bao gồm các hành vi như: tin coi tay xem tướng, tin vào cúng sao giải hạn, tin thầy bùa thầy chú…

Tệ nạn rượu bia

Rượu bia có liên quan đến 200 căn bệnh, thương tật và cũng là nguyên nhân của 5% gánh nặng y tế trên toàn thế giới.

Hệ lụy của rượu bia không chỉ dừng lại ở số người chết trong các vụ tai nạn giao thông hay do bị bệnh mà nó còn khiến cho bao gia đình phải tan nát, trẻ em bị bạo hành, đói khổ, thất học… hay gây ra các vụ hiếp dâm…

Ngoài các tệ nạn kể trên thì còn có rất nhiều loại tệ nạn khác như: đua xe trái phép, nghiện game online… Những tệ nạn này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe cũng như nhân cách của con người.

Cách phòng chống tệ nạn xã hội là gì?

  • Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Pháp luật chính là một trong những công cụ quản lý hiệu quả nhất mà Nhà nước đang sử dụng để có thể điều hành xã hội. Không chỉ là các biện pháp giúp cải tạo nền kinh tế mà còn có cách phòng chống tệ bạn xã hội cũng hết sức được chú trọng.

Việc đưa ra các hình thức xử phạt, răn đe cũng là một phần khiến cho người dân lo sợ mà có ý thức hơn, một phần cũng là để xử lý nghiêm minh những đối tượng cố tình vi phạm.

Ban hành văn bản pháp luật chống tệ nạn xã hội

Ban hành văn bản pháp luật chống tệ nạn xã hội

Nhận thấy, nếu như muốn tệ nạn xã hội thuyên giảm thậm chí là biến mất khỏi đất nước thì không thể thiếu được những chế tài hà khắc được ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Càng nhiều luật lệ được ban hành thì cơ hội để đẩy lùi tệ nạn xã hội ngày càng có hy vọng.

  • Thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội

Nhiều đối tượng đã lợi dụng những khe hở của pháp luật để thực hiện những hành vi xấu gây cản trở đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Vì vậy mà các đơn vị chức năng cần phải tiến hành làm nghiêm, làm chặt để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những đối tượng có hành vi phạm pháp đó.

  • Thực hiện tuyên truyền và vận động người dân nâng cao ý thức

Tuyên truyền và vận động người dân có ý thức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội dường như đã đi sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ. Một mặt áp dụng các chế tài xử phạt thì đội phòng chống tệ nạn của từng địa phương cũng vẫn áp dụng hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức hơn.

Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là do con người mà ra. Vì vậy mà việc tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân là điều hết sức cần thiết. Một phần nguyên nhân cũng do thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về công tác phòng chống tệ nạn xã hội nên nhiều người đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, giúp chúng thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Chỉ khi tinh thần và ý thức được nâng cao, thì người dân sẽ thực hiện nghiêm chỉnh những chỉ đạo mà Nhà nước đưa ra. Mỗi người dân đều biết ý thức về điều này thì công tác phòng chống tệ nạn xã hội sẽ sớm thành công.

  • Chính phủ cần đưa ra nhiều biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội

Xét cho cùng thì tệ nạn xã hội hoành hành cũng là một phần do điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn khó khăn, công tác quản lý giữa các cấp vẫn còn lỏng lẻo. Một khi đời sống còn nghèo, còn khó thì rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt và làm những điều sai trái, vi phạm pháp luật.

Nhưng khi đất nước phát triển, đời sống kinh tế của người dân cũng khởi sắc thì tệ nạn xã hội sẽ thuyên giảm. Điều kiện kinh tế tốt hơn cũng là tiền đề để nâng cao trình độ dân trí. Chính sự no đủ đã giúp cho con người nhận ra được giá trị tốt đẹp của cuộc sống, không bị u mê mà lạc với những cám dỗ.

Nói chung, một khi nền kinh tế phát triển thì các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đi. Vì vậy, mỗi người hãy làm tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của mình để đất nước ngày càng phát triển hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tệ nạn xã hội là gì. Hy vọng sẽ giúp chúng ta tự ý thức được bản thân và luôn nâng cao tinh thần phòng chống tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng xã hội văn minh.

Bài viết liên quan