SWOT là gì? Các bước xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp

SWOT là một trong những công cụ thiết lập và phân tích chiến lược trong Marketing. Để hiểu rõ hơn SWOT là gì và các bước xây dựng chiến lược SWOT, mời bạn theo dõi bài SWOT mẫu dưới đây.

SWOT là gì? 

SWOT là một mô hình phân tích và thiết lập tình hình kinh doanh nổi tiếng. Mô hình này gồm 4 yếu tố đại diện bởi 4 chữ viết tắt, đó là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và cuối cùng là T – Threats (Thách thức).

SWOT được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra nó còn được các cá nhân phân tích bản thân, từ đó lập kế hoạch cho tương lai.

Phân tích SWOT là gì?

Trong 4 thành phần của mô hình SWOT, Strength và Weaknesses thuộc nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại đó là Opportunities và Threats thì thuộc nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Swot-la-gi

SWOT là gì?

Vì vậy hoạt động phân tích SWOT chính là tìm hiểu và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp qua 2 cặp yếu tố trên. Đây là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu và hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của một doanh nghiệp.

Các bước lập kế hoạch SWOT

Thiết lập ma trận SWOT

Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi xây dựng ma trận SWOT đó là phải thiết lập mô hình ở dạng bảng gồm đầy đủ các yếu tố sau S, W, O, T và SO, WO, ST, WT, sau đó sắp xếp các yếu tố này ở các vị trí hợp lý.

Việc này giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn để có thể dễ dàng kết hợp chúng với nhau rồi tạo ra các chiến lược hợp lý. Sau đó, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và đầy đủ các yếu tố bên ngoài và bên trong để điền vào 4 ô S, W, O,T.

Tìm và phát triển thế mạnh

Để phát triển tối đa các điểm mạnh ở phần Strength, bạn cần phải kết hợp một cách hợp lý với các thành phần của Opportunities. Muốn chiến lược phát triển được điểm mạnh một cách tốt nhất, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ để lựa chọn ra các điểm và cơ hội thích hợp với nhau.

Mo-hinh-swot-cua-sinh-vien

Mô hình SWOT của sinh viên

Xác định và chuyển hóa rủi ro

Khi bạn đã nhận thấy được các rủi ro, nguy cơ tiềm tàng thì cần phải chuyển hóa chúng thành cơ hội, cải tiến bằng những nguồn lực và những thế mạnh có sẵn. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng có thể khiến bạn chuyển hóa thành cơ hội được, vì vậy doanh nghiệp nên kết hợp chúng một cách phù hợp.

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Bạn nên tự cải thiện các điểm yếu bên trong để nắm bắt kịp thời các cơ hội hiện có. Để phát triển chiến lược này, bạn cần phải nhìn nhận được điểm yếu nào sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội nếu khắc phục tốt. Bước lựa chọn này vô cùng quan trọng vì chi phí bỏ ra để cải thiện vấn đề nào đó thường không ít. 

Loại bỏ các mối đe dọa

Chiến lược này sẽ khác với chuyển hóa rủi ro, nó cũng đề cập đến việc dự đoán được các “hiểm họa” hoặc là các sự cố có thể xảy ra vì điểm yếu và thiếu sót hiện tại. Bạn nên thành thật nhìn nhận vấn đề và cải thiện nó sớm nhất có thể để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong tương lai.

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Để mô hình SWOT phát huy được hết giá trị của nó thì cần nó cần phải được mở rộng và phát triển thành một ma trận, sau đó kết hợp các yếu tố lại với nhau để đưa ra các chiến lược cụ thể. Các chiến lược đó gồm chiến lược SO, WO, ST và WT. 

– Chiến lược S-O: Đây là chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có từ bên ngoài để phát huy các điểm mạnh, nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là chiến lược không cần tốn nhiều công sức mà lại mang đến hiệu quả cao và có thể thành công. Chiến lược S-O thường là chiến lược ngắn hạn.

Chien-luoc-w-o-trong-swot

Chiến lược W-O trong SWOT là gì?

Chiến lược W-O: Đây là chiến lược nắm bắt các cơ hội hiện tại bằng cách cải thiện các điểm yếu, điểm chưa làm được của doanh nghiệp, tổ chức. Chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì bởi có thể khi bạn cải thiện được điểm yếu thì cơ hội đã qua đi. Tuy nhiên nếu như cố gắng hết sức thì vẫn có thể thành công và tạo ra bước tiến mới cho doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một chiến lược trung hạn.

– Chiến lược S-T: Đây là chiến lược sử dụng điểm mạnh để hạn chế và đối phó được các nguy cơ từ bên ngoài. Chiến lược này giúp cho doanh nghiệp loại bỏ được các rủi ro và khống chế được những thứ không thuận lợi cho doanh nghiệp. Là chiến lược ngắn hạn.

– Chiến lược W-T: Đây là chiến lược khắc phục trước các điểm yếu để phòng tránh các rủi ro cho tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vì các rủi ro và nguy cơ thường đến từ những điểm yếu của doanh nghiệp nên chúng ta cần phải nhận ra nguy cơ từ sớm, khắc phục được các điểm yếu ngay từ bây giờ. Là chiến lược phòng thủ.

Trên đây là các thông tin phân tích về SWOT là gì? Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình SWOT và lập được ma trận swot của một doanh nghiệp.

Bài viết liên quan