Sương mù là hiện tượng xuất hiện nhiều vào mùa đông gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người rất nhiều. Vậy sương mù là gì? Tác hại của sương mù như thế nào? Cách phòng tránh nó như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này ở bên dưới đây nhé.
Sương mù là gì?
Sương mù là hiện tượng những hạt nước nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí tập trung lại tạo thành đám sương che khuất tầm nhìn của con người. Thành phần chính của sương mù chính là các hạt nhân hút ẩm và nước.
Trong đó, các hạt hút ẩm là những hạt muối (dung dịch muối) tới từ đại dương. Theo gió, các hạt hút ẩm đã bị thổi vào đất liền và kết lại trong khí quyển. Khi gặp độ ẩm, các hạt nhân hút ẩm này sẽ ngưng tụ lại và khi nhiệt độ thấp gặp phải nhiệt độ cao hơn thì sẽ đạt tới ngưỡng bão hòa.
Phân loại sương mù
Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, người ta chia sương mù thành 5 loại như sau: Sương mù bức xạ, sương mù gió, sương mù hơi, sương mù ngưng đọng và sương mù thung lũng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại ở bên dưới đây:
– Sương mù bức xạ: Được tạo thành sau khi mặt đất giảm nhiệt vào lúc hoàng hôn bởi các bức xạ nhiệt (hồng ngoại) tỏa ra trong bầu trời quang đãng. Lớp đất lạnh sẽ khiến chúng ngưng đọng lại trong không khí gần đó bằng cách truyền dẫn nhiệt.
Trong sự yên tĩnh, lớp sương mù có thể sẽ thấp hơn 1 mét nhưng do sự chuyển động hỗn loạn nên tạo ra lớp sương mù dày hơn. Loại hình này rất phổ biến trong mùa thu và thông thường sẽ không tồn tại lâu sau bình minh.
– Sương mù gió: Loại này được hình thành khi không khí ẩm chuyển động qua nơi lạnh do gió. Dạng này phổ biến nhất là ở trên biển khi không khí vùng nhiệt đới gặp gỡ với hơi nước lạnh hơn ở các vĩ độ cao hơn. Nó cũng rất phổ biến khi có hai luồng không khí có các đặc trưng khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm (frông) đi qua khu vực lạnh.
– Sương mù hơi: Là dạng sương được tạo ra do luồng không khí lạnh đi qua trên vùng nước ấm hơn. Hơi nước sẽ nhanh chóng đi vào khí quyển bằng cách bay hơi rồi ngưng tụ cho tới khi đạt tới điểm sương, tạo ra lớp hơi mỏng và yếu. Sương mù hơi là loại phổ biến ở các khu vực gần hai địa cực, xung quanh các hồ sâu và rộng vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Nó rất gần với hiện tượng tuyết hiệu ứng hồ hay là mưa hiệu ứng hồ và thường sinh ra sương giá hoặc sương muối.
– Sương mù ngưng đọng: Loại này còn được gọi là sương mù mưa, được tạo thành do các giọt nước bị ngưng đọng rơi xuống lớp không khí khô hơn rồi bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bị làm lạnh và tại điểm sương nó đã ngưng tụ và tạo ra sương mù.
– Sương mù thung lũng: Được tạo thành trong các thung lũng núi và thường hay xuất hiện trong mùa đông. Nó là kết quả của sự đảo lộn về nhiệt độ được sinh ra bởi không khí lạnh nặng hơn ở phía dưới đi vào trong các thung lũng cùng với không khí ấm hơn đi qua các ngọn núi ở phía bên trên. Loại sương mù này bị giam giữ bởi địa hình của khu vực và có thể tồn tại trong vài ngày.
Nguyên nhân gây ra sương mù
Qua những thông tin bên trên chắc chắn các bạn đã hiểu rõ sương mù là gì rồi. Vậy nguyên nhân hình thành sương mù là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua chi tiết bên dưới nhé.
Sương mù xuất hiện khi độ ẩm của không khí cao, nhiệt độ không khí tương đối thấp và tốc độ gió yếu hoặc trong không gian lặng gió. Sương mù sẽ xuất hiện khi không khí ở mặt nước trong ao hồ, sông suối có độ ẩm lớn gặp phải vùng có nhiệt độ thấp hơn.
Sương mù thường hay xuất hiện vào lúc sáng sớm vào mùa thu. Tại Việt Nam, sương mù thường xuất hiện vào những tháng cuối mùa thu và kéo dài cho đến cuối mùa xuân. Thời kỳ sương mù hoạt động mạnh nhất là vào các tháng của mùa đông. Tuy nhiên, hiện nay sương mù lại ngày càng xuất hiện nhiều hơn bởi các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Tác hại của sương mù
Sau khi hiểu rõ sương mù là gì và các loại sương mù thường gặp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tác hại của sương mù đến chúng ta như thế nào. Cụ thể như sau:
Sương mù gây hạn chế tầm nhìn, mang tới những khó khăn không nhỏ cho chúng ta trong đời sống hàng ngày. Sương mù dày đặc có thể khiến cho giao thông đi lại khó khăn, nguy cơ về tai nạn giao thông càng tăng cao.
Tình trạng giá buốt do sương mù cũng làm tăng nguy cơ của các bệnh về xương khớp và ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Ngoài ra, độ ẩm cao cũng làm gia tăng thêm các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản,…
Phòng tránh những tác hại của sương mù
Sau khi hiểu rõ sương mù là gì và tác hại của nó mang lại, chắc chắn các bạn rất muốn tham khảo các biện pháp phòng tránh hiệu quả để đảm bảo bản thân và gia đình mình được an toàn, khỏe mạnh. Dưới đây là những giải pháp mà chúng tôi chia sẻ giúp các bạn giữ được sức khỏe:
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Trong những ngày có sương mù, các bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để đảm bảo giữ ấm cho cơ thể, ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh. Nếu được, các bạn hãy tránh ra đường từ quá sớm để tránh hít phải chất độc trong không khí. Nếu có các triệu chứng của bệnh hô hấp thì hãy tới phòng khám ngay để được điều trị kịp thời.
Mặc thêm áo ấm
Sương mù xâm nhập vào cơ thể sẽ rất dễ gây cảm lạnh. Chính vì vậy, các bạn cần phải mặc thêm áo ấm để giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cũng cần trang bị cho trẻ nhỏ thêm áo mưa hoặc áo khoác ngoài chống thấm nước, nhất là trong những ngày có sương.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Môi trường ẩm ướt trong những ngày sương mù rất dễ trở thành môi trường cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Các bạn nên chú ý đến việc chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không phơi quần áo qua đêm ở ngoài trời. Bởi quần áo ẩm ướt ngấm sương sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các bạn cũng cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cho đầy đủ để nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân và gia đình. Những ngày rét, các bạn cần phải duy trì uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên vào những khung thời gian phù hợp. Đây là cách để các bạn duy trì sức khỏe ổn định nhất.
Theo dõi tình hình thời tiết thường xuyên
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà con người đã có những giải pháp thời tiết rất thông minh để chủ động cập nhật thông tin về thời tiết được chính xác. Việc theo dõi tình hình thời tiết thường xuyên sẽ giúp các bạn chuẩn bị được các dụng cụ, có những biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ sương mù là gì? Tác hại của nó đến chúng ta như nào? Giải pháp phòng tránh tác hại của sương mù như nào? Nếu có gì thắc mắc về nội dung bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.