Sodium có nhiều trong thức ăn và là chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy thực chất sodium là gì? Sodium có vai trò gì trong đời sống? Tất cả những điều này sẽ được chuthapdoquangninh.org.vn giải đáp ngay sau đây.
Sodium là gì?
Sodium chính là nguyên tố dồi dào nhất trong nhóm kim loại kiềm hay nó còn được gọi là Natri. Natri có ký hiệu hóa học là Na và nằm trong nhóm 1 của bảng tuần hoàn hóa học.
Sodium là một kim loại mềm, sáng, có ánh bạc và nổi trên nước. Hòa tan nó trong nước sẽ mang lại hydrogen và sự hình thành hydroxide. Sodium có thể hoặc không thể tự cháy trong nước, điều này phụ thuộc vào lượng oxide và kim loại gặp nước. Sodium thường không cháy trong không khí ở nhiệt độ dưới 115 độ C nhưng khi làm việc với hóa chất này thì bạn cũng nên cẩn thận.
Cũng giống như các nguyên tố hoạt tính khác thì sodium chưa từng xuất hiện tự do trong tự nhiên. Hợp chất mà chúng ta thường gặp nhất đó chính là muối ăn – sodium chloride.
Lưu ý: Chúng ta không nên để sodium trong không khí và cũng không nên để hóa chất này tiếp xúc cùng với nước hay những chất mà sodium này có thể phản ứng được.
Tính chất vật lý của Sodium
Sodium là một kim loại kiềm, có màu trắng hoặc bạc, trong đó lớp mỏng sẽ có sắc tím. Sodium nhẹ, mềm và rất dễ nóng chảy.
– Hơi sodium có màu đỏ thẫm. Nó bao gồm những nguyên tử Na và nhiều phân tử Na2.
– Trong ete thì sodium phản ứng tạo nên dung dịch keo màu chàm và tím.
– Khối lượng riêng của sodium là 0,968 g/cm3.
– Nhiệt độ nóng chảy của sodium là 97,83% và sôi ở nhiệt độ là 886 độ C.
Tính chất hóa học của sodium
Sodium khi tác dụng với nước
– Sodium là chất được đánh giá là có tính khử rất mạnh. Chất này chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ trái đất. Chính vì thế mà sodium trở thành nguyên tố phổ biến thứ 8 nói chung và cũng là kim loại kiềm phổ biến nhất.
– Sodium tác dụng được với phi kim bằng cách đốt trong không khí hay trong oxi. Na khi cháy sẽ tạo thành các oxit và nó tạo ra ngọn lửa có màu vàng rất đặc trưng.
– Tác dụng với axit thì sodium dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng thành hydro tự do. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với axit thì các sodium bị nổ.
– Tác dụng với nước: Hầu hết sodium đều tác dụng mãnh liệt với nước để tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
– Tác dụng với hidro: Sodium tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400 độ C để tạo thành natri hidrua.
Sodium có tác dụng gì?
Đối với người lớn
– Sodium đóng vai trò là chất điện giải, Natri giúp cân bằng nồng độ chất lỏng và giữ nước cho cơ thể. Vì vậy, khi rối loạn Natri sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước.
– Natri kết hợp với các ion khác để tạo ra sự cân bằng môi trường axit – kiềm, độ pH trong máu nhờ đó mà giúp điều tiết hoạt động của thận.
– Natri cũng có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền các xung thần kinh và cơ. Natri giúp đầu óc của chúng ta minh mẫn hơn, tỉnh táo hơn và hạn chế chứng co cơ hay chuột rút.
– Natri cũng rất cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định. Mặc dù, bổ sung muối Natri dễ làm tăng huyết áp và không tốt cho người bị cao huyết áp nhưng vẫn cần một lượng nhỏ Natri để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai
Sodium rất cần thiết cho phụ nữ có thai
– Trong quá trình mang thai thì lượng máu và chất lỏng trong cơ thể thay đổi, sẽ tăng lên rất nhiều để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Natri đóng vai trò điều hòa, duy trì và bù đắp lại lượng nước bị mất đi trong cơ thể.
– Mẹ bầu cũng chỉ cần một lượng ít muối natri. Bởi vì quá nhiều muối dễ gây ra các vấn đề về thận, huyết áp hay tim mạch trong thời gian đang mang thai.
Đối với trẻ em
– Natri là khoáng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cũng như hoạt động não bộ của trẻ.
– Tương tự như ở người lớn thì Natri còn hỗ trợ cho hoạt động của các cơ cũng như điều hòa huyết áp ở trẻ.
– Hiện nay hầu hết trẻ em đều có tình trạng dư thừa muối Natri. Chính điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy mà một lượng nhỏ Natri trong bữa ăn là đủ cho nhu cầu của trẻ.
Ứng dụng của sodium trong đời sống thực tiễn
Sodium là gì trong mỹ phẩm?
Ứng dụng của sodium trong mỹ phẩm
– Sodium lauryl sulfate được ứng dụng trong hàng loạt các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như: sữa tắm, dầu gội đầu, chất tạo bọt trong sữa rửa mặt, chất tẩy rửa, kem cạo râu… nhưng với nồng độ thấp.
– Sodium với công dụng làm sạch hiệu quả, tạo độ ẩm và loại bỏ các bã nhờn góp phần làm sạch sâu và tuyệt đối.
Trong công nghiệp
Baking soda – Ứng dụng của sodium trong công nghiệp
– Một số hợp chất công nghiệp có chứa sodium như muối ăn, bột soda… Những chất này được sử dụng nhiều trong sản xuất giấy, xà phòng, vải dệt, dầu mỏ, các hóa chất và kim loại.
– Sodium có thể kết hợp với các hợp chất khác để tạo thành sản phẩm sử dụng trong dầu gội đầu, kem đánh răng, nước súc miệng hay các chất tẩy rửa sủi bọt. Tuy nhiên những chất này gây mùi khó chịu và bạn không nên để chúng tiếp xúc quá lâu với da.
– Sodium lỏng có tính dẫn điện cao nên nó còn được sử dụng để truyền nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
– Sodium và potassium với nhiều loại thuốc quan trọng bổ sung Natri để góp phần cải thiện khả năng sinh học.
– Sodium cũng được sử dụng làm kim loại hợp kim, tác nhân quan trọng chống co giãn và làm chất khử kim loại khi mà các vật liệu khác không có hiệu quả.
– Sodium còn được sản xuất thương mại bằng cách điện phân nóng chảy sodium chloride khô tuyệt đối.
– Kim loại kiềm này còn là thành phần của sodium chloride (NaCl – muối ăn), đóng vai trò quan trọng của sự sống.
– Sodium hypochlorite thường được tìm thấy trong các chất tẩy trắng, chất lọc nước hay các sản phẩm tẩy rửa.
– Thỉnh thoảng thì sodium còn được dùng làm chất chuyển thể sữa cho dầu khi làm phomat.
– Hàng năm thì có hàng triệu tấn hợp chất sodium được sản xuất, trong đó sodium chloride được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng giống như một chất bảo quản.
Sodium trong thực phẩm là gì?
Bổ sung natri cho cơ thể của chúng ta là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm bổ sung natri tốt nhất cho cơ thể của bạn:
Sodium có nhiều trong thực phẩm
– Ngũ cốc ăn sáng: đây chính là sự lựa chọn sáng suốt cho một bữa sáng lành mạnh bởi nó chứa đến khoảng 300 mg natri mỗi cốc.
– Bánh pudding: đây cũng là món ăn nhẹ và nó chứa tới 400mg natri trong ½ cốc.
– Đồ ăn kiêng được chế biến sẵn: loại đồ ăn này thường được biết đến với “lượng calo thấp và ít chất béo” tuy nhiên các sản phẩm này đều có lượng natri cao.
– Cá ngừ đóng hộp: đây cũng là nguồn cung cấp protein, axit béo omega 3 lành mạnh. Ngoài ra, nó bổ sung 400mg natri trong 100mg khẩu phần ăn của bạn.
– Bên cạnh đó còn có nhiều thực phẩm khác như: Rau quả đóng hộp, bánh mì cho bữa sáng, thịt gà, nước ép hoa quả tươi, salad trộn, súp đóng hộp…
Dư thừa Sodium có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Sodium chính là nguồn gốc của hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp, đột quỵ… Theo như khảo sát của bác sĩ Dariush Mozaffarian, trường đại học Y tế công cộng Harvard đã công bố trên New England Journal of Medicine thì dư thừa muối Sodium có liên quan đến 1,65 triệu cái chết hàng năm trên toàn thế giới.
- Ảnh hưởng xấu đến tim mạch
Dư thừa sodium ảnh hưởng đến tim mạch
Sodium (Na) là một loại muối mà cơ thể của chúng ta hấp thụ phần lớn từ những thực phẩm được chế biến sẵn và được đóng gói bày bán cũng như tiêu thụ rộng rãi hiện nay. Một số loại thực phẩm được sử dụng phổ biến như: thịt nguội, thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh, thức ăn khô, bánh mì, súp… Sodium là chất rất cần thiết cho các hoạt động của con người những nếu như hấp thụ quá nhiều lượng sodium thì có thể gây ra các tác động xấu đến hệ tim mạch của chúng ta.
- Nguy cơ tăng huyết áp
Một trong số các luận điểm gây tranh cãi nổi lên hiện nay đó là việc liệu chế độ ăn nhiều muối có gây ra bệnh tăng huyết áp hay nó chỉ làm trầm trọng thêm ở những người đã có bệnh này.
Với những thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã chỉ ra rằng: những người thuộc đối tượng này giảm lượng sodium hấp thụ thì có huyết áp giảm. Trong một nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả rằng: chu kì 3,5 năm thì những người ăn từ 3 – 6 gam sodium mỗi ngày ít có khả năng bị chết hay đột quỵ hơn là những người ăn nhiều sodium hơn.
- Các vấn đề về xương khớp
Cung cấp quá nhiều sodium cũng gây ra các bệnh về xương khớp
Việc tiêu thụ muối quá nhiều sẽ làm tăng lượng bài tiết trong canxi trong nước. Một số chuyên gia đã cho rằng có thể đây chính là nguyên nhân gây ra loãng xương.
- Thận bị ảnh hưởng
Khi cơ thể của chúng ta tiêu thụ quá nhiều muối thì thận sẽ phải làm việc với cường độ lớn và từ đó các chức năng của thận cũng sẽ bị suy giảm. Chính vì vậy, hãy cắt giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để tránh các vấn đề về bệnh tật.
- Tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày
Vì dạ dày thường có liên quan đến các hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Tuy nhiên những nghiên cứu mới nhất đã cho rằng Sodium cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn sodium là gì ? Đây là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng phải sử dụng sao cho hợp lý, tránh tình trạng dư thừa sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để đội ngũ Admin giải đáp giúp bạn nhé!