Sinh thái học là gì? Cấu trúc, vai trò và ý nghĩa của sinh thái học

Sinh thái học là nội dung khá quan trọng trong môn Sinh học, nói về môi trường sống ở xung quanh chúng ta. Vậy sinh thái học là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, vai trò và ý nghĩa của sinh thái học qua những thông tin trong bài viết này.

Sinh thái học là gì?

Sinh thái học là thuật ngữ được nhà sinh học người Đức có tên Haken (Ernst Haekel) đặt ra vào năm 1866, dựa trên hai từ tiếng Hy Lạp là oikos (có nghĩa là “nhà” hay “nơi để sống”) và logos (có nghĩa là “nghiên cứu [về] “). Vậy nên theo nghĩa đen, sinh thái học chính là sự nghiên cứu về các loài sinh vật ở ngay nhà của chúng. Sinh thái học thường sẽ quan tâm đến các nguyên lí tổng quát áp dụng cho hệ động vật và thực vật.

Sinh thái học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loài sinh vật

Sinh thái học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loài sinh vật

Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hoặc các loài riêng lẻ với những thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Hay nói cách khác, sinh thái học là việc nghiên cứu về các hệ sinh thái.

Sinh thái học là khoa học tổng hợp về mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật, môi trường và giữa các sinh vật với nhau; là khoa học cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Đây cũng được xem là môn học về cấu trúc của thiên nhiên. Nói một cách khái quát và chính xác hơn thì đó là mối quan hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống vật chất sống ở cấp độ cơ thể và trên cơ thể (như loài, quần thể, quần xã hoặc hệ sinh thái) với điều kiện của môi trường sống xung quanh. Con người và xã hội loài người cũng là một trong những hệ thống vật chất sống và tồn tại trong tự nhiên với tư cách là những cơ thể hoàn chỉnh.

Cấu trúc của sinh thái học

Sau khi tìm hiểu rõ khái niệm sinh thái học là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc của sinh thái học ở bên dưới đây.

Cấu trúc của sinh thái học có ba mức độ chồng lên nhau theo ba lớp nằm ngang với mức độ tổ chức sinh học khác nhau, từ cá thể cho đến quần thể và quần xã rồi mới đến hệ sinh thái. Cụ thể như sau:

Cấu trúc của sinh thái học theo tổ chức

Cấu trúc của sinh thái học theo tổ chức

  • Cá thể: Là một cá nhân hay một vật thể nào đó.
  • Quần thể: Là tập hợp của các cá thể cùng loài, cùng sinh sống ở trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới. 
  • Quần xã: Là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và khoảng thời gian nhất định. Các quần thể sinh vật ở trong quần xã có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định qua thời gian. Do đó, quần xã mới có cấu trúc tương đối ổn định.

Ví dụ cụ thể: Các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm, các loài cỏ sống ở ven hồ, các loài động thực vật, vi sinh vật ở đáy hồ,… đều là những quần xã sinh vật. Rừng ngập mặn có nhiều loài sinh vật cùng chung sống hay rừng trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật, động vật cũng là quần xã sinh vật.

–  Hệ sinh thái: Là một hệ thống gồm các sinh vật và môi trường có sự tác động lẫn nhau, mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó. Xét về cấu trúc thì hệ sinh thái bao gồm 4 thành phần là:

  • Môi trường: Gồm các yếu tố vô sinh tồn tại ở trong tự nhiên tổ hợp lại thành một môi trường sống như khí hậu, thủy văn, đất đai,…
  • Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật tự dưỡng gồm các loài thực vật có màu xanh, một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp.
  • Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng gồm tất cả các loài động vật, vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp. Hay nói một cách khác là chúng tồn tại được dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng đã tạo ra, gồm các loại Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (những loài động vật ăn thực vật); Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (những sinh vật ăn thịt, sử dụng các sinh vật tiêu thụ bậc 1 để làm thức ăn); Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và 4 (những sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 để làm thức ăn; hoặc cũng có thể là ký sinh trùng trên sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 hay động vật ăn xác chết).

+ Sinh vật phân hủy: Là tất cả các loại vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.

Cấu trúc sinh thái học theo quá trình phát triển

Cấu trúc sinh thái học theo quá trình phát triển

Mặt khác, cấu trúc sinh thái học còn được chia ra thành 5 nhóm tương ứng với hình thái, chức năng, sự phát triển, điều hoà và thích nghi.

  • Nhóm hình thái: Nói lên số lượng và mật độ tương đối của các loài trong nhóm.
  • Nhóm chức năng: Nói lên mối quan hệ giữa các quần thể thú dữ, con mồi và sự cạnh tranh với những loài khác.
  • Nhóm phát triển: Nói lên quá trình diễn thế của các loài ở trong quần xã. (Sự diễn thế chính là sự biến động, biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau qua quá trình biến đổi khí hậu, thổ nhưỡng và địa chất.)
  • Nhóm điều hòa: Nói lên sự tự điều chỉnh của các loài để có thể thích nghi với môi trường, phát triển và tiến tới sự cân bằng.
  • Nhóm thích nghi: Nói lên quá trình tiến hóa, khả năng chọn lọc hệ sinh thái và chống lại kẻ thù.
Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? Phân loại, đặc điểm, chức năng và bài tập áp dụng

Vai trò, ý nghĩa của sinh thái học

Qua các thông tin bên trên chắc chắn các bạn đã hiểu rõ sinh thái học là gì rồi. Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của sinh thái học.

Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, những kiến thức của sinh thái học và môi trường đã và đang đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn minh của nhân loại ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Sinh thái học giúp chúng ta ngày càng có hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của sự sống ở trong mối tương tác với các yếu tố của môi trường trong hiện tại và quá khứ, trong đó gồm cả cuộc sống và sự tiến hoá của con người.

Sinh thái học có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và môi trường xung quanh

Sinh thái học có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và môi trường xung quanh

Hơn nữa, sinh thái học còn tạo nên những nguyên tắc, định hướng cho hoạt động của con người đối với thế giới tự nhiên để phát triển nền văn minh ngày càng cao hơn.

Trong cuộc sống, sinh thái học đã mang lại những thành tựu to lớn và được con người ứng dụng vào các những lĩnh vực sau đây:

  • Giúp nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng dựa trên cơ sở cải tạo lại các điều kiện sống của chúng.
  • Giúp hạn chế, tiêu diệt các dịch hại, bảo vệ môi trường sống cho vật nuôi, cây trồng và đời sống của cả con người.
  • Thuần hóa và di giống cho các loài sinh vật.
  •  Là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển các loài động thực vật quý hiếm.
  • Giúp ngăn ngừa tình được trạng ô nhiễm môi trường.
  • Giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Là cơ sở khoa học để xây dựng mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ sinh thái học là gì? Cấu trúc, vai trò và ý nghĩa của môn khoa học này như nào. Từ đó, các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh để thay đổi thói quen giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Bài viết liên quan