Scam là gì? Scammer là gì?
Scam là một thuật ngữ tiếng Anh mang ý nghĩa đó là “lừa đảo”. Còn Scammer dịch khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Kẻ lừa đảo”. Đây là khái niệm được dùng để chỉ những tổ chức, cá nhân có những hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản từ người khác. Việc mạng internet ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các scammer hoạt động mẽ hơn. Ngày càng có nhiều chiêu trò scam mới xuất hiện. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về các loại hình scam phổ biến hiện nay để các bạn cảnh giác đề phòng.
Các loại hình Scam trên mạng xã hội hiện nay
Hiện nay đang có 2 loại Scam chính đó là Scam online và Scam offline. Thông tin chi tiết về 2 loại hình Scam này như sau:
Scam online
Scam online là những hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác diễn ra trên mạng xã hội. Các những hình thức lừa đảo Online có thể kể đến như:
- Scam qua Email: Đây là hình thức Scammer gửi Email có nội dung khiến người nhận được tự nguyện đưa ra các thông tin của các nhân của mình. Ví dụ như: Ngân hàng yêu cầu xác thực thông tin, yêu cầu bạn nhấn vào đường link để tiến hành đăng nhập. Các Email được dùng để scam sẽ tương tự như Email của các công ty thật.
- Hack Facebook: Đây là hình thức vô cùng phổ biến, những kẻ lừa đảo sẽ thực hiện hành vi hack Facebook của một người nào đó. Sau đó sử dụng tài khoản đó để nhắn tin cho bạn bè, người thân của chủ tài khoản Facebook để thực hiện các hành vi lừa đảo. Chúng thường sẽ hỏi vay tiền, nhờ nạp thẻ điện thoại hoặc gửi những liên kết độc hại.
- Tạo lập Website mạo danh: Với hình thức Scam này các đối tượng lừa đảo sẽ lập ra một website giả (có thiết kế giống y hệt với một trang web nổi tiếng) rồi tiến hành thực hiện seo để đưa Web giả lên những thứ hạng đầu của các công cụ tìm kiếm. Tiếp đến chúng sẽ dùng nhiều chiều các trò khác nhau để lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người dùng. Có những trang Web sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập, đăng ký tài khoản từ đó họ sẽ lấy được thông tin cá nhân.
- Mạo danh thương hiệu hoặc các nhân: Đây là hình thức lừa đảo mà Scammer thực hiện tạo ra các tài khoản mạng xã hội giả của các thương hiệu nổi tiếng hoặc người nổi tiếng. Sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo, người dùng không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài khoản mạng xã hội đó thì việc bị chiếm đoạt tài sản là rất cao.
- Lừa đảo quyên góp từ thiện: Việc kêu gọi quyên góp từ thiện trên các trang mạng xã hội hiện đang diễn ra rất phổ biến. Không khó để chúng ta bắt gặp những bài viết về một hoàn cảnh khó khăn nào đó đang rất cần tiền để chữa trị bệnh tật… và kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ cộng đồng. Dưới bài viết là thông tin số tài khoản để những nhà hảo tâm có thể chuyển tiền hỗ trợ. Những bài viết dạng này rất có thể là một hình thức lừa đảo lợi dụng lòng thương cảm của con người. Do đó trước khi bạn quyết định quyên góp ủng hộ một hoàn cảnh khó khăn nào đó trên mạng xã hội cần kiểm tra thông tin kỹ càng trước khi thực hiện.
- Bán hàng online không đúng chất lượng: Hiện nay việc kinh doanh và mua hàng online ngày càng trở nên phổ biến. Rất nhiều Scammer đã lợi dụng điều này để thực hiện hành vi lừa đảo. Bởi khi mua hàng online bạn không được nhìn tận mắt sản phẩm cũng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua. Những đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này để kinh doanh những mặt hàng kém chất lượng, có giá trị thấp hơn nhiều lần số tiền người mua bỏ ra.
Scam offline
Scam offline là hình thức lừa đảo xuất hiện trước khi công nghệ internet bùng nổ. Hình thức lừa đảo này thường dựa trên sự tin tưởng giữa người với người để lừa đảo. Hành vi lừa đảo trực tiếp này thường vô cùng tinh vi khiến người bị hại khó lòng để nhận biết được. Sau khi thực hiện lừa đảo thành công những scammer sẽ biến mất và không thể nào tìm kiếm, liên lạc được.
Cách để nhận biết scam, scammer
Hiện ngay những kẻ đi lừa đảo ngày càng có những thủ đoạn tinh vi khiến chúng ta rất dễ bị sa lưới. Dưới đây là một số cách nhận diện scammer để các bạn có thể tham khảo
- Dựa vào forum của trang: Các bạn cần kiểm tra xem trang đó có hoạt động hay không, các thành viên có đăng tải hay bình luận hay không.
- Kiểm tra domain của trang: Những scammer thường sẽ lập ra nhiều trang cùng 1 domain để thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Do đó kiểm tra domain cũng là một trong những cách nhận biết đây có phải là là trang web lừa đảo hay không. Tuy nhiên hiện cũng có rất nhiều trang kiếm tiền uy tín liên kết với nhau.
- Kiểm tra mức tăng trưởng của các trang: Những trang mạng xã hội có số thành viên tăng quá nhanh rất dễ là những trang lừa đảo. Bởi họ sẽ trả tiền để có thành viên nhằm tạo sự tin tưởng cho các “con mồi”. Do đó, những trang nhiều thành viên chưa hẳn là trang uy tín đáng tin cậy.
- Những lời mời chào với lợi ích hấp dẫn rất dễ là scam. Bởi một trong những phương thức lừa đảo phổ biến nhất là đánh vào lòng tham của con người.
Trên đây là thông tin về scam mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được scam là gì cũng như những hình thức scam phổ biến hiện nay.
Xem thêm:
- Simp là gì? Tại sao Simp lại được giới trẻ sử dụng nhiều?
- Thug life là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Thug life
- Spotlight là gì? Chiếm spotlight nghĩa là gì?
- P/S nghĩa là gì? Cách sử dụng P/S chuyên nghiệp
- Drama là gì? Hít drama là gì? Tổng hợp các thể loại Drama hiện nay