Rùa tai đỏ là gì? Rùa tai đỏ ăn gì, nuôi rùa tai đỏ có tốt không?. Mời các bạn cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về rùa tai đỏ là gì?
Đặc điểm của rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ là loài rùa bán cạn có thể sống nửa trên cạn, nửa dưới nước, sống chủ yếu ở các vùng ao hồ, sông suối. Khi mới nở chúng chỉ dài hơn 1cm, khi trưởng thành dài 13 – 15cm, tối đa dài 25cm.
Màu sắc của loài rùa này khá nổi bật, chúng có màu xanh khi mới nở, vàng khi trưởng thành, màu nâu khi về già. Đặc biệt trên trên cơ thể chúng có một vệt màu cam đỏ, kéo dài từ mắt ra phía sau.
Rùa tai đỏ sống ở đâu?
Loài rùa này được tìm thấy đầu tiên ở thung lũng Mississippi, Bắc Mỹ. Cho đến hiện nay chúng đã có mặt trên hầu hết tại các khu vực trên thế giới. Ở Việt Nam, loài rùa này đã du nhập vào nước ta khoảng 25 năm, nhưng bị nghiêm cấm. Bởi loài rùa tai đỏ là loài ăn tạp, vô cùng nguy hiểm, tàn phá môi trường sống của nhiều loài động vật.
Rùa tai đỏ sống được bao lâu?
Loài động vật này khi sống trong môi trường tự nhiên có thể sống lên tới 100 năm. Còn trong điều kiện nuôi hồ cạn tại nhà thì rùa tai đỏ có thể sống 30 – 50 năm.
Xem thêm:
- Rồng Nam Mỹ ăn gì? Cách ấp trứng rồng Nam Mỹ đơn giản
- Giun đất ăn gì? Đặc điểm, vai trò, tập tính và kỹ thuật nuôi giun đất
- Con dơi là loài gì? Dơi ăn gì? Đẻ trứng hay đẻ con?
- Con dế ăn gì? Cách cho dế ăn và kỹ thuật nuôi dế hiệu quả
- Ngọc kê gà là gì? Ăn kê gà có tác dụng gì?
Rùa tai đỏ ăn gì?
Rùa tai đỏ có thể ăn rất nhiều loại thực phẩm khác nhau trong tự nhiên vì chúng là động vật ăn tạp. Chúng thích ăn các loại mồi động vật và các loại thực phẩm chứa chất xơ thô. Dưới đây là một số thức ăn cho rùa tai đỏ bạn có thể tham khảo:
- Mồi sống: Giun đất, dế, giun huyết, giun sáp, ốc thủy sinh, tằm, giáp xác, tôm, nhuyễn thể, và sâu bột. Với những con rùa nhỏ thì khi nuôi bạn nên cắt nhỏ mồi ra thành từng miếng nhỏ.
- Thực vật: Các loại rau cải xanh, cải xoăn và cải ngọt, không nên cho ăn rau diếp vì không đủ chất dinh dưỡng.
- Cây thủy sinh: Khi nuôi rùa trong bể cá hoặc ao, bạn có thể thêm các loại cây thủy sinh để rùa có thể ăn khi đói. Chúng thường ăn các loại thực vật sống dưới nước như: bèo tây, cây an xoa, bèo tấm, azolla (rêu tiên) và ếch nhái.
- Các loại rau củ khác: Cà rốt, bí và đậu xanh và nên cắt nhỏ để dễ ăn hơn.
Nuôi rùa tai đỏ tốt hay xấu?
Trong phong thủy, rùa là con vật mang lại may mắn và bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút vận may, tài lộc nhiều người thường muốn nuôi rùa trong nhà. Ở thời phong kiến Trung Quốc, nhiều gia đình giàu có, gia đình quan lại đều có ao nuôi rùa. Vì vậy, rùa được xem là con vật linh thiêng mang đến nhiều điềm lành và bất cứ ai nuôi rùa cũng có thể sẽ được hưởng được sự may mắn từ nó.
So với thú chơi khi nuôi các loại động vật cảnh khác như: cá cảnh hay các loại thủy sinh khác, thì nuôi rùa được xem là khá bình dân và ít tốn kém. Trong khi một con cá Rồng, hay cá La Hán có mức giá lên tới vài triệu đồng thì một con rùa chỉ có giá từ 10.000 đến 60.000 đồng/con.
Hàng ngày, bạn chỉ cần bớt một ít thức ăn, rau quả thừa là đủ để rùa sống khỏe. Tuy rùa rất dễ nuôi nhưng nếu nuôi không đúng cách có thể sẽ khiến rùa bị nhiễm bệnh và dễ chết nhanh chóng.
Tuy nhiên, với rùa tai đỏ là loài rùa ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP; thì người có hành vi vận chuyển, lưu giữ, nuôi loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn, không kiểm soát được sự phát triển lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại sẽ bị phạt cảnh cáo. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi mua và nuôi rùa tai đỏ cũng như những loại rùa nằm trong danh sách được Pháp luật bảo vệ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản của rùa tai đỏ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về loại rùa này.