RPM nghĩa là gì? 1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút?

Khi đọc thông số của một vài thiết bị công nghiệp, chúng ta có thể bắt gặp chỉ số RPM. Vậy RPM là gì? 1 RPM sẽ bằng bao nhiêu vòng/phút?. Nếu các bạn chưa rõ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chỉ số này qua các thông tin trong bài viết nhé.

RPM là gì? 

RPM chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Revolutions Per Minute”. Đây là chỉ số được sử dụng để tính toán vận tốc quay hoặc tần số quay xung quanh một trục cố định của một vật trong khoảng thời gian nhất định (thường được đo bằng phút). PRM có ký hiệu là N. 

RPM là chỉ số được dùng để đo tốc độ vòng quay của động cơ máy móc

RPM là chỉ số được dùng để đo tốc độ vòng quay của động cơ máy móc

Nếu giá trị RPM càng lớn thì tốc độ quay của động cơ sẽ càng nhanh và tạo ra hiệu suất quay lớn, nhưng vẫn có khả năng gây ra tiếng ồn lớn. Ngược lại, giá trị RPM càng nhỏ thì tốc độ quay của động cơ sẽ càng chậm, máy vận hành êm ái nhưng hiệu suất quay lại thấp hơn.

1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút?

Sau khi tìm hiểu RPM là gì ở bên trên, chắc chắn có nhiều bạn thắc mắc 1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này ở dưới đây nhé.

Tốc độ quay RPM chính là tốc độ quay của trục mô tơ ở bên trong quạt. Hay nói cách khác, tốc độ quay RPM chính là số lần trục quay chuyển động hết một vòng tròn trong thời gian một phút. 

Chúng ta không thể xác định được chính xác 1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút, mà còn phải phụ thuộc vào từng loại động cơ, cách thiết kế và sản xuất của nhà cung cấp. 

Chỉ số RPM của mỗi thiết bị khi đổi sang vòng/phút sẽ khác nhau

Chỉ số RPM của mỗi thiết bị khi đổi sang vòng/phút sẽ khác nhau

Khi các bạn bắt gặp cụm từ 1400RPM, tức là động cơ của thiết bị đó có tốc độ quay 1400 vòng trong một phút. Việc ghi rõ chỉ số tốc độ quay này sẽ giúp cho người dùng có thể phân biệt được từng loại thiết bị và đánh giá được khả năng hoạt động của động cơ.

Cách đổi đơn vị RPM sang rad/s và m/s nhanh chóng, chính xác

Như vậy với các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ RPM là gì rồi. Từ đơn vị vòng/phút được ghi trên motor của thiết bị, các bạn có thể quy đổi dễ dàng thành Rad/s hoặc m/s tùy theo mục đích sử dụng.

Đổi đơn vị RPM sang Rad/s

Tương tự với cách đổi RPM (vòng/phút) sang Rad/s, các bạn sẽ áp dụng tuần tự theo 3 bước tính sau đây: 

  • Bước 1: Quy đổi từ vòng/phút sang vòng/giây tương tự như công thức ở bên trên.
  • Bước 2: Tính chu kỳ thực hiện xong 1 vòng tròn theo công thức:

 T = 1/f. 

  • Bước 3: Tiếp theo, chúng ta tính tốc độ góc: N (Rad/s) = (2 x π)/T. 

Ví dụ cụ thể như sau: Nếu có một motor quay 60 vòng/phút. Các bạn cần tìm xem motor đó quay bao nhiêu Rad/s?

Thực hiện

  • Bước 1: Quy đổi sang vòng/giây: f = 60 : 60 = 1. 
  • Bước 2: Tính chu kỳ thực hiện vòng quay: T = 1/1 = 1. 
  • Bước 3: Tốc độ góc N(Rad/s) = (2 x 3,14) : 1 = 6,28 Rad/s.
Hướng dẫn đổi RPM sang Rad/s đơn giản, nhanh chóng và chính xác

Hướng dẫn đổi RPM sang Rad/s đơn giản, nhanh chóng và chính xác

Đổi đơn vị RPM sang m/s

Muốn thực hiện đổi RPM (vòng/phút) sang RPM (m/s), các bạn cần lần lượt thực hiện theo 3 bước sau đây: 

  • Bước 1: Đổi từ đơn vị RPM sang vòng/giây bằng công thức:

 f (vòng/giây) = f (vòng/phút) : 60. 

  • Bước 2: Tính chu vi của một vòng quay trọn vẹn theo công thức:

Chu vi (C) = d x π (m). 

(Trong đó d là đường kính của hình tròn và số π = 3,14) 

  • Bước 3: Đổi sang đơn vị m/s bằng công thức: 

N (m/s) = f (vòng/giây) x C. 

Ví dụ cụ thể như sau: Nếu có một motor quay 60 vòng/phút, đường kính vòng quay là 0,1m. Các bạn hãy tìm xem motor này quay bao nhiêu m/s?

Thực hiện

  • Bước 1: Quy đổi sang vòng/giây: f = 60 : 60 = 1. 
  • Bước 2: Tính chu vi của vòng quay: C = 0,1 x 3,14 = 0,314m.
  • Bước 3: Motor quay được N(m/s) = 1 x 0,314 = 0,314m/s.    

Ứng dụng thiết thực của đơn vị RPM trong đời sống 

Sau khi tìm hiểu tốc độ RPM là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ứng dụng của đơn vị này trong đời sống ở dưới đây. Các bạn sẽ rất dễ bắt gặp thông số này ở các sản phẩm như sau:

  • Quạt công nghiệp: Đây là thiết bị sử dụng để lưu thông không khí trong các xưởng sản xuất, nhà máy, xí nghiệp,… Chỉ số RPM trên thiết bị này cho biết tốc độ quay của cánh quạt, mức độ ồn và hiệu suất hoạt động. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn RPM cao để nâng cao hiệu quả làm mát. 
  • Bánh xe đạp: Con số RPM trên bánh xe đạp được dùng để tính số vòng quay của bàn đạp trong thời gian một phút. Từ đó, giúp cho người dùng biết được tốc độ di chuyển của xe nhanh hay chậm. 
Đơn vị RPM trên bánh xe đạp giúp người dùng biết được xe đi nhanh hay chậm 

Đơn vị RPM trên bánh xe đạp giúp người dùng biết được xe đi nhanh hay chậm

  • Ổ cứng của máy tính: Chỉ số này giúp chúng ta xác định được số vòng quay của ổ cứng máy tính. Từ đó biết được tốc độ truy cập dữ liệu của ổ cứng nhanh hay chậm. 
  • Sản xuất sản phẩm cuộn: Trong các ngành công nghiệp sản xuất túi bóng, băng keo, giấy cuộn,… đều được trang bị thiết bị “cuộn”. Chỉ số RPM trên thiết bị này cho biết tốc độ cuộn của máy trong thời gian một phút. Nhờ vậy, người dùng có thể tính toán được hiệu suất hoạt động của thiết bị và cân nhắc về số lượng máy cần lắp đặt. 

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về tốc độ quay RPM là gì? Cách quy đổi đơn vị RPM sang các đơn vị khác nhanh chóng, chính xác. Nếu các bạn có gì còn thắc mắc về nội dung bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

  • Mạch tạo xung là gì? Ví dụ, sơ đồ, ứng dụng của mạch tạo xung
  • Độ âm điện là gì? Cách tính và bảng giá trị độ âm điện
  • Tiếp xúc điện là gì? Phân loại, các chế độ làm việc của tiếp điểm
  • Nhiễm điện tiếp xúc là gì? Nguyên nhân của các hiện tượng nhiễm điện
Bài viết liên quan