PSI – đại lượng vật lý mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở những đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất… Vậy PSI là gì? Hãy cùng với chuthapdoquangninh.org.vn chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khái niệm PSI là gì?
PSI là một đơn vị đo áp suất hoặc áp lực có xuất xứ từ các nước Bắc Mỹ.
Vậy ký hiệu PSI là gì? PSI là tên viết tắt của cụm từ ” Pound Per Square Inch ” dịch theo tiếng Việt có nghĩa là “áp lực” (đơn vị: Pound) tác động trên mỗi điện tích (đơn vị: inch).
Đơn vị áp suất PSI là gì?
PSI là đơn vị mà chúng ta thường được nhìn thấy trên các đồng hồ đo áp suất dạng cơ hay các loại cảm biến áp suất có tín hiệu ngõ ra 4-20mA. Mỹ chính là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ và cũng đi đầu trong các ngành công nghiệp. Đơn vị PSI cũng có xuất xứ từ đơn vị đo trọng lượng (Pound) và đơn vị độ dài (Inch).
Ngoài đơn vị PSI, chúng ta còn thấy một số đơn vị đo khác như Bar hay kg/cm2 (được sử dụng phổ biến ở châu Âu); đơn vị Kpa, Mpa (thường được sử dụng ở châu Á)…
Nói theo cách khác thì đơn vị PSI là đơn vị của người Mỹ. Ngoài đơn vị PSI, chúng ta còn thấy đơn vị KSI và PSF
– KSI (Kilopound trên Inch Vuông): nằm trong hệ thống đo lường của Mỹ. Thường được dùng để thể hiện các áp suất có giá trị lớn hơn PSI mà các thiết bị đo không thể hiển thị được chính xác hoặc hiển thị nhưng không đủ số nguyên. 1KSI = 1.000PSI
– PSF (Pound trên Foot Vuông): đơn vị này cũng được người Mỹ sử dụng nhưng thay vì Inch trên Spare thì PSF là Pound trên Foot Vuông. 1PSI = 144PSF
Chỉ số PSI là gì?
Chỉ số PSI biểu thị giá trị của lực tác dụng vào vị trí đang đo, các giá trị thường gặp là: 65PSI, 125PSI, 150PSI, 300PSI, 1000PSI.
Ví dụ: khi đồng hồ đo áp suất hiển thị giá trị 125PSI thì có nghĩa là áp suất đang nén lại tới mức 125PSI. Do đó, chỉ số PSI còn được coi với cái tên là áp suất PSI.
Ứng dụng của PSI
– PSI thường được dùng trong các ứng dụng như đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực). PSI cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, nó được định nghĩa là khả năng chống chịu lại lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi hay được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu.
– Trong đo lường áp suất khí nén và thủy lực thì PSI thể hiện lực tác dụng lên bình chứa của nó bằng hai chất lỏng tương đối. Trong đo áp suất chất lỏng với việc sử dụng PSI thường có liên quan đến áp suất khí quyển. Điều này là do PSI được đo bằng đồng hồ (Gauge) mà vốn được đo bằng cân bằng vi sai so với áp suất khí quyển.
– PSI được dùng để đo độ bền theo lực kéo bên trong vật liệu. Trong đó lực kéo có thể lên đến hàng ngàn PSI (KPsi) và để đo mô đun đàn hồi của vật liệu đến hàng triệu PSI (MPsi).
– Đồng hồ đo áp suất sử dụng đơn vị PSI được sử dụng trong tất các ngành nghề cần đến việc đo lường áp suất như: máy khí nén và thủy lực hay các hệ thống công nghiệp và an toàn. Trong năng lượng dùng khí nén thì máy đo PSI được sử dụng tương đương như là đồng hồ đo nhiên liệu.
Cách chuyển đổi đơn vị PSI
Hiện có rất nhiều đơn vị đo áp suất, vậy làm cách nào để có thể chuẩn hóa chúng về một đơn vị chung mà tất cả mọi người trên thế giới đều có thể sử dụng? Điều này thực tế thì rất khó thực hiện được bởi vì các cường quốc công nghiệp lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp… thì đều sử dụng một đơn vị áp suất riêng và các thiết bị được sản xuất tại các quốc gia này sẽ có đơn vị khác nhau. Do đó, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị này với nhau và tìm cách chuyển đổi qua lại giữa chúng.
Để có thể làm được việc này thì chúng ta có thể tham khảo các giá trị chuyển đổi từ PSI sang các loại đơn vị khác theo bảng sau:
Dựa vào bảng quy đổi các đơn vị áp suất ở trên, ta thực hiện trình tự như sau:
– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị sẵn bảng quy đổi.
– Tiếp theo tìm đơn vị bạn đang muốn quy đổi nằm ở cột dọc bên tay trái.
– Tiếp đến bạn sẽ tìm đơn vị quy đổi đích hay đơn vị muốn được quy đổi để ra kết quả cuối cùng nằm ở hàng trên cùng đầu tiên.
– Bước 4: Gióng thẳng giá trị cột dọc và hàng ngang, điểm giao của hai giá trị này chính là kết quả mà bạn cần quy đổi.
Ví dụ khi nhìn vào bảng ta sẽ thấy:
1 Psi = 68.95 mBar
1 Psi = 0.0689 Bar
1 Psi = 0.0681 Atm
1 Psi = 6895 Pa
1 Psi = 6.895 kPa
1 Psi = 0.006895 MPa
1 Psi = 703.8 mmH20
1 Psi = 27.71 in.H20
1 Psi = 51.715 mmHg
1 Psi = 2.036 in.Hg
1 Psi = 0.0704 kg/cm2
Bên cạnh đó thì chúng ta cũng có thể chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị với nhau một cách dễ dàng thông qua bảng trên.
Trên đây là những thông tin liên quan đến PSI là gì. Hy vọng sẽ cho bạn những thông tin bổ ích để phục vụ trong học tập cũng như công việc sau này. Đừng quên theo dõi chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm cho mình nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Xem thêm:
- Hiện tượng cảm ứng điện từ và ứng dụng của cảm ứng điện từ
- Sóng điện từ là sóng ngang hay là loại sóng dọc?
- Áp suất là gì? định nghĩa và công thức tính áp suất
- Decibel là gì? Đơn vị đo cường độ âm thanh là như thế nào?
- Plasma là gì? Khái niệm và ứng dụng của plasma