Phép tu từ là một biện pháp được dùng phổ biến trong cả văn viết lẫn văn nói. Nhưng để hiểu rõ phép tu từ là gì một cách cụ thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin cơ bản về phép tu từ.
Phép tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về câu, từ hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục đích tăng tính gợi cảm, gợi hình. Qua đó tạo ấn tượng giúp người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận những cảm xúc chân thực.
Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất đa dạng, phong phú và được dùng để tăng tính thẩm mỹ, tạo dấu ấn riêng cho mỗi tác phẩm. Tác giả có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều phép tu từ khác nhau để biểu đạt, bày tỏ cảm xúc của mình.
Để hiểu rõ hơn phép tu từ là gì, mời bạn theo dõi một số ví dụ sau:
- Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
- Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Các phép tu từ là gì?
Biện pháp tu từ so sánh
Là biện pháp đối chiếu sự việc, sự vật, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có tính chất, đặc điểm tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung ra sự vật, sự việc được nhắc đến.
Biện pháp tu từ so sánh thường được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và được chia thành hai dạng:
- So sánh ngang bằng. Ví dụ: Tóc đen như gỗ mun.
- So sánh không ngang bằng. Những ngôi sao đang thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Biện pháp tu từ nhân hóa
Nhân hóa là sử dụng các từ ngữ vốn được tả, gọi về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hoặc cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị các suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, có hồn và sinh động hơn.
Các biện pháp tu từ nhân hóa gồm có hai dạng:
- Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật. Ví dụ chị ong nâu, chú gà trống, ông Mặt trời…
- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ là gọi tên sự vật sự việc này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, có tính biểu đạt cao, gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm có 4 loại:
- Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc là người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa theo nét tương đồng về hình thức.
Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung chỉ sự phát triển, tạo thành. Thắp là ẩn dụ cách thức hoa râm bụt nở hoa.
- Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên của sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức. Ví dụ câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
- Ẩn dụ về phẩm chất: Tương đồng về phẩm chất. Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
Trong phép ẩn dụ này, bến chỉ người con gái, thuyền chỉ người con trai bởi vì chúng đều có điểm chung về phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Miêu tả đặc điểm, tính chất, sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác.
Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Biện pháp tu từ hoán dụ
Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, khái niệm, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi để tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt.
Các dạng tu từ hoán dụ được chia thành 4 loại, bao gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.
Biện pháp tu từ nói quá
Nói quá là cách nói phóng đại tính chất, quy mô, mức độ của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật ở trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm nói quá với khái niệm nói khoác. Nói quá chỉ phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế, còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.
Ví dụ: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
Ẩn dụ có 04 loại đó là: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị tránh gây cảm giá quá đau buồn, thô tục, mất lịch sự.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh đó là trong câu có các từ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đây.
“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
Điệp từ
Là cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc là một cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng và tạo nhịp điệu trong cách diễn đạt.
Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là: Điệp ngắt quãng, điệp chuyển tiếp, điệp nối tiếp.
Liệt kê
Là sự tiếp nối hoặc sắp xếp các từ, các cụm từ cùng loại với nhau để diễn tả đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc một khía cạnh, một tư tưởng hay tình cảm nào đó.
Phép liệt kê được sử dụng trong nhiều loại văn bản khác nhau. Để nhận biết được phép liệt kê, chúng ta có thể quan sát xem bài viết đó có xuất hiện các từ, cụm từ nối tiếp nhau hoặc là được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, dấu phẩy hay không.
Tương phản
Biện pháp tu từ tương phản là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật tư tưởng hoặc một ý tưởng của tác giả. Đây là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ đối lập nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
Tác dụng của phép tu từ là gì?
Việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu cảm, biểu đạt. Bên cạnh đó, hình ảnh của hiện tượng, sự vật hiện lên cụ thể, rõ ràng và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được dùng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà các biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn trong văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.
- Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.
- Thu hút người đọc và người nghe.
- Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng cũng như ngữ pháp tiếng Việt.
- Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ hơn và tạo ấn tượng cho người đọc.
- Thể hiện lên các tâm tư, tình cảm, cảm xúc, các nguyện vọng của tác giả.
Hy vọng những nội dung về phép tu từ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ phép tu từ là gì, các biện pháp tu từ và tác dụng của nó. Qua đó, chúng ta có thể thấy biện pháp tu từ rất quan trọng nên chúng ta cần phải nắm rõ.