Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật được nhiều người tôn sùng, thờ kính trong nhiều ngôi chùa lớn nhỏ hiện nay. Nhưng thực tế, không phải ai cũng biết rõ về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai và sự tích về vị Phật này như thế nào?. Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Sinh năm nào?
Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là một trong những vị Phật có công rất lớn trong việc đặt nền móng, sáng lập nên Phật giáo ngày nay.
Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8/4 năm 624 TCN (âm lịch), có xuất thân là Hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya thuộc Vương quốc Thích Ca (Ấn Độ ngày nay).
Bên cạnh đó, Ngài được biết đến là bạc giáo chủ cỗi Ta Bà, là người đã khai mở ánh sáng đạo vàng cho nhân loại.
Chân dung Phật Thích Ca Mâu Ni như thế nào?
Nếu bạn quan sát tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở các ngôi chùa, có thể thấy hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni như sau:
- Tóc dày, xoắn ốc được búi gọn ra phía sau, thường mặc trang phục đơn giản như: áo choàng ngang cổ, áo cà sa màu vàng hoặc nâu.
- Tư thế ngồi, hai tay xếp ngay ngắn trên đùi, thường ngồi trên tòa Sen, đôi mắt chỉ mở ba phần tư, có nhục kế trên đỉnh đầu.
Có rất nhiều lời miêu tả về ngoại hình Phật Thích Ca lúc nhỏ được ghi chép trong kinh văn Phật giáo. Nhưng về cơ bản, Ngài được biết đến là một người khôi ngô, tuấn tú. Từ bé đã được rèn luyện trở thành người văn võ song toàn, chỉ 13 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có biệt tài bắn cung.
Theo Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), trong Kinh số 4 có một người Bà La Môn đã miêu tả Phật Thích Ca Mâu Ni là: “Đẹp trai, ưa nhìn, làn da rất đẹp, vẻ ngoài thần thái, oai nghiêm”. Còn trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Kinh số 36 nói rằng: “Ngài đẹp đẽ, tạo được niểm tin, là người điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, tự chủ và trầm tĩnh, như một con voi được thu phục một cách hoàn hảo.”
Ý nghĩa của tên Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni tiếng Anh nghĩa là Gautama Buddha. Để hiểu được ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni là gì, thì chúng ta sẽ xét ý nghĩa của các từ này. Cụ thể:
- Thích Ca: Là tên bộ tộc của Ngài, nơi Ngài được sinh ra, còn trong tiếng Phạn “Thích Ca” có nghĩa là “Văn võ song toàn”.
- Mâu Ni: Đây là cách gọi của người Ấn Độ khi thể hiện sự tôn kính với các bậc Thánh nhân, hay có ý chỉ những người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công.
Xem thêm:
- Đức Phật A Di Đà là ai? Sự tích, cuộc đời của Phật A Di Đà
- Hoan hỉ là gì trong Phật giáo? Cách để tâm luôn hoan hỉ
- Vô minh là gì? Có ý nghĩa thế nào trong Phật giáo
Sự tích về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Theo tài liệu của Phật giáo thì Phật Thích Ca sinh ra ở Vương quốc Skakya (thuộc Ấn Độ ngày nay). Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa trong cung điện, nhận được sự dạy dỗ của các tu sĩ Bà la môn, mà không được nhìn ra thế giới bên ngoài.
Thái tử ngoài học văn còn được rèn luyện các môn khác như: cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm, bơi lội… Sau này khi lớn lên đã thành thân với công chúa Gia Du Đà La và sinh được một người con trai.
Trong khi đi dạo xung quanh thành, Ngài đã nhìn thấy hình ảnh một người bệnh tật, một người già yếu ớt và một xác chết. Hình ảnh đó đã khiến Thái tử giác ngộ ra một điều rằng: Con người sinh ra ai cũng sẽ già yếu đi, gặp phải bệnh tật và cuối cùng sẽ chết dù cho họ là ai đi nữa cũng phải đối diện với sự thật cay nghiệt đó.
Trên đường trở về cung điện, Ngài nhìn thấy một nhà sư đang thong thả bước dạo trên phố, khi đó Thái tử Tất Đạt Đa đã quyết định rời cung điện và tìm cầu giác ngộ, để tìm lời giải cho đau khổ của cuộc đời. Ngài đã đi và học hỏi rất nhiều từ các bậc thầy khác nhau, từ những người theo chủ nghĩa duy vật, duy tâm và những người ngụy biện.
Về sau, Thái tử đã theo học 2 vị thầy nổi tiếng là Guru Alara-Kalama và Guru Uddaka Ramaputta (Uddaka-lam-fu) và đạt được đến vô sở thiền, thiền phi tưởng.
Tuy nhiên, đây không phải là con đường giải thoát khỏi luân hồi nên Thái tử Tất Đạt Đa đã quyết định rời bỏ cả 2 người thầy này. Trong 6 năm tiếp theo, Thái tử Tất Đạt Đa và năm người bạn Kiều Trần Như đã tu khổ hạnh và thiền định, mỗi ngày chỉ ăn duy nhất một hạt cơm, cho đến khi thân xác chỉ còn da bọc xương.
Khi đó, Ngài chợt giác ngộ ngừng tu khổ hạnh và rời khỏi 5 người bạn đó đi đến một ngôi làng khất thực, được một cô thôn nữ mời một bát cháo sữa với mật ong. Truyền thuyết kể lại rằng thân thể của Thích Ca Mâu Ni đã trở lại bình thường ngay sau khi ăn bát cháo đó.
Sau đó, ông đã ngồi dưới cội Bồ Đề trong rừng Uruvela và ngồi thiền bất động, kiên định như núi. Ngài đã phải đối mặt với sự can nhiễu từ con quỷ tên là Mara, nhưng chúng vẫn không thể nào xoay chuyển được ý chí kiên định của Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã tiếp tục quá trình thiền định của mình và cuối cùng đã đạt được sự giác ngộ, trí tuệ được khai mở và đạt được cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề.
Phật Thích Ca Mâu Ni có thật không?
Ngoài việc tìm hiểu về Phật Thích Ca Mâu Ni là ai hay sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc hẳn nhiều người thắc mắc Phật Thích Ca có thật không? Theo lịch sử, Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật có thật. Đó là một con người như chúng ta chứ không phải một vị thần tiên nào đó mà nhiều người lầm tưởng.
Tuy nhiên, để khẳng định Phật Thích Ca có thật không phải dựa vào 2 nguồn tài liệu của Nam Tông và Bắc Tông.
Theo tư liệu của Bắc Tông đã ghi nhận Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia vào năm 19 tuổi. Sau khi trải qua 6 năm tu khổ hạnh trong rừng sâu thì Ngài thành đạo vào năm 31 tuổi. Ngài thuyết pháp trong 49 năm sau đó nhập diệt ở tuổi 80.
Còn theo tư liệu của Nam Tông thì cho rằng Thái tử đã xuất gia vào năm 29 tuổi. Sau 6 năm tu khổ hạnh thì đắc đạo vào năm 35 tuổi. Sau đó Ngài thuyết pháp 45 năm, rồi nhập diệt ở tuổi 80.
Do đó, việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thật hay không còn tùy theo quan niệm và niềm tin của mỗi người.
Như vậy, qua bài viết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai, Phật Thích Ca có thật không mà chúng tôi đã chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như giải đáp được những thắc mắc của mình.
Xem thêm:
- Oan gia trái chủ là gì? Cách hóa giải oan gia trái chủ tại nhà
- Cúng dường là gì? Những điều cần biết về cúng dường trong đạo Phật
- Phóng sinh là gì? Ý nghĩa, nghi thức phóng sinh đúng cách tại nhà