Pháp danh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa & tên các pháp danh hay cho nữ

Theo Phật giáo, khi quy y Tam Bảo để trở thành phật tử thì sẽ có pháp danh. Vậy pháp danh là gì? Ý nghĩa của pháp danh là gì? Các tên pháp danh đẹp cho nam/nữ là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin này trong bài viết nhé.

Pháp danh là gì?

Pháp Danh là tên gọi của Phật tử sau khi đã quy y Phật Giáo. Tức là một người sau khi đã quy y Tam bảo sẽ chính thức trở thành Phật tử và được thầy bổn sư 5 giới truyền trao đặt pháp danh cho. 

Pháp danh được đặt sau khi quy y tam bảo làm Phật tử

Pháp danh được đặt sau khi quy y tam bảo làm Phật tử

Pháp danh được sử dụng trong mọi việc giữa cá nhân đó và nhà chùa cho đến khi mất. Để các bạn dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa của từng từ trong pháp danh, cụ thể như sau:

  • Pháp là giáo pháp của Phật gồm có kinh, luật và luận (là những lời dạy của Phật). Pháp Phật giúp xé tan màn vô minh, giúp chúng sanh thông suốt và có trí tuệ. Pháp giúp con người giác ngộ tự tu sửa thân tâm, thân khẩu từ xấu đến tốt và cuối cùng thoát được sự luân hồi.
  • Danh là tên, là người quan tâm đến Đạo Phật, thích nghiên cứu và học tập giáo lý Phật. Họ cảm thấy bản thân phù hợp với đạo Phật, chấp nhận tu hành theo lời dạy của Phật và thông hiểu lời dạy của đệ tử Đức Phật, quý Sư, quý Thầy, quý Sư Cô.

Nguồn gốc của pháp danh

Sau khi tìm hiểu rõ pháp danh là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của pháp danh.

Khi Phật giáo được truyền bá sang Trung Quốc, ngài Đạo An đã đề xuất dùng họ Thích – Sakya của Đức Phật cho người xuất gia và tự đổi tên mình thành Thích Đạo An. Từ đó, những người xuất gia bắt đầu mang họ Thích. 

Nguồn gốc của pháp danh được bắt nguồn từ chữ Thích, họ của Đức Phật

Nguồn gốc của pháp danh được bắt nguồn từ chữ Thích, họ của Đức Phật

Ở Việt Nam, các thiền sư vào thời Lý – Trần thường hay dùng pháp hiệu, nhưng không sử dụng họ Thích. Các Thiền sư như Viên Chiếu (có tên thật là Mai Trực), Ni sư Diệu Nhân (có tên thật là Lý Ngọc Kiều) đều dùng đạo hiệu – pháp hiệu.

Sau khi thọ Cụ túc giới (tức là giới luật của thầy Tỳ – kheo), bổn sư sẽ được ban pháp hiệu. Pháp hiệu được cấp bởi các vị y chỉ sư, chư Tăng và giáo thọ sư ban tặng. Hoặc có thể tự xưng và trình lên các thầy để xác nhận. 

Sau đó, pháp hiệu đã được các vị chư Tăng Ni sử dụng trong đời sống thường nhật. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều vị Tăng Ni không có pháp hiệu. 

Việc sử dụng pháp danh, pháp hiệu, pháp tự là do quan điểm từng cá nhân hoặc tập quán Tăng Ni ở mỗi khu vực khác nhau. Tuy nhiên, đa số các chư tôn đức Tăng Ni vẫn dùng pháp hiệu.

Ý nghĩa tên pháp danh

Qua các thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ pháp danh là gì rồi. Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của pháp danh.

Đối với các tăng lữ, Pháp danh chính là tên gọi do sư thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia. Còn với các Phật tử tại gia thì Pháp danh sẽ được ban cho sau khi đã quy y, thọ giới hoặc khi tiến hành tang lễ.

Pháp danh được ban cho sau khi quy y Tam Bảo

Pháp danh được ban cho sau khi quy y Tam Bảo

Pháp Danh là biểu tượng thiêng liêng, đánh dấu cho một sự thay đổi mới trong cuộc sống tâm linh của Phật tử khi bắt đầu bước chân vào Đạo Phật. 

Khi con người mới được sinh ra ở thế tục, cha mẹ đặt cho cái tên, đó gọi là Tục Danh. Sau này nếu người ấy chuyển hóa tâm thức, quyết định quy y cửa Phật thì có nghĩa là được sinh ra lần thứ hai, tên lúc này sẽ gọi là Pháp Danh.

Cách đặt tên pháp danh trong Phật giáo

Sau khi tìm hiểu rõ pháp danh là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách đặt tên pháp danh trong Phật giáo.

Các Phật tử sau khi thực hiện quy y xong đã trở thành con của nhà Phật thì sẽ được đặt Pháp danh như sau:

  • Pháp danh sẽ do sư thầy chứng giám đặt cho, đây được xem như là một thể thức truyền thừa cho đệ tử. Vì vậy Pháp danh thường sẽ chiếu theo hệ thống rút từ kinh điển như một bài kệ, một câu kinh hay dùng một chữ chung khởi đầu.
Pháp danh sẽ được sư thầy chứng giám quy y đặt cho

Pháp danh sẽ được sư thầy chứng giám quy y đặt cho

  • Các pháp danh khi quy y gồm có 2 chữ, trong đó chữ đầu tiên có sự liên hệ đến thế hệ trong môn phái, theo bài kệ của Ngài Tổ tạo ra môn phái đó. Còn chữ thứ hai là do vị Bổn Sư chứng giám chọn lựa dựa trên ý nghĩa tên thật của người đệ tử để tạo thành một chữ ghép mang ý nghĩa hay, đẹp và có tính khuyến tu.

Những chữ thường hay được dùng để đặt Pháp danh là Phúc, Tuệ, Huệ, Trí, Diệu, Tâm,… Các chữ này đều có ý nghĩa cao đẹp.

Các tên pháp danh đẹp cho nữ/nam

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ pháp danh là gì rồi. Tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những tên pháp danh hay nam/ nữ. Mời các bạn tham khảo:

Tên Pháp danh đẹp cho nữ

Dưới đây là những tên pháp danh đẹp dành cho nữ giới:

An Lạc Bảo Nghiêm Cát Tường Diệu Âm
Định Tâm Đức Hạnh Giác Nguyện Hồng Ân
Hữu Từ Liên Hoa Minh Châu Như Ý
Pháp Hoa Tâm Bình Thanh Tịnh Bảo Tâm
Diệu Hương Đại Tịnh Định Không Giác Tâm
Hồng Đức Kim Đằng Ngọc Nhẫn Pháp Nhiên
Thượng Hương Viên An Diệu Đào Kim Hoa
Liên Như Thiện Hòa Cát An Cát Ân
Kim Ngọc Bảo Vân Đại Bích Ngọc Nhiên

Tên Pháp danh đẹp cho nam

Tên pháp danh ý nghĩa, đẹp cho nam giới mà các bạn có thể tham khảo:

Diệu Quang Đại Đức Định Tâm Giác Nguyện
Kim Cang Hữu Từ Nguyên Khánh Phổ Hiền
Quảng Đại Quảng Minh Tâm Bình Thuận Hóa
Tịnh Không Viên Giác An Tịnh Bảo Tâm
Định Không Kim Đằng Hữu Nhẫn Hồng Đức
Minh Đạo Nguyên Thành Thanh Minh Thuận Thiện
Tịnh Hải Cát Minh Đức Nghĩa Hữu Tri
Minh Giác Pháp Thanh Tịnh Đồng Viên Không
Định An Đại Bảo Đức Phước Vạn An

 

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ Pháp Danh là gì? Ý nghĩa của pháp danh là gì? Cách đặt tên pháp danh trong Phật giáo như thế nào?. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé. 

Xem thêm:

  • Hoan hỉ là gì trong Phật giáo? Cách để tâm luôn hoan hỉ
  • Cúng dường là gì? Những điều cần biết về cúng dường trong đạo Phật
  • Vô minh là gì? Có ý nghĩa thế nào trong Phật giáo
  • Đức hạnh là gì? 7 đức hạnh của con người theo đạo Phật
Bài viết liên quan