Phân đạm là một trong những loại phân vô cơ giữ vị trí quan trọng giúp cây sinh trưởng và đạt được năng suất cao. Vậy phân đạm thực chất là gì? Thành phần, vai trò, cách sử dụng phân đạm như thế nào? Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu về loại phân bón này trong bài viết sau đây.
Phân đạm là gì?
Phân đạm là tên gọi của các loại phân bón vô cơ cung cấp cho cây trồng nhiều nitơ và còn được gọi tên khác là phân URE. Công thức hoá học của phân đạm Urê là CO(NH2)2. Trong đó, nitơ chiếm 50% và là thành phần chiếm đa số trong phân Ure. Phân đạm Urê cũng được biết đến như là loại phân hóa học có hàm lượng Nitơ cao nhất trên thị trường hiện nay.
Đặc trưng vật lý của phân Ure đó là tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, dễ hòa tan trong nước, có khả năng hút ẩm mạnh. Hiện nay trên thị trường có 2 loại phân ure: phân Ure dạng viên tròn và viên trứng cá.
Đây cũng là một trong những loại phân hóa học phổ biến, được nhiều người nông dân tin dùng. Phân đạm còn có tác dụng kích thích cao, giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cho nhiều củ, hạt, quả.
Tuy nhiên, cây trồng cũng có thể bị độc nếu sử dụng phân Ure có chứa thành phần Biure. Đây là 1 chất được tạo thành trong quá trình sản xuất phân bón. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cây trồng, bạn nên dùng loại phân đạm Urê có chứa không quá 1% Biure.
Vai trò của phân đạm như thế nào với cây trồng
Đối với cây trồng phân Urê với nitơ là thành phần chính góp phần tạo nên sự sống. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của phân đạm phải kể đến như:
– Nhờ Nitơ có trong tất cả các protein phức tạp và đơn giản, giúp cấu thành nên màng tế bào thực vật, tham gia vào quá trình hình thành ADN và ARN. Ngoài ra, chúng còn có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất diễn ra tại các cơ quan thực vật.
– Là nguyên tố tham gia và thành phần chính của các axit amin, clorophin, peptit, protein, các enzim và các loại vitamin trong cây.
– Đạm còn có trong các diệp lục tố, nếu thiếu nó cây xanh sẽ không thể quang hợp. Nó còn có trong các hợp chất Alkaloid, các phecman, các hợp chất quan trọng khác trong tế bào thực vật.
– Làm thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành lá nhiều, quan hợp tốt…dẫn đến tăng năng suất cây trồng.
– Nếu cây thiếu đạm sẽ sinh trưởng còi cọc thiếu chất cơ bản để hình thành tế bào khiến sự sinh trưởng của cây bị đình trệ. Thiếu đạm khiến lá cây biến vàng, diệp lúc ít được hình thành dẫn đến hiện tượng lá chuyển vàng.
Ngoài ra, việc thừa đạm cũng sẽ không tốt cho cây, làm cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, tích lũy lại nhiều gây độc cho cây. Hơn nữa, thừa đạm còn làm cho cây sinh trưởng thái quá, dẫn đến việc không hình thành được các chất “xơ”. Từ đó, cây yếu dần, quá trình ra hoa, kết quả bị giảm hoặc không cho thu hoạch.
Các loại phân đạm được sử dụng phổ biến
Phân Ure
Công thức hóa học phân đạm ure là CO(NH4)2 với hàm lượng nitơ từ 44 – 48%. Loại phân bón này chiếm hơn 58% tỷ lệ phân đạm đang được sản xuất toàn thế giới. Phân Ure có 2 dạng với những đặc điểm riêng khác nhau:
– Loại tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, hạt tròn nhưng lại hút ẩm mạnh. Do đó, trong quá trình bảo quản cần cất giữ nơi thoáng mát, khô ráo.
– Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá: sử dụng phổ biến trong chăm sóc cây trồng, dễ bảo quản, vận chuyển và có thêm chất chống ẩm.
Ưu điểm của phân Ure đó là thích nghi rộng, sử dụng nhiều loại đất khác nhau; thích hợp khi bón trên đất phèn chua. Khi sử dụng phân ure thường được dùng để bón thúc, lưu ý phải pha loãng khi phun lên lá.
Phân đạm amoni
Phân amoni là phân đạm tổng hợp, có các thành phần là muối amoni NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4… Phân Amon chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là:
– Amoni sunphat (NH4)2SO4: Có hàm lượng N 20-21% và S 23-24%. Phân amoni sunfat sử dụng làm chua đất, nên cần bón kết hợp với các loại phân lân kiềm. Phân có tác dụng nhanh với cây trồng, nên khi bón cho cây con cần chú ý tránh gây cháy lá.
– Amoni clorua NH4Cl: Các thành phần chất dinh dưỡng có trong phân gồm 24-25% N và 75% Cl. Loại phân này dễ tan trong nước, không bị vón cục, ít hút ẩm, tơi và dễ sử dụng. Tuy nhiên khi bón phân này lại dễ gây chua và tồn dư trong đất ion Cl-. Vì vậy nên dùng kết hợp với lân và các loại phân bón khác để bón thúc và chia làm nhiều lần bón.
Phân đạm Nitrat
Các loại phân đạm Nitrat phổ biến được sử dụng gồm có:
– Natri nitrat (NaNO3): Là loại phân được sử dụng khá rộng rãi có chứa 16%N, 25% Na2O và lượng nhỏ vi lượng BO. Thường được sử dụng để bón cho các loại cây trồng lấy đường hay các loại cây lấy củ.
– Magie nitrat Mg(NO3)2: với thành phần dinh dưỡng chứa 13-15% N và 8% MgO dễ tan. Loại phân này hay được sử dụng cho các vùng đất thiếu Magie.
– Amoni Nitrat (NH4NO3): Có chứa 33-35% ở cả 2 dạng NH4+ và NO3–, thích hợp sử dụng với các loại cây trồng cạn như bắp, bông ,mía…
– Canxi nitrat Ca(NO3)2: Có chứa hàm lượng 15 – 15,5%N và 25% CaO, là loại phân có tính kiềm mạnh, thích hợp sử dụng cho vùng đất chua.
– Kali Nitrat (KNO3): Có chứa 13% N và 44% K2O, với thành phần này nên KNO3 thường dùng như một loại phân Kali.
Tác hại khi cây thừa – thiếu đạm
Khi cây thiếu đạm
– Cây sinh trưởng kém: Thiếu đạm làm lá nhỏ, cành tán thưa thớt, khả năng tích lũy dinh dưỡng cũng kém đi, làm cây chậm phát triển ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng
– Không quang hợp được: Thiếu đạm làm cây tích lũy nhiều cacbonhydrate, cây hình thành nhiều chất xơ hơn nên cây khó quang hợp được khiến cho cây trở nên khô ráp, cằn cỗi hơn.
– Đẻ nhánh, phân cành yếu: Thiếu đạm làm cây phát triển chậm, phân cành đẻ nhánh kém. Kéo dài thời gian ra quả ở nhiều loại cây trồng vì cây chưa đạt kích thước và sức khỏe để bắt đầu cho thu hoạch.
– Vàng lá năng suất kém: Thiếu đạm làm giảm sự hình thành diệp lục tố bên trong lá, đặc biệt là lá non. Làm lá non có màu xanh nhợt nhạt, khi già đi có màu vàng và nhanh chóng rùng đi
Khi cây thừa đạm
– Lá xanh đậm nhưng mỏng:
– Dễ gãy cành đổ ngã: Thừa đạm sẽ làm cho cây phát triển quá nhanh, gây ra hiện tượng cây cao mà yếu, dễ bị đổ ngã trước gió, bão hoặc những điều kiện bất lợi của thiên nhiên.
– Sâu bệnh dễ tấn công: Thừa đạm sẽ làm tăng sự mọng nước ở các chồi non, đọt non và ngọn cây. Đặc biệt trong mùa mưa, sự mọng nước càng mạnh mẽ hơn nên cây dễ bị côn trùng, sâu bệnh hại tấn công hơn
– Cây khó ra hoa, ra quả: Thừa đạm làm quá trình sinh sản bị trì trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa của cây trồng. Chính vì vậy các nhà chuyên môn thường khuyến cáo giảm hoặc không bón đạm trong giai đoạn phân hoá mầm hoa để cây ra hoa tốt hơn.
Cách sử dụng phân đạm đúng kĩ thuật
Để sử dụng phân đạm có hiệu quả người ta thường khuyến khích áp dụng theo 2 cách là: vùi vào đất và hòa với nước tạo dung dịch để bón cây.
Đối với phương pháp vùi vào đất sẽ làm giảm thiểu tối đa tình trạng mất đạm, do quá trình amoni hóa sẽ xảy ra trên mặt đất. Hơn nữa, cách vùi vào đất còn giúp hòa thành dung dịch giúp phân bón được ngấm sâu vào đất hơn. Trong quá trình sử dụng phân đạm nên sử dụng kiểu bón thúc vì đặc tính của phân là dễ tan và khả năng thích nghi cao.
Bên cạnh đó, thời gian thích hợp để bón phân Ure là giai đoạn đầu sinh trưởng và thời gian thụ quả của cây. Khi bón, bạn cần kết hợp với các loại phân bón khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây. Bởi lượng dưỡng chất trong phân ure thường ở ngưỡng khá cao. Điều này giúp cây được nhận lượng đạm vừa đủ để phát triển tốt nhất. Ngoài ra, chọn bón cây vào khi thời tiết mát mẻ sẽ giúp đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Thêm nữa, đặc tính của phân ure với khả năng thích nghi cao, sử dụng được cho cả những vùng đất chua. Tuy nhiên, không được hòa phân ure với vôi để bón cho cây trồng. Điều này sẽ tạo ra các phản ứng hóa học khiến đất bị vôi hóa, cứng lại và phân bón bị mất tác dụng. Vì thế, bạn nên bón xen kẽ vôi và phân ure trong khoảng thời gian phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cây trồng.
Một số lưu ý khi sử dụng phân đạm giúp đạt hiệu quả cao
Cần lưu ý một số cách sử dụng phân đạm để đem đến hiệu quả tốt cho cây trồng:
– Phân Ure dễ tan, có tính thẩm thấu nhanh, giúp cây xanh lá, đẻ nhiều cành mới, phát triển mạnh. Loại phân này phù hợp với các loại cây trồng đang ở giai đoạn phát triển thân, cành và lá.
– Không bón phân đạm khi trời sắp mưa và đang mưa để tránh bị rửa trôi. Đồng thời cũng không bón phân đạm khi trời khó mưa, khô hạn lâu ngày hoặc không thể tưới nước cho cây trồng.
– Cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi để tránh tình trạng làm chua đất và giảm hiệu lực của phân.
– Đối với những cây có nhu cầu cần đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần. Nhất là đối với đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp … Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của đất và cây.
– Đối với cây trồng cạn nên chọn bón phân nitrat, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm, để cho hiệu quả cao nên bón phân đạm trộn với phân chuồng.
– Khi bảo quản phân đạm chú ý không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon kê cao để tránh bị ẩm mốc, giảm chất lượng của phân bón.
Bài viết trên giúp bạn đọc hiểu về phân đạm là gì, vai trò, tác dụng và cách sử dụng nó đối với cây trồng. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây bạn đã có thêm cho mình những kiến thức tổng quát nhất về phân Ure để có thể áp dụng vào trong cuộc sống. Chúc bạn thành công.