Ong vò vẽ là loài ong chứa độc tố lớn và rất nguy hiểm khi bị đốt. Vậy ong vò vẽ là gì? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Cách xử lý khi bị ong vò vẽ đốt như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loài ong này qua các thông tin trong bài viết nhé.
Ong vò vẽ là gì?
Ong vò vẽ là một loài ong bắp cày thường phổ biến ở châu Á, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ong vò vẽ có đặc điểm nhận dạng là bụng thon, có khoang đen xen kẽ vàng. Loài ong này có kích thước từ nhỏ cho đến trung bình, với ong chúa dài tới 30mm, ong đực 26mm và ong thợ trung bình từ 22 – 25mm.
Ong vò vẽ thường kiếm ăn gần mặt đất, ở những khu vực đồng cỏ, rừng và đất hoang. Nó có chế độ ăn uống rất đa dạng, kết hợp cả carbohydrate có trong nhựa cây, mật hoa, trái cây và thức ăn giàu protein như carrion, ong bắp cày và ong mật. Chúng chủ yếu ăn mật hoa, ngoài ra cũng ăn các loài ong khác và côn trùng mới chết.
Tổ của ong vò vẽ được làm ở trên cây cao hoặc các vị trí như trong bụi cây, mái nhà. Ở các vùng nhiệt đới, tổ thường có hình quả lê, hình giọt nước. Nhưng ở vùng cận nhiệt đới, tổ của chúng lại có hình bầu dục với đỉnh tròn.
Ong vò vẽ nổi tiếng bởi hành vi hung hãn, vết chích sâu và có khả năng gây ra sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Ong vò vẽ đốt có sao không?
Có rất nhiều trường hợp bị ong vò vẽ đốt gây nguy hiểm đến tính mạng bởi trong nọc của ong vò vẽ chứa hợp chất có tính axit rất độc và nguy hiểm. Hợp chất này có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, vỡ hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, tổn thương thận nặng, tổn thương cơ,… Nếu không xử trí kịp thời thì nạn nhân rất dễ gặp phải nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nọc ong vào trong cơ thể sẽ phá vỡ các tế bào, tiêu cơ cấp tính và tắc ống thận. Tuyến giáp của ong vò vẽ có chứa độc tố, gây ra cảm giác đau và sưng tại vị trí bị đốt.
Các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương và cuối cùng là suy đa phủ tạng. Có trường hợp chỉ có một vết đốt cũng đã bị tiêu cơ vân cấp hoặc sốc phản vệ. Đôi khi, người bị dị ứng còn có thể gặp gặp phản ứng nghiêm trọng và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ khi bị ong vò vẽ đốt gồm có phát ban, ngứa, da ửng đỏ hoặc tái nhợt, khó thở, cổ họng và lưỡi bị sưng phồng, mạch đập nhanh và yếu; buồn nôn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy; chóng mặt hay ngất xỉu mất ý thức. Khi có một trong các biểu hiện bên trên cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
Xem thêm:
- HD cách bắt ong vò vẽ ban đêm, ban ngày an toàn, hiệu quả
- Trứng bọ xít trên quần áo nguy hiểm thế nào? Cách xử lý hiệu quả, an toàn
- Rồng Nam Mỹ ăn gì? Cách ấp trứng rồng Nam Mỹ đơn giản
- Ngọc kê gà là gì? Ăn kê gà có tác dụng gì?
Cách xử lý khi bị ong vò vẽ đốt
Khi bị ong vò vẽ đốt, các bạn cần xử lý ngay theo các bước hướng dẫn dưới đây để đảm bảo an toàn cho người bị đốt:
- Lập tức nhổ kim chích của ong ra: Các bạn cần bình tĩnh, dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim,… để khều phần kim chích ra. Tuyệt đối không được dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện để nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào trong cơ thể.
- Rửa sạch những chỗ bị ong đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng. Sau đó đắp khăn lạnh hoặc túi chườm nước đá lên trên vùng bị sưng nề khoảng 15 – 20 phút để giảm đau. Các bạn không nên đắp trực tiếp nước đá lên trên chỗ ong đốt.
- Bôi dung dịch calamine (thường được dùng để bôi lên vết bỏng nhằm làm dịu cơn đau) hoặc hồ bột natri lên trên vết thương để trung hòa và hút nọc độc ra. Sau đó, các bạn dùng băng che kín phần vết thương lại.
- Để nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế được nọc độc di chuyển sang nơi khác. Nên bó nẹp tay hoặc chân của người bị đốt nhằm tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm thêm huyết thanh để chống độc.
Các biện pháp phòng ngừa bị ong vò vẽ đốt
Để tránh bị ong vò vẽ đốt, các bạn nên thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Tránh xâm phạm tổ ong, đặc biệt là các tổ ong vò vẽ để không bị tấn công.
- Sử dụng quần áo bảo hộ khi làm việc ngoài trời ở các khu vực có thể có nhiều ong.
- Quan sát kỹ trước khi bắt tay vào công việc ngoài trời. Các bạn hãy kiểm tra kỹ khu vực xung quanh để có thể đảm bảo không có tổ ong hoặc hoạt động của chúng.
Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thể nhận biết được ong vò vẽ như nào? Bị ong vò vẽ đốt có bị sao không? Và cách xử lý khi bị ong vò vẽ đốt như nào? Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.