Theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp mọi nhà sẽ làm lễ cúng ông Công ông Táo. Vậy ông Công ông Táo là ai? Sự tích ông Công ông Táo có điều gì thú vị và ý nghĩa? Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm về sự tích ông Táo về trời như thế nào nhé!
Ông Công ông Táo là ai?
Sự tích ông Công ông Táo hay sự tích ông Táo về trời trong tín ngưỡng dân gian Việt có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của người Trung Hoa. Nhưng về sau được dân gian Việt Nam lưu truyền lại thành sự tích Táo Quân 1 bà 2 ông là vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.
Theo dân gian kể lại, ngày xưa có một đôi vợ chồng, người vợ là Thị Nhi còn người chồng là Trọng Cao sống với nhau rất yêu thương, mặn nồng. Tuy nhiên mãi không có con nên dần dần hai người thường xích mích, mâu thuẫn. Một hôm, chỉ vì có một chút chuyện nhỏ mà ông chồng đã gây chuyện lớn, đánh đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà.
Thị Nhi sau đó bỏ nhà đi lang thang đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang. Sau đó, 2 người phải lòng nhau, kết thành vợ chồng. Còn về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì lại ân hận nhưng vợ đã bỏ đi xa, Trọng Cao liền đi tìm kiếm vợ.
Sau nhiều ngày tìm kiếm ròng rã, Trọng Cao trên người đã hết tiền hết gạo, đành làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao vào ăn xin đúng nhà của Thị Nhi vào lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người ăn xin đó là người chồng cũ của mình. Khi đó, nàng đã mời Trọng Cao vào nhà và nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, lo sợ Lang sẽ nghĩ oan cho mình nên nàng bảo Trọng Cao đi trốn sau đống rơm rạ sau vườn.
Thế nhưng, Phạm Lang để lấy tro bón ruộng nên đã nổi lửa đốt đống rạ. Thấy lửa cháy, Thị Nhi đã liều mình nhảy vào đống lửa để cứu chồng cũ ra. Thấy vợ của mình nhảy vào lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo sau khiến cả 3 đều bị chết trong đám lửa đó.
Về sau, Ngọc Hoàng thương tình 3 người sống có tình có nghĩa nên đã phong cho cả 3 cai quản khu vực bếp núc. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công đảm nhiệm việc trông coi trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông việc nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa.
Và rồi, hàng năm vào đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt lại làm mâm cơm cúng để đưa tiễn Táo Quân lên trời để báo cáo tất cả những việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình.
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Theo quan niệm của người dân Việt, Táo quân không chỉ cai quản mọi hoạt động của mỗi gia đình mà còn là vị thần giữ bình yêu cho gia đình đó cũng như ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ. Vì vậy, tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự đầy đủ, ấm no, sau đó mới đến ý nghĩa là thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.
Bên cạnh đó, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người, là tay chân của Ngọc Hoàng. Thường ngày, Táo quân sẽ ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời thì sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng, phạt.
Vì vậy, theo dân gian, để được Táo quân phù trợ cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ chuẩn bị bộ giấy 2 mũ ông 1 mũ bà để làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Mong Ông Táo Quân sẽ tâu lại với Ngọc Hoàng những lời hay, ý đẹp, cầu may mắn và giảm bớt những điều không hay trong năm qua.
Vào ngày này, người dân cũng sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng thành, lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời đây cũng là dịp để mọi người trong nhà sum họp và quây quần bên nhau sau một năm làm ăn vất vả.
Đặc biệt trong mâm cơm cúng ông Táo về trời thì người Việt thường chuẩn bị thêm khoảng 2-3 con cá chép đựng trong chậu nước. Sau khi làm lễ cúng xong sẽ mang đi phóng sinh ở ao, hồ. Việc chuẩn bị cá chép này mang ý nghĩa làm phương tiện cho ông Táo cưỡi về trời. Ngoài ra, còn có ngụ ý cá chép là biểu tượng của sự thăng hoa, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, thể hiện tinh thần bền bỉ, kiên trì, để có thể đi tới được thành công.
Ông Táo còn có ở nhiều nước khác và cũng không chỉ cưỡi cá chép
Không chỉ ở Việt Nam mà ông Công, ông Táo còn được nhiều quốc gia khác thờ phụng như ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,… Tất cả những quốc gia này cũng chọn ngày 23 tháng Chạp để cúng tiễn đưa ông Táo về trời.
Tuy nhiên, phương tiện đi lại của Táo Quân ở mỗi nền văn hóa khác nhau có những câu chuyện khác nhau. Ở Việt Nam theo quan niệm dân gian cá chép vàng là loài cá tiên trước kia sống trên Thiên Đình và là cá vượt Vũ môn nên sẽ giúp ông Táo cưỡi về trời thuận lợi.
Nhưng ở một số vùng miền ở Việt Nam và ngay cả ở Đài Loan, Trung Quốc thì cho rằng ông Táo về trời bằng ngựa. Do đó, vào những ngày này họ sẽ thường cúng thêm ngựa giấy.
Vì sao có lễ đưa ông Táo về trời mà không có lễ rước ngày Tết?
Trong phong tục của người Việt, chúng ta chỉ có lễ tiễn ông Táo từ ngày 23 tháng Chạp đến giao thừa, mà không có lễ rước. Sở dĩ không có định rõ ngày rước ông Táo vì theo quan niệm dân gian, ông Táo trở về trần gian sớm hay muộn còn phải phụ thuộc vào lịch làm việc cụ thể của mỗi năm.
Táo Quân chỉ trở lại trần gian khi Ngọc Hoàng Thượng Đế tuyên bố bế mạc hội nghị. Và chuyện Ngọc Hoàng dự định ngày ngào thì người phàm trần chúng ta sẽ khó có thể biết được. Do đó, sẽ không có ngày lễ rước ông Táo về.
Trên đây là bài viết về ông Công ông Táo là ai và sự tích về ông Công ông Táo cũng như ý nghĩa. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân. Và đừng quên truy cập thường xuyên vào chuthapdoquangninh.org.vn để không bỏ lỡ những thông tin thú vị nhé!