Odo là gì? Kiểm tra Odo khi mua xe có chính xác không?

Odo là một trong những khái niệm vẫn còn tương đối xa lạ đối với nhiều tài xế và người chơi xe hơi. Vậy bạn có biết Odo là gì? Odo của xe hơi có ý nghĩa như thế nào? Và nếu đang băn khoăn với những câu hỏi trên, bạn đọc có thể tìm đáp án qua thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Odo là gì?

Odo là từ viết tắt của từ gốc là “Odometer” – đồng hồ đo quãng đường của xe đã đi. Linh kiện này được gắn trên ô tô và xe máy. Dựa vào chỉ số Odo, người điều khiển xe hơi sẽ biết được quãng đường đã đi và biết được khi nào là thời điểm thích hợp để bảo trì, bảo dưỡng xe. Odo có nhiều loại như: Odo tự động, odo cơ học hoặc odo bán tự động.

Odo là gì

Odo là đồng hồ đo quãng đường xe máy, ô tô đi được

Còn ở Việt Nam thì Odo là gì? Ở nước ta, Odo còn được gọi bằng cái tên Việt hóa là công tơ mét. Do vậy, hầu hết đơn vị đo lường trên các dòng xe máy, ô tô ở nước ta chủ yếu là km (nhiều nước đều dùng đơn vị dặm).

Lịch sử hình thành – phát triển của đồng hồ Odo

Sau khi tìm hiểu Odo là gì, chắc hẳn không ít người dùng tò mò về lịch sử ra đời và phát triển của phụ kiện xe hơi này. Theo đó, chiếc đồng hồ ô tô, xe máy này đã trải qua một chặng đường phát triển khá dài với nhiều thay đổi:

– Vào năm 1600, chiếc đồng hồ Odo đầu tiên ra đời nhằm phục vụ cho những phương tiện di chuyển thô sơ và các phương tiện kéo như xe ngựa.

Odo cổ

Một chiếc Odo cổ

– Năm 1645, nhà toán học Blaise Pascal (người Pháp) đã phát minh ra bộ máy Pascaline. Dù Pascaline không phải là đồng hồ thực thụ nhưng các bánh răng của nó đã được sử dụng để đo lường quãng đường đã đi.

– Năm 1698, đồng hồ Odo đã được ứng dụng để đo quãng đường mà tàu thuyền di chuyển (nhờ phát minh của Thomas Savery – người Anh).

– Năm 1895, một dạng đồng hồ Odo có tên gọi Cyclometer được phát minh bởi Curtis Hussey Veeder. Thiết bị này có tính năng đếm số vòng quay của bánh xe, kết hợp sử dụng một sợi dây truyền động để có thể tính toán quãng đường đi được và hiển thị lên đồng hồ.

– Năm 1903, 2 anh em Arthur P. và Charles H. Warner đã giới thiệu Odo auto-meter – thiết bị sử dụng nam châm để đo lường sự chuyển động của các trục. Từ đó, nó có thể tính toán vận tốc di chuyển và quãng đường xe đã đi một cách chính xác hơn so với những thiết bị trước đó.

– Năm 2000, đồng hồ Odo dạng cơ đã được thay thế dần trên các dòng xe ô tô hiện nay.

Độ chính xác của đồng hồ Odo như thế nào?

Hầu hết các loại Odo có mặt trên thị trường hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý đếm số lần quay của bánh xe và ước lượng quãng đường mà xe di chuyển. Nếu Odo tính toán chưa chính xác thì nguyên nhân thường là do lốp xe bị mòn nặng hoặc lốp xe không đạt đúng kích thước chuẩn.

Công tơ mét

Odo có độ chính xác cao

Việc chiếc xe của bạn di chuyển nhiều mà không được vệ sinh thường xuyên rõ ràng là một thiếu sót. Hãy sở hữu ngay cho mình một chiếc máy xịt rửa xe ô tô để có thể tự tay chăm sóc cho chiếc xế cưng của mình thường xuyên ngay tại nhà nhé.

Khi mua xe, kiểm tra Odo có chính xác không?

Ngoài Odo là gì, người mua xe ô tô cũ còn rất quan tâm tới việc kiểm tra Odo có thể đánh giá chính xác về thời gian sử dụng của xe hay không. Theo các chuyên gia thì đây không phải là yếu tố tham khảo đáng giá khi xác định tuổi thọ xe. Nguyên nhân là vì trong một số trường hợp đồng hồ Odo có thể bị tua ngược, sửa chữa hoặc thay thế. Việc đó nhằm mục đích thay đổi quãng đường mà xe đã đi, giúp xe có giá trị cao hơn vì đánh lừa người mua rằng chiếc xe đó vẫn còn mới, ít đi lại.

Vì vậy, thay vì kiểm tra Odo, khi mua xe ô tô cũ, bạn nên kiểm tra giấy tờ mua bán xe trước đó, lịch sử bảo dưỡng xe hơi, điều kiện của xe (nội thất, ngoại thất hay khả năng vận hành của xe,…).

Đồng hồ Odo là gì, có thể đánh giá độ mới của xe không?

Đồng hồ Odo là gì, có thể đánh giá độ mới của xe không?

Cách nhận biết xe có bị tua ngược đồng hồ Odo không?

Nhiều người tìm mua ô tô cũ quan niệm rằng số km càng lớn thì chứng tỏ xe đó đi càng nhiều và ngược lại. Hiểu tâm lý đó, nhiều người cố tình tua ngược đồng hồ Odo để bán xe giá cao. Dưới đây là một số biện pháp giúp nhận biết xem xe có bị tua ngược đồng hồ công tơ mét hay không:

Kiểm tra lịch sử xe và đồng hồ Odo

Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra lịch sử xe để nắm được thông tin về số km mà xe đã đi, có từng gặp sự cố trước đó hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi thăm về mục đích sử dụng ban đầu của chủ xe là dòng cho gia đình, công ty hay dịch vụ vận chuyển để tính được số km sử dụng trung bình của xe.

Trung bình, 1 năm ô tô đi được khoảng 15.000 – 20.000 km đối với dòng xe phổ thông, ở điều kiện sử dụng thông thường. Với dòng xe hạng sang hoặc xe thể thao thì con số này có thể thấp hơn. Như vậy, với những xe đã sử dụng trên 3 năm, nếu đồng hồ Odo chỉ mới chạy 20.000 – 25.000 km là rất hiếm xảy ra. Như vậy, có thể chủ xe đã tua ngược lại đồng hồ Odo để bán xe hòng trục lợi.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe

Người mua xe ô tô cũ nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng và biên lai thay dầu xe nếu được. Hầu hết xe ô tô đều có sổ bảo dưỡng đi kèm, thợ bảo dưỡng luôn ghi lại số km ở các thời điểm đó vào sổ theo dõi. Người mua có thể tham khảo xem số km có tăng nhiều hoặc giảm so với lần cuối bảo dưỡng xe hay không. Bên cạnh đó, người mua xe cũng nên liên hệ trực tiếp gara bảo dưỡng xe để tránh bị làm giả thông số km mà xe đi được.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe trước khi mua

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe trước khi mua

Kiểm tra nội – ngoại thất và độ hao mòn của phụ tùng xe

Công nghệ chế tạo ô tô đã được cải tiến ngày càng nhiều và đây là điểm gây khó khăn cho việc kiểm tra xem đồng hồ Odo có bị tua ngược hay không. Tuy nhiên, thông thường số km mà xe đi được sẽ đồng hành cùng với những hao mòn nội, ngoại thất nên người mua xe có thể đánh giá dựa trên các yếu tố này.

  • Nội thất: Người mua cần kiểm tra các trang bị như bề mặt chất liệu ghế, công tắc, bàn đạp, độ mòn vô lăng,…
  • Ngoại thất: Cần kiểm tra về sự chênh lệch màu sắc, lớp sơn, tình trạng trầy vỏ xe,…
  • Phụ tùng xe: Kiểm tra độ mòn lốp xe, độ mòn ốc vít, lốp xe từng thay mới chưa, bề mặt đĩa phanh,…
  • Gầm xe: Kiểm tra xem gầm xe có bị gỉ sét, mục, có vết lõm do gạch đá văng lên không. Đồng thời, việc này cũng giúp người dùng kiểm tra xem xe có bị va chạm nặng hoặc từng gặp tai nạn nghiêm trọng hay chưa.

Đưa xe đi kiểm tra thực tế

Cách nhanh nhất, đáng tin cậy nhất nhưng cũng khá tốn thời gian và chi phí chính là đưa xe tới cơ sở bảo dưỡng chính hãng để kiểm tra tình trạng hao mòn thực tế của xe. Những cơ sở này có đủ thiết bị giúp tra cứu chỉ số km thực tế của xe. Từ đó, người mua xe sẽ xác định được đồng hồ Odo có bị tua ngược hay không.

Trên đây là bài viết tổng hợp về những thông tin giúp người dùng trả lời được cho câu hỏi Odo là gì và lịch sử hình thành, phát triển của Odo cũng như cách nhận biết xem xe có bị tua ngược Odo không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc cũng như câu hỏi nào khác, quý bạn đọc có thể để lại câu hỏi ở cuối bài viết này. Xin cảm ơn!

Xem thêm:

  • Cruise control là gì? Hệ thống điều khiển hành trình sử dụng ra sao?
  • Hệ thống đánh lửa là gì? Một số loại hệ thống đánh lửa phổ biến hiện nay
  • Giải thích về công suất và mô men xoắn của động cơ đốt trong
  • Turbocharger là gì? Sự khác biệt giữa Supercharger và Turbocharger
  • Catalytic converter là gì? Bộ lọc khí thải trên xe hơi hoạt động như nào?
Bài viết liên quan