Nội lực là gì? Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực là gì?

Nội lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và các sinh vật trên trái đất. Vậy nội lực là gì? Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì? Điểm giống và khác nhau giữa nội lực và ngoại lực là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về yếu tố này qua những thông tin trong bài viết nhé.

Nội lực là gì?

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong của Trái Đất. Nội lực sẽ tác động nén ép lên các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở độ sâu ra ngoài mặt đất, hình thành lên hiện tượng núi lửa, động đất.

Nội lực tác động nén ép lên các lớp đá trên bề mặt trái đất

Nội lực tác động nén ép lên các lớp đá trên bề mặt trái đất

Nội lực tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, nội lực là cụm từ “internal force”.

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn nào?

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở bên trong lòng của Trái Đất. Đó là năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực,…

Nội lực được sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng ở bên trong trái đất

Nội lực được sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng ở bên trong trái đất

Hoạt động của nội lực được biểu hiện thông qua các vận động và gọi là kiến tạo bởi nó tác động tạo nên địa hình bên trên bề mặt Trái Đất. Những vận động phát sinh từ sâu bên trong lòng Trái Đất là những vận động nội sinh mà chủ yếu là vận động dâng lên của các vật chất nhẹ và lắng xuống của vật chất nặng.

Nghĩa là vận động này sẽ phân biệt vật chất thành từng lớp theo tỉ trọng. Ở những nơi mà vật chất nhẹ dâng lên thì mặt đất cũng sẽ được nâng lên và mặt đất hạ xuống ở những nơi có vật chất nặng lắng xuống.

Liên quan với những vận động nâng lên hạ xuống này là những hiện tượng mắc ma dâng lên bên trong vỏ Trái Đất hoặc phun ra mặt đất hình thành núi lửa. Các vận động nâng lên, hạ xuống này đã sinh ra lục địa và hải dương nên được gọi là vận động tạo lực. 

Hoạt động của nội lực

Hoạt động của nội lực

Mặt đất được nâng lên thì sẽ có những phần đáy biển cạn đi. Diện tích lục địa mở rộng thêm, diện tích hải dương lại hẹp bớt thì đó là hiện tượng biển thoái.

Điểm giống & khác nhau của nội lực và ngoại lực

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ nội lực là gì, nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì rồi. Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ cùng so sánh về nội lực và ngoại lực nhé.

So sánh sự giống nhau & khác nhau của nội lực và ngoại lực

So sánh sự giống nhau & khác nhau của nội lực và ngoại lực

Điểm giống nhau

Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực là cả 2 đều là lực tác động lên Trái Đất của chúng ta.

Điểm khác nhau:

Nội lực Ngoại lực
Nguồn gốc – Được sinh ra từ bên trong Trái Đất – Được sinh ra từ bên ngoài Trái Đất
Nguyên nhân sinh ra – Được sinh ra do một số nguyên nhân như do sự dịch chuyển, sắp xếp lại vật chất cấu tạo của Trái Đất hay do sự phân hủy các chất phóng xạ,… – Chủ yếu là do nguồn bức xạ của mặt trời.
Kết quả – Làm cho bề mặt của Trái Đất nhô lên hoặc lõm xuống – Làm cho bề mặt Trái Đất có xu hướng phẳng lại.
Quá trình hình thành – Chỉ có quá trình vận động. – Thường sẽ phải trải qua bốn quá trình là bóc mòn, bồi tụ, phong hóa và vận chuyển.

 

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ nội lực là gì? Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là năng lượng gì? Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc về nội dung trong bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi bên dưới bình luận để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.

Xem thêm: 

  • Bồi tụ là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, ví dụ của quá trình bồi tụ
  • Quá trình phong hoá là gì? Phân loại, Đặc điểm, ví dụ về phong hoá
Bài viết liên quan