Nikola Tesla: Cuộc đời và sự nghiệp phát minh

Khi nhắc đến các nhà phát minh vĩ đại nhất chúng ta không thể nào bỏ qua Nikola Tesla. Tuy nhiên rất ít ai biết đến ông cùng những phát minh không tưởng của ông. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về cuộc đời dị thường và những phát minh không tưởng của Nikola Tesla để giúp các bạn hiểu thêm về nhân vật vĩ đại này. 

Nikola Tesla là ai?

Nikola Tesla được mệnh danh là kẻ điên rồ vĩ đại. Ông là một nhà khoa học cùng thời với nhà khoa học nổi tiếng Edison. Tuy nhiên rất ít ai biết đến ông bởi ông luôn có những ý tưởng khó tin và vô cùng điên rồ kiến các nhà khoa học và công chúng cho rằng ông bị điên. Đây là lý do mà vì sao ông ít được biết đến và được ca ngợi như những nhà khoa học khác. Có thể nói những ý tưởng và phát minh của Nikola Tesla không được đánh giá cao ở thời đại của ông. Tuy nhiên những phát minh và ý tưởng của ông đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của ngành công nghiệp và xã hội hiện đại ngày nay. 

Nikola Tesla là ai?

Nikola Tesla là ai?

Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về cuộc đời và những ý tưởng phát minh của Nikola Tesla – một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. 

Những năm tháng đầu đời

“Nhà bác học điên” Nikola Tesla sinh ra tại một ngôi làng của Croatia cũ vào ngày 10 tháng 7 năm 1856. Cha của ông là một linh mục chính thống giáo tên là Milutin Tesla. Mẹ của ông là một người phụ nữ vô cùng tài năng mang tên Duka Tesla. Bà là người đã tạo ra những công cụ thủ công và thiết bị cơ khí trong nhà. Đồng thời bà có khả năng nhớ được các tác phẩm thơ dài tiếng Serbia. Khả năng sáng tạo vô tận và trí nhớ siêu phàm của Nikola Tesla là được thừa hưởng từ mẹ của mình. 

Vào năm 1870, Nikola Tesla đã chuyển tới Karlovac để thực hiện việc nhập học tại Higher Real Gymnasium. Khi tới đây ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một giáo viên dạy toán tên là Martin Sekulić. Khả năng tính toán thiên tài của ông đã được bộc lộ ngay từ khi còn đi học, ông có thể làm các phép tính tích phân trong đầu. Điều này đã làm cho  giáo viên của ông nghi ngờ rằng ông đã gian lận. Với biểu hiện xuất sắc ông đã tốt nghiệp cấp học sớm hơn một năm so với các bạn cùng trang lứa – ông tốt nghiệp vào năm 1873.  

Sau khi tốt nghiệp ông đã trở lại Smiljan. Tuy nhiên sau khi về đây không bao lâu ông đã bị mắc bệnh tả và phải nằm liệt giường trong vòng 9 tháng cùng với nhiều lần chết hụt. Cũng chính nhờ điều này mà cha của ông – người luôn mong muốn ông làm một chức linh mục đã hứa cho ông theo học một trường kỹ thuật tốt nhất nếu như ông khỏi bệnh. 

Chân dung của Nikola Tesla

Chân dung của Nikola Tesla

Vào năm 1874, Nikola Tesla đã trốn được lệnh cưỡng chế nhập ngũ từ quân đội Áo – Hung bằng việc chạy đến Tomingaj. Tại nơi đây ông đã khám phá những ngọn núi và nói rằng chính sự hòa hợp với thiên nhiên ở đây đã làm ông khỏe hơn cả về tinh thần lẫn thể chất. Trong khoảng thời gian này ông đã đọc rất nhiều sách đặc biệt là những siêu phẩm của Mark Twain. 

Hành trình học đại học

Vào năm 1875 ông, Nikola Tesla đã nhập học Đại học Bách khoa của Áo, tại thành phố Graz. Trong năm đầu tiên theo học ông đã rất chăm chỉ không hề bỏ một buổi học nào. Ông đã vượt qua 9 bài kiểm tra và đạt được thứ hạng cao nhất. Đồng thời Nikola Tesla đã sáng lập một câu lạc bộ văn hóa người Serb và cha của ông đã nhận được một lá thư khen ngợi ông đến từ hiệu trưởng. 

Năm thứ 2 đại học, Nikola Tesla đã có xung đột về quan điểm với giáo sư Poeschl trong việc chế tạo máy phát điện. Ông đã cho rằng không cần thiết phải có máy chỉnh lưu. Vào cuối năm thứ 2 của đại học ông đã mất học bổng và biến thành một con nghiện cờ bạc. Đến năm đại học thứ 3 Nikola Tesla đã dùng cả tiền trợ cấp và tiền học phí để đánh bạc. May mắn đã đến với ông, ông đã thắng được lại số tiền đã mất và trả được nợ cho gia đình. Đến kỳ thi ông đã đưa ra đề nghị gia hạn thêm thời gian học nhưng đã bị từ chối. Do đó ông không có điểm cho các môn thi học kỳ của năm thứ ba và ông đã không thể tốt nghiệp đại học.   

Nikola Tesla

Nikola Tesla

Vào tháng 12 năm 1878, Nikola Tesla đã rời khỏi Graz và cắt đứt mọi quan hệ với gia đình để che giấu việc mình đã bỏ học. Bạn bè của ông đã nghĩ rằng ông đã chết đuối trên sông Mur gần đó. Nhưng thực tế ông đã đi đến Maribor, tại đây ông đã nhận công việc soạn thảo để nhận mức lương là 60 florin nỗi tháng. 

Vào tháng 3 năm 1879, cha của ông đã tìm đến Maribor để cầu xin ông trở về nhà. Tuy nhiên ông đã từ chối điều đó. Ngày 24 tháng 3 năm 1879 thì ông đã bị cảnh sát đưa trở về Gospić do không có giấy tạm vắng tạm trú. 

Vào ngày 17/4/1879, cha của ông đã qua đời ở tuổi 60. Cũng năm này ông đã tham gia giảng dạy cho một lớp tại trường cũ ông theo học ở Gospić. Tháng 1 năm 1880, hai người chú của ông đã gom đủ tiền để giúp ông rời khỏi Gospić đến Praha để tiếp tục con đường học hành. Tuy nhiên ông đã đến quá muộn và không thể ghi danh vào trường đại học Charles – Ferdinand. Đồng thời ông không biết tiếng Hy Lạp và chữ Séc. Đây đều là những môn học bắt buộc tại trường đại học này. Tuy nhiên, Nikola Tesla đã được phép tham dự các bài giảng về triết học của trường với tư cách là một kiểm toán viên. Tuy nhiên ông không có điểm. 

Sự nghiệp của Nikola Tesla

Năm 1881, Nikola Tesla đã đếm Budapest, Hungary và làm việc cho một công ty điện báo – Budapest Telephone Exchange. Thời gian đầu khi đến đây ông đã là công việc văn phòng điện báo Trung ương vì cơ sở vật chất chưa hoàn thiện. Trong thời gian làm việc tại đây ông đã thực hiện cải tiến nhiều các trang thiết bị của trung tâm. Đồng thời hoàn thiện bộ khuếch đại nhưng chưa bao giờ được cấp bằng sáng chế và mô tả công khai.

 Nikola Tesla và sự nghiệp

Nikola Tesla và sự nghiệp

Năm 1884, Nikola Tesla đã di cư đến Hoa kỳ và trở thành công dân nhập tịch. Ông đã có một khoảng thời gian ngắn làm việc ở Edison Machine Works tại thành phố New York trước khi ông tự lập phòng thí nghiệm. Sau khi rời khỏi Edison Machine Works, dưới sự giúp đỡ của các đối tác ông đã thành lập một phòng thí nghiệm và một công ty tại New York để phát triển các thiết bị cơ khí và điện. Vào năm 1888, động cơ cảm ứng dòng điện xoay chiều (AC) của ông cùng các bằng sáng chế về xoay chiều nhiều pha liên quan đã được cấp phép bởi Westinghouse Electric. Điều này đã mang về cho ông một số tiền lớn và tạo nên nền tảng cho hệ thống đa pha – hệ thống mà công ty đã tiếp thị sau đó. 

Để phát triển những phát minh ông đã được cấp bằng sáng chế và đưa chúng ra thi trường Nikola Tesla đã không ngừng nỗ lực. Ông đã thực hiện hàng loạt các thí nghiệm với máy phát điện/bộ tạo dao động cơ học, hình ảnh tia x sơ khai, ống phóng điện. Đồng thời ông cũng đã chế tạo ra một chiếc thuyền điều khiển không dây. Nikola Tesla dần trở nên nổi tiếng với tư cách là một nhà phát minh. Đồng thời ông cũng có được cơ hội thể hiện những thành tựu của mình trước những người tài chợ giàu có và những người nổi tiếng tại phòng thí nghiệm của ông. Cùng với đó tài năng của ông đã được ghi nhận thông qua các buổi thuyết trình trước công chúng. 

Ảnh vẽ Nikola Tesla đang thuyết giảng

Ảnh vẽ Nikola Tesla đang thuyết giảng

Trong suốt những năm 1890, Nikola Tesla đã dốc sức để theo đuổi ý tưởng về chiếu sáng không dây và thực hiện phân phối điện không dây trên toàn thế giới. Ông đã thực hiện rất nhiều các thí nghiệm về điện cao áp và tần số cao tại New York và Colorado Springs. Vào năm 1893, ông đã đưa ra tuyên bố về khả năng có thể giao tiếp không dây bằng những thiết bị của mình. Ông đã rất nỗ lực để biến những ý tưởng thành những ứng dụng thực tế trong dự án Wardenclyffe Tower còn đang dang dở của mình. Tuy nhiên đến khi hết kinh phí ông cũng không thể hoàn thành việc sáng chế ra một thiết bị điện và liên lạc không dây xuyên lục địa.

Vào những năm 1910 và 1920 ông đã tiến hành thử nghiệm hàng loạt những phát minh với những mức độ thành công khác nhau. Sau khi đã sử dụng gần hết số tiền của mình Nikola Tesla đã sống ở hàng loạt khách sạn tại New York. Điều này đã để lại hàng loạt những hóa đơn chưa thanh toán. Vào tháng 1 năm 1943 ông đã qua đời tại thành phố New York. Đến năm 1960 tại hội nghị chung về trọng lượng và đo lường đã đặt tên cho đơn vị SI của mật độ từ thông là Tesla để vinh danh Nikola Tesla. Mốt quan tâm của công chúng dành cho ông bắt đầu trở lại từ những năm 1990. 

Những ý tưởng phát minh không tưởng của Nikola Tesla

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 10 ý tưởng, nghiên cứu “không tưởng” của Nikola Tesla để các bạn có thể hiểu vì sao ông gắn liền với biệt danh “nhà bác học điên”.

Nikola Tesla và những phát minh của ông

Nikola Tesla và những phát minh của ông

Khai thác tia vũ trụ

Nikola Tesla đã có một ý tưởng khó tin đó là thực hiện khai thác nguồn năng lượng miễn phí đến từ các hạt nguyên tử và các tia có sẵn trong vũ trụ. Ý tưởng này đã bị coi là khoa học giả tưởng trong mắt hầu hết những nhà nghiên cứu sự không thực tế của nó. 

Mặc dù vậy nhưng Nikola Tesla lại tin vào việc có thể thiết kế ra một chiếc máy có thể khai thác nguồn năng lượng từ các hạt nguyên tử và tia có trong vũ trụ để chấm dứt giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng hiện tại của Trái Đất. Những hạt vũ trụ siêu nhỏ này rơi xuống trái đất một cách liên tục với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng. Ông nghĩ rằng có thể “bắt” được chúng để biến đổi thành năng lượng cho con người sử dụng. Nhưng một điều đáng tiếc là phát minh này của ông chưa từng được sản xuất.

Ý tưởng về việc khai thác tia vũ trụ

Ý tưởng về việc khai thác tia vũ trụ

Điện cảm ứng

Nikola Tesla cũng đã mơ ước về một thế giới không có hệ thống dây điện phức tạp. Ông đề xuất một hệ thống điện không dây. Hệ thống này gồm một tháp truyền điện và năng lượng không dây sẽ được truyền đến mọi nơi trên hành tinh. Ông đã chứng minh ý tưởng này của mình có tính thực tiễn thông qua thí nghiệm về sự truyền dẫn cảm ứng để thắp sáng một bóng đèn trong một khoảng cách ngắn.

Ông đã cố gắng biến ý tưởng về điện không dây này thành một ứng dụng thực tế bằng việc bắt tay vào xây dựng tháp Wardenclyffe tại New York. Tuy nhiên về sau ông đã bị JPMorgan cắt nguồn tài trợ vì họ phát hiện ra rằng ông không xây dựng tháp viễn thông. Bước cuối cùng để hoàn tất hệ thống điện không dây của Tesla là kết hợp cùng với phát minh máy thu năng lượng của vũ trụ. Nếu điều này thành công cả thế giới sẽ được sử dụng điện miễn khí một cách không giới hạn chỉ với 1 cái ăng-ten.

Tuy nhiên, phát minh này của Nikola Tesla bị chính phủ phản đối vô cùng kịch liệt vì nó không đem lại lợi nhuận. Mới đây, các nhà khoa học đã làm thử nghiệm và thắp sáng được bóng đèn bằng điện không dây với khoảng cách là 7 mét.

Đốt lạnh

Nikola Tesla đã nghĩ đến việc đốt lạnh với hy vọng thay thế cho nước và xà phòng trong đời sống sinh hoạt của con người. Ông muốn dùng điện thay thế cho nước vì điện chính là kẻ thù lớn nhất của vi trùng. Vậy đốt lạnh là gì? 

Đốt lạnh để thay thế nước và xà phòng

Đốt lạnh để thay thế nước và xà phòng

Đốt lạnh chính là khái niệm được dùng để chỉ việc đốt nhưng không gây cháy hay bỏng. Người được đốt lạnh sẽ đứng trên một tấm kim loại đồng thời được phủ trong nguồn điện luân phiên lên đến 2,5 triệu volt (giống như một ngọn lửa điện bao trùm lên cơ thể của con người. Vì da người có tính dẫn điện nên phương pháp này có hiệu quả và còn có tác dụng trong việc chữa bệnh. Bởi nguồn điện mạnh sẽ sản sinh ra lượng lớn khí ozone khử trùng rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên vì vấn đề chi phí và tính an toàn cho người sử dụng  nên ý tưởng “đốt lạnh” của Nikola Tesla trở nên mơ hồ và không thực tế. 

Teslascope

Nikola Tesla đã luôn nỗ lực để tạo ra một thiết bị mà con người có thể giao tiếp với người ngoài hành tinh. Ông đã đưa ra tuyên bố rằng có thể giao tiếp được với những nền văn minh xa xôi thông qua Teslascope. Nhưng chưa từng có ai xác minh những gì mà ông nói về điều này. 

Ông đã chia sẻ rằng, ông đã nghe được nhiều âm thanh khác nhau. Chúng không giống bất cứ thứ gì ông từng biết cùng những tiếng click tương tự như bộ mã Morse. Nikola Tesla luôn hy vọng có thể chứng minh sự tồn tại của mình trên sao hỏa. 

Teslascope

Teslascope

Máy phát tia chết chóc

Máy phát tia chết chóc là một phát minh nguy hiểm của Nikola Tesla trong việc nỗ lực chống lại chiến tranh. Death Ray – Tia chết chóc hoạt động giống như một chiếc máy gia tốc hạt có khả năng bắn ra một chùm tia năng lượng cao. Sức mạnh của tia năng lượng này lớn đến mức ở khoảng cách 250 dặm nó có thể làm tan chảy máy bay chiến đấu và mọi động cơ. 

Nikola Tesla đề xuất ý tưởng này với JPMorgan để xin tài trợ. Đồng thời ông đã khẳng định dòng năng lượng 80 triệu volt kiến chùm tia có thể xuyên thủng bất cứ vật liệu nào. Mặc dù lập luận của ông khá thuyết phục nhưng chính phủ Mỹ và Anh đều đã từ chối viện trợ. Sau đó ông đã nhận được sự ủng hộ và tài trợ chạy thử nghiệm phát minh này. 

Điều khiển thời tiết

Một trong những thách thức lớn nhất đối với con người đó là khả năng kiểm soát thời tiết. Nikola Tesla, đã có một ý nghĩ táo bạo đó là ông có thể làm cho đất đai màu mỡ bằng cách dựa vào việc sử dụng sóng vô tuyến điện để thay đổi từ trường của Trái Đất. Từ đó hình thành nên các sóng khí quyển cực mạnh có thể điều khiển được thời tiết của trái đất. 

Ước muốn điều khiển thời tiết 

Ước muốn điều khiển thời tiết

Súng tia X

Việc phát hiện ra tia x của William Roentgen đã thu hút giới khoa học và đặc biệt là Nikola Tesla. Ông mở rộng phát hiện này thành một khẩu súng bắn tia X-quang cùng với Mark Twain. Họ trở thành một đôi bạn thân sau khi Nikola Tesla chữa khỏi được bệnh táo bón cho đại thi hào này.

Khi sử dụng khẩu súng này, Mark Twain và ông có thể nhìn xuyên thấu được bất cứ vật gì mà chùm tia đi qua với khoảng cách là 12 mét. Sáng chế tưởng chừng bị lãng quên này hiện nay lại trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong y học hiện đại của chúng ta ngày nay.

Dòng điện xoay chiều

Nikola Tesla đã bắt đầu hợp tác với Thomas Edison từ  năm 1882 khi ông mới chuyển tới Paris và làm việc cho công ty Continental Edison. Đây là khoảng thời gian đầu khi được Nikola Tesla giới khoa học biết đến và công nhận tài năng. Edison đã gợi ý rằng sẽ trả 50.000 đô cho Nikola Tesla để ông sửa chữa lại chiếc máy phát điện của mình. Nikola Tesla đã làm được điều đó nhưng ông đã không nhận được khoản tiền đó cho mọi việc. 

Điều này buộc đã buộc Nikola Tesla tách riêng và lập công ty và phòng thí nghiệm riêng. Tại phòng thí nghiệm ông phát triển loại điện mới có tên gọi là dòng điện xoay chiều. Dòng điện này có khả năng truyền tải khoảng cách xa và tiết kiệm. Việc này khiến cho Edison đã rất tức giận và đã kêu gọi mọi người biểu tình, thậm chí còn dọa đốt nhà xưởng.

Nikola Tesla đã chứng minh được dòng điện của mình có khả năng thắp sáng bóng đèn mà không gây bất cứ nguy hiểm nào tại triển lãm năm 1893.

Dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều

Thắp sáng thế giới

Một lần nữa, Nikola Tesla muốn cho cả thế giới thấy được tài năng của mình bằng cách sáng chế ra loại hạt khí loãng nhạy cảm với năng lượng có thể phát sáng cho cả hành tinh này. Ông đã lên kế hoạch sử dụng một loại tia cực mạnh như tia cực tím để bắn vào các hạt này nhàm làm cho chúng phát sáng như giống hiện tượng cực quang. Nikola Tesla khiến người ta cho rằng nếu phát minh này thành công, con tàu Titanic sẽ không giờ chìm xuống mãi mãi.

Máy dao động của Tesla

Tất cả vạn vật đều được tạo từ nguyên tử và mỗi nguyên tử lại có rung động ở tần số khác nhau. Nếu gặp được tần số phù hợp thì nó sẽ cộng hưởng thành tần số rung với biên độ cao hơn. Điều này gần giống như hiện tượng chiếc cầu treo rung lắc theo nhịp và một cơn gió nhẹ cũng có thể làm nó sập.

Dựa vào lý thuyết đó, Nikola Tesla đã phát minh ra chiếc máy phá hủy bỏ túi sản sinh ra những tần số rung khác nhau. Ông cho biết, khi thực hiện bật chiếc máy này lần đầu tiên, một tiếng động lạ đã vang lên và những vết nứt đầu tiên đã xuất hiện. Mọi thứ đã rung lên bần bật cho đến khi cảnh sát ập tới đập vỡ cái máy trước khi cả tòa nhà sụp đổ.

Máy dao động

Máy dao động

Khi được hỏi liệu thiết thiết bị đó có thể phá hủy được tòa nhà Empire State không. Nikola Tesla đã trả lời rằng chỉ cần có đủ thời gian và tìm ra được tần số phù hợp thì chiếc máy do ông phát ra sẽ truyền một lượng lớn năng lượng cơ học đủ để phá hủy bất cứ thứ gì.

Phát minh này của ông được nhiều người ủng hộ bởi nó chứa một sức mạnh to lớn trong việc chữa bệnh nếu tìm được đúng tần số rung của khối u. Nó sẽ giúp làm phá hủy hoàn toàn khối u trong cơ thể người mà không ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

Trên đây là những thông tin về cuộc đời kỳ lạ của Nikola Tesla mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn biết được về Nikola Tesla và cũng những ý tưởng và phát minh của ông.

Xem thêm:

  • Bác sĩ Ruth Pfau: Cuộc đời và những đóng góp cho nền y học
  • Else lasker-schüler là ai? Cuộc đời sự nghiệp và tầm ảnh hưởng
  • Nhạc sĩ Đức Huy là ai? Cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc và hôn nhân
  • Cuộc đời của Họa sĩ Bùi Xuân Phái và sự nghiệp hội họa 
  • Giáo sư Rapee Sagarik là ai? Cuộc đời và sự nghiệp
Bài viết liên quan