Nhận thức lịch sử là gì lớp 10 chúng ta đã được học trong chương trình THPT. Để nắm vững về phần kiến thức này, mời các em học sinh cùng ôn lại lần nữa trong bài viết dưới đây nhé!
Nhận thức lịch sử là gì?
Nhận thức lịch sử là những suy ngẫm, sự hiểu biết, các bài học được rút ra từ hiện thực lịch sử. Những nhận thức này được trình bày và tái hiện theo nhiều cách khác nhau như: ghi chép, nghiên cứu, kể chuyện, trình bày….
Nhận thức lịch sử là một phần quan trọng đặc biệt giúp chúng ta có thể hiểu được thế giới xung quanh, nguồn gốc phát triển của các nền văn hóa, xã hội, khoa học, kinh tế, chính trị. Qua đó, chúng ta có thể hiểu hơn về các sự kiện, con người, về những điều đã xảy ra. Sau đó đưa ra được những phân tích và đánh giá khách quan về tình hình hiện tại và có những định hướng tốt hơn trong tương lai.
Vì sao nói nhận thức lịch sử có tính chủ quan?
Mặc dù lịch sử tồn tại một cách khách quan, nhưng cách con người hiểu, nhận biết và diễn giải lịch sử lại mang tính chủ quan. Bởi điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, năng lực tìm hiểu, tri thức, quan điểm, trình độ văn hóa, tình cảm, định kiến cá nhân… của người đưa ra.
Hơn nữa, việc diễn giải lịch sử cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh, xã hội, văn hóa, chính trị…của thời điểm hiện tại. Do vậy, người ta thường nói nhận thức lịch sử mang tính chủ quan là vì những điểm trên.
Xem thêm:
- Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X – XIX (939 – 1945)
- Phong trào Cần Vương: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
- Phong trào Đông Du (1905 – 1908): Chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
- Phong trào Đồng Khởi: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
5 Ví dụ về nhận thức lịch sử
Để hiểu hơn về khái niệm nhận thức lịch sử là gì, chúng ta có thể tham khảo qua những ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta, phần lớn các quan điểm đều cho rằng đó là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, đồng hành có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Tuy nhiên, cũng có một số ít quan điểm về nhận thức lịch sử cho rằng đó là nhờ có thêm may mắn.
Ví dụ 2:
Trận chiến giữa nhà Thanh và quân Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam được coi là một trong những trận đánh quyết định việc chấm dứt sự cai trị hoàn toàn của nhà Lê. Nhiều nhận thức lịch sử còn cho rằng đây là một ví dụ điển hình của sự dũng cảm, quyết tâm của người lính Việt Nam khi đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước chống quân xâm lược.
Ví dụ 3:
Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) hình ảnh các chiến sĩ Giải phóng quân đánh trực diện vào các địa điểm trọng yếu ở Sài Gòn như Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, bộ Tổng tham mưu,… đã gây nên tiếng vang lớn, tạo ra bước đột phá buộc Mỹ phải dừng chiến tranh để đi đến đàm phán.
Ví dụ 4:
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 hầu hết được hiểu là cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam để cứu vãn đất nước ra khỏi ách đô hộ. Tuy nhiên theo nhận thức lịch sử của một số người thì đó được cho là 1 cuộc đảo chính của Việt Minh để giành quyền lực.
Ví dụ 5:
Đại chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đánh dấu mốc lịch sử đối với dân tộc Việt Nam khi Ngô Quyền chỉ huy, lãnh đạo toàn dân đánh bại quân Nam Hán trong trận đại chiến tại cửa sông Bạch Đằng. Đây là trận đánh đã giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 1000 năm bị đô hộ. Trận chiến trên sông Bạch Đằng còn mở ra thời kỳ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
Qua bài viết trên đây mong rằng bạn đã có thể hiểu được nhận thức lịch sử là gì, cũng như những ví dụ chi tiết, cơ bản về nhận thức lịch sử. Truy cập thường xuyên vào chuthapdoquangninh.org.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan.