Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người dù chỉ cần một lượng nhỏ. Vậy, nguyên tố vi lượng là gì? Đặc điểm, vai trò của các nguyên tố vi lượng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Nguyên tố vi lượng là gì? Đặc điểm của nguyên tố vi lượng
Nguyên tố vi lượng (micronutrient) là một trong những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động, bao gồm:
– Vitamin: Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch, đông máu cùng nhiều chức năng khác.
– Khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, sức khỏe xương cũng như cân bằng dịch cơ thể cũng như một số quá trình khác.
Sở dĩ nguyên tố có tên gọi “vi lượng” là bởi cơ thể bạn chỉ cần lượng nhỏ ít hơn so với nguyên tố đa lượng. Nguyên tố đa lượng bao gồm protein, chất béo và carbohydrate.
Cơ thể không thể tự sản xuất phần lớn vitamin, khoáng chất mà sẽ thường nhận thông qua thực phẩm. Đó cũng chính là lý do vì sao nguyên tố vi lượng được mọi người biết đến với tên gọi chất dinh dưỡng thiết yếu.
Hàm lượng nguyên tố vi lượng trong thực phẩm là khác nhau nên bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm để có đủ vitamin và khoáng chất. Mỗi một loại vitamin và khoáng chất sẽ có vai trò cụ thể trong cơ thể của bạn. Các chất này sẽ tham gia vào quá trình phát triển trí não, khả năng miễn dịch, ngăn ngừa, chống lại bệnh tật cùng nhiều chức năng quan trọng khác.
Phân loại nguyên tố vi lượng
Vitamin và khoáng chất được chia làm 4 loại gồm có:
Vitamin tan trong nước
Vitamin tan trong nước thường không dự trữ được ở trong cơ thể mà sẽ đào thải qua đường nước tiểu khi bạn hấp thụ quá mức. Mỗi một vitamin trong nước sẽ đảm nhận một vai trò riêng biệt và chức năng liên quan đến nhau.
Ví dụ: Các vitamin B hoạt động như các coenzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng và cần thiết cho sản xuất năng lượng.
Các chức năng của vitamin tan trong nước bao gồm:
– Vitamin B1 (thiamine) : Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng
– Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
– Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
– Vitamin B5 (axit pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
– Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng và tạo ra tế bào hồng cầu.
– Vitamin B7 (biotin): Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin, glucose.
– Vitamin B9 (folate): Giữ vai trò trong việc phân chia tế bào
– Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh, chức năng não.
– Vitamin C (axit ascorbic): Cần thiết cho quá trình tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, collagen.
Vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, các loại vitamin này lại không dự trữ được ở trong cơ thể do đó bạn cần phải hấp thụ đủ hàng ngày thông qua thực phẩm.
Vitamin tan trong dầu
Vitamin tan trong dầu được hấp thụ tốt nhất là khi bạn tiêu thụ cùng với các loại thực phẩm chứa chất béo. Vitamin tan trong dầu bao gồm:
– Vitamin A: Đóng vai trò quan trọng với thị lực, chức năng cơ quan cơ thể
– Vitamin D: Thúc đẩy hệ miễn dịch, hỗ trợ việc cung cấp canxi và phát triển xương
– Vitamin E: Cần thiết đối với hệ miễn dịch, cơ quan sinh dục, chất chống oxi hóa giúp cơ hạn chế sự tổn thương của các tế bào
– Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu, phát triển xương
Chất khoáng đa lượng
– Canxi: Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương, lưu thông máu
– Magie: Phòng chống bệnh về tim, chống viêm, giảm huyết áp
– Photpho: Tham gia vào quá trình co cơ, sản xuất năng lượng và phát triển xương
– Natri: Là chất điện giải giúp cân bằng độ pH trong máu, giữ nước cho cơ thể
– Clorua: Hỗ trợ phát triển cơ bắp, hệ thần kinh, duy trì dịch cơ thể
– Kali: Điều hòa nhịp tim, duy trì chất lỏng trong tế bào, dẫn truyền xung thần kinh
– Lưu huỳnh: Có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa
Chất khoáng vi lượng
– Sắt: Hỗ trợ tạo hồng cầu, dự trữ oxy cho cơ bắp
– Kẽm: Phát triển xương, làm đông máu, cân bằng lượng đường trong máu
– Iot: Sản sinh hoocmon tuyến giáp, duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động
– Đồng: Chuyển hóa sắt, chất béo, cấu tạo tế bào hồng cầu
– Mangan: Tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, axit amin, cholesterol
– Selen: Là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng cho tuyến giáp, hệ sinh dục
Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là gì?
Nhóm nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể con người. Việc hấp thụ đủ vitamin, khoáng chất là nền tảng giúp bạn có được sức khỏe tốt. Vì các nguyên tố vi lượng là một phần không thể thiếu đối với hoạt động của cơ thể. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin và khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa, chống lại bệnh ung thư, bệnh tim,….cụ thể:
– Bổ sung vitamin A, C sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
– Bổ sung vitamin E, C, A trong chế độ ăn uống giảm dần mỗi loại vitamin bao gồm 24%, 17%, 12% nguy cơ mắc bệnh alzheimer
– Nồng độ Selen trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm đi 24% nếu nồng độ Selen trong máy tăng lên 50%. Bên cạnh đó, còn có một số đánh giá khác chỉ ra rằng việc bổ sung đủ canxi cho cơ thể sẽ giảm nguy cơ tử vong cho bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên tố vi lượng là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng.