Nam Á là cái nôi của hai nền tôn giáo lớn là Phật giáo và Ấn Độ giáo, gồm có 9 quốc gia. Vậy, Nam Á gồm những quốc gia nào? Nam Á có mấy miền địa hình? Vị trí địa lý của Nam Á?….Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Tìm hiểu chi tiết về Nam Á
Nam Á tiếp giáp với đại dương nào? Vị trí địa lý của Nam Á
Nam Á là thuật ngữ được sử dụng để chỉ khu vực miền Nam của Châu Á. Vị trí địa lý của Nam Á nằm ở tọa độ 4°B đến 38°B, giáp biển A – rap, vịnh Ben – gian và khu vực Tây Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. Phía Đông Nam, Nam, Tây Nam và Tây giáp với Ấn Độ Dương.
Bên cạnh đó, nơi đây còn được gọi là bán đảo Nam Á hay tiểu lục địa Ấn Độ do những đặc điểm về địa lý đem lại. Nam Á có diện tích khoảng 4 triệu km2, chiếm khoảng 10% diện tích của Châu Á. Điều kiện về tự nhiên, địa hình vô cùng đa dạng và phong phú.
Nam Á gồm những nước nào?
Hiện nay, khu vực Nam Á có 9 quốc gia, bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Iran, Nepan, Sri Lanka, Ấn Độ, Bhutan, Maldives, Pakistan. Mỗi quốc gia khu vực này lại có những điều thú vị riêng.
Chẳng hạn như Ấn Độ là một một gia đông dân thứ 2 trên thế giới, là cái nôi của Phật giáo. Những điều thú vị tại Ấn Độ như:
– Vận chuyển tên lửa bằng xe đạp
– Báo giấy luôn thịnh hành ở Ấn Độ
– Bấm còi xe được coi là điều khuyến khích tại quốc gia này
– Đất nước có rất nhiều câu chuyện mê tín kỳ quặc
Đặc điểm tự nhiên, khí hậu của Nam Á
Nằm ở vị trí địa lý kể trên, Nam Á có khí hậu, sông ngòi, cảnh quan, tự nhiên như sau:
– Đại bộ phận khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều nhất thế giới
– Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
– Địa hình là yếu tố ảnh hưởng tới khí hậu của Nam Á
+ Dãy Himalaya: Khí hậu thay đổi theo độ cao, phân hóa phức tạp
+ Sườn phía Nam đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, sườn Bắc ít mưa; ở độ cao trên 4500m thuộc đới băng tuyết vĩnh cửu
+ Sườn Bắc chắn gió mùa Đông Bắc nên phía Nam Himalaya không quá lạnh như các quốc gia cùng vĩ độ
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ, Pakistan có khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía Đông có lượng mưa nhiều nhất trên thế giới.
+ Sơn nguyên Tây Tạng có khí hậu khô hạn, lượng mưa rất ít
+ Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp dãy Himalaya sẽ chuyển hướng Đông Nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa lớn
+ Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên khi gió Tây Nam thổi đã gây mưa cho khu vực đồng bằng ven biển, khi đến cao nguyên Đê can thì mưa rất ít.
– Nam Á có nhiều sông lớn như sông Hằng, sông Ấn, sông Bra-ma-pút
– Cảnh quan bao gồm rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
– Nam Á không phải là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên quá nổi trội, một số tài nguyên chính của khu vực này đó là than, dầu khí, gỗ,…Ngoài ra, còn có tiềm năng rất lớn với hoạt động thủy sản, thủy điện.
Đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa Nam Á
– Kinh tế: Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Đây cũng là nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới khi xét theo GDP năm 2015. Đứng thứ hai là Pakistan, tiếp đến là Bangladesh, Sri Lanka.
– Tôn giáo: Nam Á là cái nôi của 2 tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ngoài ra, cũng có một số bộ phận người dân theo Hồi giáo và các tôn giáo khác. Nhìn chung, đạo Phật, đạo Hindu, đạo Hồi là 3 tôn giáo lớn ở khu vực Nam Á.
– Dân cư: Dân số các quốc gia khu vực Nam Á khoảng 1,5 tỷ người tập trung chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan, Băng la đét. Nơi đây được xác định là khu vực có mật độ dân số cao, khoảng 388 người/km2.
Nam Á có mấy miền địa hình? Đặc điểm các miền địa hình ở Nam Á
Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau:
– Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km
– Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben gan dài khoảng 3000km, rộng từ 250-350km
– Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, hai rìa phía Tây và phía Đông của sơn nguyên là dãy lần lượt là Gát Tây, Gát Đông
Đặc điểm các miền địa hình ở Nam Á cụ thể như sau:
Dãy Himalaya
Dãy Himalaya còn gọi là Hy Mã Lạp Sơn là dãy núi ở Châu Á, phân chia tiểu lục Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Dãy Himalaya trải dài 7 quốc gia Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Afghanistan. Là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sống lớn trên thế giới đó là lưu vực sông Ấn, sông Hằng, sông Dương Tử; có khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya.
Dãy núi Himalaya còn là ranh giới khí hậu quan trọng giữa 2 khu vực Trung Á, Nam Á. Vào mùa đông, dãy Himalaya có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho khu vực Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam dù cùng vĩ độ. Còn về mùa hạ, gió Tây Nam từ Ấn Độ thổi tới gây mưa lớn cho sườn phía Nam.
Đồng bằng Ấn Hằng
Nay là đồng bằng Bắc hay Đồng bằng sông Bắc Ấn Độ. Là một đồng bằng lớn, màu mỡ gồm phần lớn phía Bắc và Đông Ấn Độ. Đây là khu vực đông dân cư nhất trên thế giới, sinh sống của gần 1 tỷ người trên diện tích 700.000km2. Đồng bằng Ấn Hằng có giới hạn ở phía Bắc là dãy núi Himalaya và dãy núi Satpura cùng với cao nguyên Chota Nagpur. Phía Tây là cao nguyên Iran.
Đồng bằng Ấn – Hằng được chia làm 2 lưu vực bởi dãy Delhi, phần phía tây gồm có đồng bằng Punjab và đồng bằng Haryana; phần phía đông gồm hệ thống lưu vực sông Hằng. Đồng bằng Punjab và đồng bằng Haryana đều được cấp nước bởi sông Ravi, Beat, Sutlej. Còn đồng bằng trung du sông Hằng trải dài từ sông Yamuna ở phía Tây cho đến bang Tây Bengal ở phía Đông.
Cao nguyên Đê-can
Đê-can là một trong những cao nguyên lớn tại Ấn Độ, chiếm phần lớn diện tích của miền Nam Ấn Độ. Cao nguyên trải dài trên 8 bang của Ấn Độ, bao phủ Trung và Nam Ấn Độ. Nằm ở phía Nam của đồng bằng Ấn – Hằng, dãy Ghat Tây cao nên đã ngăn hơi ẩm của gió mùa Tây Nam đến cao nguyên nên khu vực này có lương mưa thấp.
Các con sông tại cao nguyên Đê-can chảy từ Bắc xuống Nam, hai con sông chính là Narmada và Tapti không chảy vào vịnh Bengal. Tất cả các con sông tại cao nguyên Đê-can đều phụ thuộc vào lượng mưa và khô hạn vào mùa hè.
Khí hậu của cao nguyên Đê-can rất đa dạng, khí hậu bán khô hạn ở phía Bắc đến nhiệt đới ở khu vực còn lại, mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10, từ tháng 3 đến tháng 6 khô và nóng với nhiệt độ cao, thường xuyên trên 40 độ C. Vì nằm ở giữa 2 dãy núi cao nên khí hậu chịu ảnh hưởng rất lớn nhất là nhiệt độ và lượng mưa. Bên cạnh đó, đặc điểm địa hình giống như phễu hút gió khiến cho gió mùa Đông Bắc biến tính trở nên lạnh khô vào mùa đông.
Với các thông tin có trong bài viết “Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu đặc điểm chi tiết mỗi miền” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.