Thành ngữ “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc

“Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” là câu thành ngữ của Tể tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc Gia Cát Lượng. Vậy, mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là gì? nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là gì?

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên trong tiếng Trung là 谋事在人成事在天 /móu shì zài rén chéng shì zài tiān/. Để hiểu rõ hơn, chuthapdoquangninh.org.vn sẽ phân tích chi tiết từng từ như sau:

  • –  谋 /móu/: mưu trí, mưu kế.
  • –  事/shì/: sự việc, công việc.
  • –  在/zài/: tại, do.
  • –  人/rén/: người.
  • –  天/tiān/: trời.
Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là câu thành ngữ nổi tiếng

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là câu thành ngữ nổi tiếng

Thành ngữ này được hiểu nôm na là việc tính toán đường đi nước bước trong công việc nhưng có thành công hay không thì là do ý trời. Mọi việc không phải ngẫu nhiên, vô duyên vô cớ. Mỗi sự việc thành công hay không đều phải do sự cố gắng hay mong muốn mà quyết định được. Có người dùng trăm ngàn suy tính nhưng chưa chắc sẽ đạt được thành công như mong muốn.

Thành công hay thất bại đều do ông trời sắp đặt, không một ai có thể thay thế được. Câu nói này được áp dụng rất nhiều vào cuộc sống, dù con người có tài giỏi đến đâu thì vẫn không thể tính toán trước công việc mình đang làm có thành công hay không.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là của ai? Nguồn gốc

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng trong tác phẩm nổi tiếng “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Trong trận hỏa chiến ở hang Thượng Phương, quân sư tài ba Khổng Minh (Gia Cát Lượng) đã bày mưu để đưa cha con Tư Mã Ý vào thế trận hỏa thiêu bày sẵn. Cứ ngỡ Tư Mã Ý sẽ chết cháy ở Thượng Phương Cốc, nhà Ngụy đại nạn tới nơi. Giấc mộng phục hưng triều Hán tưởng chừng sắp thành hiện thực nhưng trời đổ cơn mưa rào, lửa bị dập tắt, cha con Tư Mã Ý thoát chết. Gia Cát Lượng đứng trên cao nhìn xuống tàn cuộc, ngước mặt lên trời thống khổ “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa có thể nói là một người khôn khéo, mọi việc lớn nhỏ đều được chuẩn bị kỹ càng. Nhưng ông không phải là một vị thần và đôi khi không còn cách nào để thay đổi một số thứ.

Không chỉ trên phương diện chiến đấu mà các phương diện khác cũng như vậy. Cùng một nguyên tắc, việc gì cũng đều phải tuân theo “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và quan trọng nhất đó chính là ý trời.

Đây không phải mê tín, trời ở đây không phải là huyễn mà là điều phù hợp với điều kiện của con người. “Ý trời” cũng có thể hiểu là “lòng dân”, “người thắng thiên hạ”, du hành khắp thiên hạ, không thể thiếu chữ “lý”. “Luật trời” cũng là “phép tắc của con người”.

Thông minh quá chưa chắc đã tốt vì thiên hạ tính bằng triệu còn “trời” chỉ có một. Đã có rất nhiều tấm gương thành công và thất bại trong lịch sử đã nói đền, gốc rễ của sự thành công và thất bại đôi khi không nằm ở vật chất và là ở “người”. Dù là con người thì vẫn phải tùy “trời” mà làm, còn “ý trời” là từ lòng dân mà ra.

Xem thêm: Tâm sinh tướng là gì? Những cách cải thiện tốt hơn về diện mạo

Ý nghĩa câu mưu sự tại nhân thành sự tại thiên

Gia Cát Lượng là người túc trí đa mưu, dù thân ở trong lều cỏ nhưng lại hiểu biết thế trận cách xa nghìn dặm. Khi ông nói ra câu này rất nhiều người cho rằng, con người nên cố gắng hết sức để làm việc nhưng không thành công thì đó là “ý trời”. Chính vì thế, chúng ta không phải hối hận vì bản thân đã cố gắng phấn đấu hết sức.

Điều mà Gia Cát Lượng muốn nói với thế nhân đó chính là sự thành bại là do Thượng Thiên quyết định. Muốn thành công thì cần phải phù hợp với Thiên ý. Thiên ý trong câu nói “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” mang ý nghĩa sâu thẳm khôn lường. Con người không có cách nào để tranh sức mạnh với “trời”.

Cổ nhân giảng “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”. Trong kiếp nhân sinh, điều quan trọng không phải là ta nỗ lực mà chính là nhân phẩm. Mọi việc hãy để thuận theo tự nhiên. Khi người nhất tâm hướng thiện, trời cao ắt sẽ có an bài.

Công việc dù có tính toán, chăm chỉ đến đâu cũng không thắng nổi “ý trời”

Công việc dù có tính toán, chăm chỉ đến đâu cũng không thắng nổi “ý trời”

Con người là một phần của thiên nhiên nên cũng phải tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên. Dù tính toán rất nhiều nhưng chắc chắn sẽ không thắng nổi “ý trời”!

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng cần thấu hiểu rằng có những việc muốn làm nhưng không làm được và cả những việc không muốn làm thì làm không xuể. Vậy nên, con người luôn ở thế bị động, không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có.

Với các thông tin có trong bài viết “Thành ngữ “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất!

Bài viết liên quan