Mưa là hiện tượng tự nhiên mà chúng ta thường hay bắt gặp rất nhiều. Tuy nhiên có rất ít người giải thích chính xác được khái niệm mưa là gì?. Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết để các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.
Mưa là gì?
Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước ở dạng những đám mây, khi gặp phải điều kiện lạnh tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.
Mưa chính là một phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nguồn nước ngọt ở trên trái đất. Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho rất nhiều hệ sinh thái, cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi.
Mưa trong tiếng Anh là gì? Mưa trong tiếng Anh là Rain. Mưa được tạo ra khi có các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt của Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ những cơn mưa đều có thể rơi xuống bề mặt, một số đã bị bốc hơi luôn trên đường rơi xuống do đi qua vùng không khí khô, tạo ra một dạng ngưng đọng khác.
Các loại mưa
Mưa được phân loại theo hàm lượng, hình dạng và kích thước của các giọt nước đã kết tủa khi đáp ứng đủ các điều kiện thích hợp. Đó là mưa phùn, mưa rào, mưa đá, tuyết,… Sau khi tìm hiểu khái niệm chuẩn xác mưa là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại qua các thông tin bên dưới đây.
Mưa phùn
Mưa phùn là cơn mưa nhẹ có những giọt nước rất nhỏ và rơi đều. Nhìn chung, những giọt nước này cũng không làm ướt bề mặt đất quá nhiều mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như là tốc độ gió và độ ẩm tương đối trong không khí.
Mưa rào
Mưa rào là cơn mưa có những giọt nước lớn có xu hướng rơi xuống dày đặc chỉ trong thời gian ngắn. Loại mưa này thường xảy ra ở nơi có áp suất khí quyển rơi xuống, tạo thành một trung tâm áp suất thấp được gọi là bão. Các trận mưa rào có liên quan đến các đám mây được hình thành quá nhanh, vì vậy các giọt nước mới lớn hơn.
Mưa đá
Mưa đá là hiện tượng mưa ở dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng, kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ những đám mây dông gây ra. Kích thước hạt mưa có thể từ 5mm cho đến hàng chục cm, thường có cỡ khoảng một vài cm và có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường sẽ rơi xuống cùng với những cơn mưa rào
Mưa tuyết
Mưa tuyết là những cơn mưa mà các hạt ở dạng những tinh thể đá nhỏ hoặc sự pha trộn của những tinh thể băng có kích thước 0.1mm. Hiện tượng tuyết xuất hiện khi có nhiệt độ dưới 2 độ C. Trên thực tế, những trận mưa tuyết lớn thường hay xảy ra khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ 0 – 2 độ C.
Càng lên cao thì nhiệt độ của không khí sẽ càng thấp khiến cho hơi nước ở những đám mây bị kết dính lại với nhau và tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần tích tụ quá nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông được và kéo mây bay tiếp nên có hiện tượng mưa tuyết.
Quá trình hình thành mưa
Sau khi hiểu rõ hiện tượng mưa là gì qua những thông tin ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành mưa diễn ra như thế nào nhé.
Quá trình hình thành nên mưa không phải lúc nào cũng sẽ giống nhau. Không khí có chứa hơi nước và một lượng nước nhất định khi ở trong một khối không khí khô sẽ được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô.
Lượng nước mà một khối không khí có thể chứa trước được khi nó đạt đến trạng thái bão hòa và hình thành mây còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Khối không khí ấm hơn có thể sẽ chứa nhiều hơi nước hơn so với khối không khí lạnh trước khi chúng đạt đến trạng thái bão hòa.
Vì thế, một phương thức có thể làm bão hòa khối không khí, đó chính là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là mức nhiệt độ mà tại đó khối không khí sẽ được làm lạnh để đạt được trạng thái bão hòa.
Các cách khiến cho hơi nước được thêm vào trong không khí gồm có: Hội tụ gió vào các khu vực có chuyển động đi lên; ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao xuống; nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, ao hồ, hơi nước thoát qua thực vật; khi không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua khu vực nước ấm hơn hay sự dâng lên của không khí khi gặp phải các dãy núi.
Hơi nước thường sẽ bắt đầu cô đọng lại thành các condensation nuclei giống như bụi, băng và muối để tạo thành mây. Mây tầng chính là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành mỗi khi lạnh, khối không khí ổn định sẽ được giữ ở bên dưới khối không khí ấm.
Nước từ các đại dương bị bay hơi sẽ ngưng tụ lại thành các đám mây ở tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh. Khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại bề mặt của Trái Đất, tạo thành mưa. Sau đó, nước có thể ngấm xuống lòng đất hay theo các con sông suối rồi chảy ra biển để tiếp tục lặp lại một chu trình vận chuyển.
Lợi ích của mưa là gì?
Như vậy với những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm và quá trình hình thành mưa là gì rồi đúng không nào? Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích mà hiện tượng này mang lại.
Mưa có vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình thủy học. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà mưa mang lại:
- – Nước mưa được chúng ta sử dụng để làm nước uống, nấu ăn và sinh hoạt.
- – Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng trên trái đất.
- – Mưa khiến cho không khí trong lành, dễ chịu hơn.
- – Là nguồn sống, cung cấp nước cho tất cả các loài động vật trên Trái Đất.
- – Mưa giúp làm giảm nhiệt cho những vùng có mức nhiệt cao.
- – Mưa cũng là một mắt xích khá quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người đã lợi dụng điều này để khai thác năng lượng điện gián tiếp từ nước bằng những nhà máy thủy điện.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ mưa là gì? Quá trình hình thành mưa như thế nào? Và lợi ích của mưa như nào? Nếu các bạn có vấn đề gì chưa rõ về hiện tượng này, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.