Toxic là gì? 8 Dấu hiệu và cách thoát khỏi mối quan hệ toxic

Toxic là một thuật ngữ được nhiều bạn trẻ Gen Z sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về toxic là gì? Thế nào là mối quan hệ toxic? Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết và cách thoát khỏi mối quan hệ này trong bài viết dưới đây nhé!

Toxic là gì?

Toxic nghĩa là gì?

Toxic tiếng Việt nghĩa là độc hại, có hại hay có thể hiểu là các chất độc nói chung, đây chính là nghĩa của từ toxi theo nghĩa đen. Còn theo nghĩa bóng, toxic được dùng để chỉ bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến người khác.

Toxic theo nghĩa bóng là từ chỉ trạng thái tiêu cực

Toxic theo nghĩa bóng là từ chỉ trạng thái tiêu cực

Ngoài ra, toxic còn là toxicum, là từ mượn trong tiếng Latin cổ và trong tiếng Hy Lạp, cụm từ toxikon pharmakon được dùng để nói về chất độc trong các mũi tên được các binh lính sử dụng để tiêu diệt kẻ thù.

Ngày nay, thuật ngữ toxic được nhiều người sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ nói hàng ngày cũng như trên mạng xã hội để miêu tả về những sự kiện, sự vật, con người, tình huống xảy ra….Tùy theo từng ngữ cảnh khác nhau mà toxic sẽ có ý nghĩa riêng biệt.

Toxic là gì trên Facebook, Tiktok?

Toxic trên Facebook, Tiktok là thường được dùng để nói về những trạng thái tiêu cực, những bình luận thiếu văn minh, bình luận tiêu cực, tỏ thái độ không vui của những anh hùng bàn phím.

Một số thuật ngữ liên quan

Toxic thường đi với các cụm từ như: toxic environment (môi trường độc hại), toxic chemicals (chất độc hóa học), toxic fumes (khói độc),…Hơn nữa, những năm gần đây còn xuất hiện cụm từ toxic masculinity.

Toxic còn là chất độc hóa học

Toxic masculinity là gì? Toxic masculinity được dùng để chỉ những người đàn ông gia trưởng, hung hăng, thậm chí còn có nhiều hành động, lời nói bạo lực.

Mối quan hệ toxic là gì?

Mối quan hệ toxic còn có tên tiếng Anh là toxic relationship được hiểu là một mối quan hệ mà cả 2 hoặc một trong 2 người luôn dùng hành động, lời lẽ xấu, để làm tổn thương đối phương, khiến đối phương cảm thấy khó chịu, tiêu cực. Trong mối quan hệ đó bạn sẽ cảm thấy mình luôn bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc bị tấn công.

Mối quan hệ toxic là mối quan hệ độc hại

Mối quan hệ toxic là mối quan hệ độc hại

Mối quan hệ độc hại có thể tồn tại ở bất cứ bối cảnh nào, đó có thể là mối quan hệ toxic trong tình bạn, mối quan hệ toxic trong tình yêu hay giữa các đồng nghiệp, thậm chí là các mối quan hệ độc hại giữa các thành viên trong gia đình bạn.

Xem thêm:

  • Trịch thượng là gì? Người trịch thượng là người thế nào? Cách đối phó
  • Dục vọng của con người là gì? Làm sao để thoát khỏi dục vọng?
  • Chạnh lòng nghĩa là gì? Nguyên nhân và cách thoát khỏi sự chạnh lòng
  • Cực đoan là gì? Nhận diện người có tính cách, thái độ cực đoan
  • Phiến diện là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

8 dấu hiệu cho thấy bạn đang trong mối quan hệ toxic

Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một mối quan hệ xấu.

Họ luôn muốn điều khiển, kiểm soát bạn

Những người này thường hay có xu hướng muốn can thiệp vào cuộc sống của bạn. Theo lý lẽ của họ, bạn sẽ là người luôn mắc phải sai lầm nếu làm ngược lại những điều họ muốn. Họ cũng muốn quản lý cuộc sống của bạn, kiểm soát suy nghĩ của bạn bằng những lời ngon ngọt.

Họ có những hành vi kiểm soát về tài chính, thời gian hay các mối quan hệ xung quanh bạn thì đây là dấu hiệu của một mối quan hệ toxic.

Không quan tâm đến suy nghĩ của bạn

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ mà luôn cảm thấy bất an, không thoải mái bởi những cách cư xử hay trò đùa quá trớn của họ. Và họ cũng không hề bận tâm đến lời nói của bạn, vẫn tiếp tục làm bạn cảm thấy khó chịu. Đó là mối quan hệ toxi, bởi một mối quan hệ lành mạnh bao giờ cũng phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Họ không quan tâm đến suy nghĩ của bạn, khiến bạn thấy khó chịu

Họ không quan tâm đến suy nghĩ của bạn, khiến bạn thấy khó chịu

Họ thường hay nói dối

Nói dối có nhiều loại, có những lời nói dối nhằm mang đến ý tốt và để thể hiện sự tôn trọng với người được nói. Nhưng có những loại hành vi nói dối trắng trợn, lặp đi lặp lại nhiều lần, mang đến những hậu quả tiêu cực. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến sự tin tưởng của cả 2 mất dần đi và trở thành một mối quan hệ độc hại.

Cảm thấy không được hỗ trợ

Thay vì cùng nhau phát triển, vui vẻ khi đối phương đạt được kết quả tốt khi làm điều gì đó thì trong mối quan hệ toxic, mọi mong muốn, thành tích lại trở thành cuộc cạnh tranh.

Khi ở trong mối quan hệ này bạn sẽ không tìm thấy sự hỗ trợ, đồng hành hay khuyến khích, còn người kia sẽ đặt mục tiêu của họ lên trên hết, những điều bạn muốn, nhu cầu của bạn không hề quan trọng với họ.

Chỉ thích nhận mà không cho đi

Mỗi mối quan hệ đều có tính hỗ trợ lẫn nhau, yếu tố cho và nhận là yếu tố tiên quyết để xét một mối quan hệ có bền vững hay không.

Kẻ toxic chỉ thích được nhận mà không muốn cho đi

Kẻ toxic chỉ thích được nhận mà không muốn cho đi

Những kẻ toxic thường chỉ thích lợi dụng người khác, muốn được nhận nhiều lợi ích từ đối phương hơn, thậm chí họ còn xem đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu sự giúp đỡ của họ thì sẽ rất khó khăn, họ sẽ hay lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Họ thích đóng vai nạn nhân

Trong mọi vấn đề, những kẻ toxic thường thích kể lể và xem bản thân như là nạn nhân. Họ cho rằng, bản thân họ luôn phải chịu nhiều áp lực, bị thiệt thòi, bị cô lập, cảm thấy ai cũng đang quay lưng với họ.

Tuy nhiên, thực chất những điều này chỉ là cái cớ để họ vin vào và biện minh cho những sai lầm, hành động đi ngược lại với mọi người của họ mà thôi.

Giao tiếp thiếu tôn trọng

Thông qua cách giao tiếp hằng ngày bạn có thể biết được liệu rằng bản thân có đang trong mối quan hệ độc hại hay không.

Nếu trong cuộc trò chuyện của 2 người mà họ luôn tỏ ra thiếu tôn trọng, trong cuộc nói chuyện hay có những câu nói có hàm ý chỉ trích, mỉa mai. Nhưng khi bạn đề cập đến thì họ chỉ giải thích rằng đó là lời nói đùa giỡn mà thôi. Đó chính là một trong những dấu hiệu quả mối quan hệ toxic bạn nên tránh.

Bạn không có cảm giác an toàn

Ở bên cạnh những kẻ toxic bạn luôn cảm thấy lo lắng và bất an một cách vô cớ. Điều này, thể hiện rằng bạn đang mất đi cảm giác an toàn:

  • Bạn luôn cảm thấy cô đơn trong mối quan hệ với người đó vì những tác động của họ khiến bạn càng cảm thấy xấu hổ, tự ti. Điều này khiến bạn không dám thể hiện tính cách, cá tính của mình, cũng không thể chia sẻ, tâm sự suy nghĩ của bản thân.
  • Khi mọi vấn đề xảy ra bạn luôn cảm thấy mình là người sai, không thể phản bác lại mọi chỉ trích.
  • Trong những cuộc vui bạn luôn bị phớt lờ nhưng khi họ cần đến thì bạn lại là người đầu tiên phải xuất hiện. Bạn sẽ là người luôn cho đi nhưng lại không được nhận lại bất cứ thứ gì.
Bạn thấy thiếu an toàn, luôn bất an lo lắng

Bạn thấy thiếu an toàn, luôn bất an lo lắng

  • Khi ở bên họ, bạn không thấy thoải mái, bạn sợ hãi khi làm sai và không muốn nhìn thấy sự khó chịu thể hiện trên gương mặt đối phương.
  • Trong các cuộc nói chuyện, bạn thường hay bị mang ra làm chủ đề để nói xấu, đùa cợt, mặc dù bản thân bạn cảm thấy không vui vẻ vì điều đó nhưng bạn lại không thể phản biện, chỉ có thể chịu đựng.
  • Bạn cảm thấy ngoài họ ra thì bản thân không còn ai có thể dựa dẫm dù cho có bị đối xử tệ bạc thì bạn vẫn có thể tha thứ cho họ bởi không muốn bản thân bị cô lập.

Cách thoát khỏi mối quan hệ toxic

Hiểu rõ các dấu hiệu

Việc nhận rõ các dấu hiệu của mối quan hệ xấu không phải điều dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đã gắn kết với người đó quá lâu. Đôi khi các dấu hiệu độc hại khá rõ như: lừa dối, thao túng tâm lý, bạo hành,… Nhưng đôi khi nó chỉ biểu hiện dưới dạng cảm nhận tích tụ sau thời gian dài như: sự xa cách giữa 2 người, sự cô đơn, cảm giác thiếu an toàn, cảm thấy tồi tệ hơn theo thời gian…Trong trường hợp những dấu hiệu toxic không rõ ràng thì cách tốt nhất bạn có thể làm là lắng nghe bản thân.

Lắng nghe bản thân

Nếu bạn khó phát hiện ra được những dấu hiệu toxic đó thì nên thường xuyên viết nhật kí, tâm sự với những người đáng tin cậy. Những dấu hiệu đó sẽ hiện rõ hơn thông qua những con chữ hay lời kể và sự tỉnh táo của người ngoài cuộc.

Lắng nghe bản thân để biết mình nhận được gì từ mối quan hệ đó

Lắng nghe bản thân để biết mình nhận được gì từ mối quan hệ đó

Đặt hạn định cụ thể

Thời gian gắn bó trong mối quan hệ càng lâu, mức độ phụ thuộc sẽ càng lớn và việc kết thúc sẽ càng khó khăn. Đôi khi không chỉ vì bạn không thể từ bỏ mà còn có những lý do khách quan khác.

Do đó, nếu muốn thoát khỏi mối quan hệ toxic thì bạn hãy lập cho bản thân mình một hạn định cụ thể để thực hiện hành động cắt đứt này. Hãy chọn thời điểm tốt nhất cho bạn để có thể giải quyết những vướng mắc, tránh trì hoãn quá lâu. Thái độ dứt khoát sẽ là điểm mấu chốt để giúp bạn có thể thực sự thoát khỏi thói quen xấu và mối quan hệ tiêu cực đó.

Ngừng tự an ủi

Việc bạn tin rằng chỉ cần bạn cố gắng thay đổi đối phương, tin rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt lên có thể sẽ khiến niềm tin rồi sẽ tan vỡ. Nếu những niềm tin đó có thể thực hiện được thì giờ đây bạn đã không phải ngồi tự an ủi bản thân mình nữa rồi. Vậy nên, cố gắng níu giữ sẽ khiến bạn trở nên nhụt chí, suy giảm khả năng suy xét và đưa ra quyết định của mình.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn khó có thể thoát khỏi mối quan hệ toxic này thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người ngoài cuộc. Họ sẽ là người có góc nhìn công bằng và lành mạnh. Lưu ý rằng bạn cần tìm đến những người có quan điểm tích cực, những người đó sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, những người quan điểm tích cực

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, những người quan điểm tích cực

Tạo khoảng cách

Với những mối quan hệ không thể cắt đứt dễ dàng thì tốt nhất bạn có thể tạo khoảng cách với họ cả mặt vật lý và tinh thần. Hãy hạn chế giao tiếp, tiếp xúc với họ, đó là cách để làm giảm mức ảnh hưởng của đối phương đến bạn.

Kiên trì với lựa chọn của mình

Sau khi cắt đứt một mối quan hệ, có thể bạn sẽ vẫn nhớ đến những kỉ niệm đẹp đã từng có giữa 2 người. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì và vững tin với quyết định mà bạn đã lựa chọn. Bởi để đi đến quyết định này bạn đã phải trải qua một quá trình đấu tranh không dễ dàng.

Khi có suy nghĩ “muốn quay lại”, thì nên tìm đến những người thân thiết mà bạn có thể tin tưởng được để nhận lời khuyên từ họ.

Cho bản thân một khoảng nghỉ

Tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là thể chất là điều mà chúng ta khó có thể tránh khỏi khi cắt đứt một mối quan hệ. Do đó, bạn cần có một khoảng thời gian để bản thân có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục, suy ngẫm và đủ khỏe mạnh để có thể bắt đầu mối quan hệ mới.

Hãy tham gia những hoạt động như: tập thể dục, yoga, thiền để giúp bạn cơ thể bạn khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mong rằng những chia sẻ trên đây về toxic là gì, những dấu hiệu và cách thoát khỏi toxic sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều thông tin này. Hãy cân nhắc thật kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn khi gặp phải những vấn đề trên nhé.

Bài viết liên quan