Mô là bộ phận quan trọng và cũng là phần kiến thức cơ bản mà chúng ta đã được học trong môn sinh học của chương trình phổ thông. Để có thể hiểu rõ hơn về mô là gì? Chức năng của các loại mô trong cơ thể thực vật và động vật, tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mô là gì?
Trong sinh học, khái niệm mô là một tập hợp các tế bào chuyển hóa có cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định. Ví dụ: mô mềm, mô phân sinh ngọn, mô nâng đỡ,….
Ở cơ thể con người và động vật, mô có mức độ tổ chức từ thấp đến cao gồm hệ thống cơ quan, cơ quan, mô và tế bào. Trong đó, có một số loại mô đặc biệt dù không có cấu trúc tế bào nhưng vẫn được xếp vào mô như huyết tương.
Chức năng của các loại mô động vật, con người
Trong cơ thể con người và động vật có 4 loại mô chính đó là mô liên kết, mô biểu bì, mô cơ, mô thần kinh.
Mô thần kinh có chức năng gì?
Mô thần kinh hay còn được gọi là nơron thần kinh, tế bào thần kinh. Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài, sau đó xử lý thông tin, điều hòa lại hoạt động của cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, giúp cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh.
Mô biểu bì là gì?
Mô biểu bì gồm có các tế bào được đóng gói rất chặt chẽ, xếp rất sát nhau để bao bọc bên ngoài cơ thể. Ở con người và động vật thì lớp mô biểu bì đó là da, hay các tế bào ở lớp ngoài của các bộ phận rỗng như: tử cung, đường tiêu hóa, bàng quang nước tiểu.…
Chức năng mô biểu bì là bảo vệ, hấp thụ và bài tiết chất thải. Nhờ cơ chế thẩm thấu, các loại mô này sẽ lấy chất dinh dưỡng từ bên ngoài để nuôi dưỡng cơ thể và bài tiết chất thải không tốt ra ngoài. Mô biểu bì có 2 loại:
- Biểu bì bao phủ: Thường có 1 hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống hoặc khác nhau, chúng nằm phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng: ruột, thực quản, bóng đái, khí quản, khoang miệng.
- Biểu bì tuyến: Chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nội tiết, tuyến nước bọt…) hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi).
Mô liên kết có chức năng gì?
Mô liên kết có mặt ở hầu hết các bộ phận, các cơ quan của cơ thể. Để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của mô liên kết ở cơ thể con người và động vật, thì ta đi xét các loại mô liên kết:
- Mô liên kết dinh dưỡng: Là các tế bào máu và mô bạch huyết với chức năng chính là vận chuyển dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
- Mô liên kết cơ học: Là các dạng mô sợi (nằm ở dây chằng) , mô sụn (nằm ở sụn đầu xương), mô xương (nằm ở xương), mô mỡ (nằm ở mỡ) với chức năng là đệm cơ học vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
Bên cạnh đó, đối với câu hỏi máu được xếp vào loại mô gì thì khi đọc đến đây bạn có thể trả lời dễ dàng máu thuộc loại mô liên kết trong cơ thể con người và động vật.
Mô cơ
Mô cơ là loại mô đặc biệt có đặc tính co giãn có chức năng cô duỗi, tạo nên sự chuyển động của cơ thể. Trong cơ thể của cả con người và động vật thì mô cơ được chia làm 3 loại với những chức năng như:
- Mô cơ vân (cơ xương): Là các sợi cơ có khả năng phình to hoặc co lại do hệ thần kinh kích thích, giúp cơ thể có thể cử động, di chuyển.
- Mô cơ trơn: Là hệ thống các cơ cấu tạo nên mạch máu, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, bọng đái… Các tế bào của cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân bên trong. Chức năng của mô cơ trơn là tạo ra các kiểu vận động không tự chủ, ngoài ý muốn của cơ thể.
- Mô cơ tim: Chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo tương tự như mô cơ vân. Tuy nhiên, chức năng của mô cơ tim là thực hiện các hoạt động co bóp tim nên hoạt động của chúng như cơ trơn là những hoạt động ngoài ý muốn của con người.
Chức năng của các loại mô của thực vật
Khác với mô ở động vật thì ở thực vật mô được chia làm 6 loại gồm có mô phân sinh, mô nâng đỡ, mô dinh dưỡng, mô che chở, mô dẫn và mô tiết.
Mô phân sinh là gì?
Mô phân sinh thực vật là tập hợp của các tế bào non chưa phân hóa với các lớp màng mỏng cellulose xếp khít nhau, không dự trữ dinh dưỡng, không để hở những khoảng gian bào. Chức năng của mô phân sinh có ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng ở thực vật, tạo ra các mô khác. Mô phân sinh ở thực vật có 2 loại là sơ cấp và thứ cấp.
- Mô phân sinh sơ cấp: Là những tế bào nằm ở phần đầu ngọn rễ, ngọn thân có chức năng tăng trưởng, phân chia rất nhanh, không theo quy tắc nhất định, theo một khối tế bào. Các tế bào này dài ra và biến đổi thành các mô khác như rễ và thân mọc, giúp cây mọc dài ra.
- Mô phân sinh thứ cấp: Tương tự như mô phân sinh sơ cấp, mô phân sinh thứ cấp cũng giúp các tế bào phân chia, giúp thân cây mọc dài ra ở gốc các lóng, tăng trưởng đều đặn.
Mô dinh dưỡng
Mô dinh dưỡng hay còn được gọi là mô mềm, nhu mô, là các tế bào sống chưa được phân hóa nhiều màng vẫn mỏng và bằng cellulose, có kích thước đồng đều, xếp sát nhau. Mô dinh dưỡng có có ba loại với chức năng như sau:
Hấp thụ: Gồm có các lông hút của rễ với nhiệm vụ hấp thụ nước, muối vô cơ hòa tan trong nước.
Đồng hóa: Nằm ở dưới lớp biểu bì của lá có chứa các lục lạp để thực hiện chức năng quang hợp.
Dự trữ: Được cấu tạo bởi các lớp tế bào màng mỏng cellulose, chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng như: Tinh bột, saccarozo, lipid…
Mô che chở
Mô che chở ở thực vật hay còn gọi là mô biểu bì là mô chuyển hóa từ mô phân sinh. Các tế bào mô biểu bì có vách dày để bao bọc lấy các cơ quan bên trong của thực vật như lá, rễ, thân. Mô biểu bì có không chứa lục lạp, không thấm nước, được xếp xít vào nhau nhưng vẫn có sự trao đổi khí và hơi nước trên bề mặt.
Chức năng của mô che chở có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của cây trước các tác hại của môi trường, tránh sự xâm nhập của các giống ký sinh hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột…
Mô dẫn
Mô dẫn là các tế bào được xếp dài, nối tiếp nhau thành các dãy dọc song song với trục của cơ quan. Chức năng của mô dẫn là dẫn truyền 2 dòng nhựa. Cụ thể:
- Nhựa nguyên: Cùng nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên lá và thân.
- Nhựa luyện: Là dưỡng chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình quang hợp dẫn từ lá xuống các bộ phận khác.
Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ còn được gọi là mô cơ giới có cấu tạo là các màng dày cứng. Chức năng của mô nâng đỡ là giúp thực vật có thể cứng và đứng thẳng. Mô nâng đỡ có 2 loại là mô dày (tập chung ở cuống lá, thân cây) và mô cứng. Với phần thân cây, mô nâng đỡ ở đây sẽ được xếp thành vòng tròn gần phía ngoài. Ở rễ, mô nâng đỡ được phân bố ở vị trí trung tâm giúp cho thực vật có thể tăng tính chịu lực từ thân đè xuống.
Mô tiết
Mô tiết được cấu tạo từ các tế sống, có màng bằng cellulose. Chức năng của mô tiết là tạo ra những dịch chất bã cây như tinh dầu, nhựa, mủ….Tùy vào hình thái và sự phân hóa mà mô tiết được chia làm 2 loại với chức năng là:
Mô biểu bì tiết: Là phần mô tiết ra các tinh dầu hoặc mật hoa có chức năng thu hút côn trùng.
Mô lông tiết: Có nguồn gốc từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn với vai trò cất giữ tinh dầu và từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn có chức năng trong cất được tinh dầu dễ dàng và nhận dạng dược liệu.
Trên đây là những chia sẻ khái quát về mô là gì cũng như các chức năng của mô trong cơ thể con người và động thực vật. Để tìm hiểu thêm những kiến thức về sinh học phổ biến khác, đừng quên theo dõi chuthapdoquangninh.org.vn hàng ngày nhé!