Máy nén khí ly tâm là gì?
Nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong sản xuất, máy nén khí ly tâm là một thiết bị được sử dụng nhằm tăng chất khí lên một áp suất nhất định. Tương tự các sản phẩm máy nén khí trên thị trường, đây là dòng máy được cấu tạo từ các mô đun cố định và khá cồng kềnh.
Mặc dù dòng máy nén khí này còn có khả năng tạo ra một nguồn khí nén cực lớn, nhưng cũng không tránh khỏi các trường hợp như thoát lượng khí nén còn dư ra môi trường gây giảm hoạt động của máy. Vì vậy, người sử dụng không nên để thiết bị được sử dụng dưới mức tải công suất yêu cầu.
Ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm thường thấy
Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm là gì? Tại sao chúng có độ phổ biến, cũng như được ứng dụng trong ngành công nghiệp nhiều đến thế?
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên về máy nén khí ly tâm có lẽ phải kể đến hiệu suất làm việc tuyệt vời. Vì cấu tạo khá chắc chắn, nên chúng giúp thiết bị có thể đạt được hiệu suất lên tới 100%. Từ đó, nguồn khí nén được cung cấp liên tục và luôn đảm bảo cho quá trình vận hành trong doanh nghiệp, nhà xưởng. Điều này cũng là một trong yếu tố giúp doanh nghiệp đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn khá nhiều.
Do đặc điểm của máy chiếc máy này có công suất và lưu lượng khá cao, nên khi hoạt động, chúng sẽ đem lại công suất lớn hơn rất nhiều lần so với máy nén khí Piston và trục vít.
Tiếp tục là một ưu điểm đến từ thiết kế của máy nén khí ly tâm. Các bộ phận hay linh kiện của máy điều có khả năng chống chịu va đập mạnh do được cấu thành bởi các vật liệu vô cùng tốt. Ngoài ra, các linh kiện, mô đun bên trong máy được ráp nối chắc chắn với nhau nên máy thường có tuổi thọ dài, ít hỏng hóc và đỡ tốn kém các khoản sửa chữa như các dòng máy nén khí khác.
Nhược điểm
Về nhược điểm của những chiếc máy ly tâm trên thị trường hiện nay, phần lớn mọi người sẽ nói ngay rằng: “chúng cực kỳ to và cồng kềnh”. Thật vậy, do sở hữu thiết kế lắp đặt cố định, nên máy có kích thước khá khủng và cồng kềnh. Không chỉ vậy, điều này còn đòi hỏi bạn phải có không gian bảo quản máy thoáng mát và rộng rãi hơn máy nén khí ly tâm này.
Điểm trừ thứ 2 của thiết bị này đến từ chính giá thành của máy. Loại máy nén khí này hiện đang được bán ra thị trường với một mức giá khá cao so với khả năng chi trả của nhiều đơn vị doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, vì máy có thiết kế cố định, nên tính cơ động của máy cũng không thật sự cao. Rất có thể bạn sẽ cần chi tiêu nhiều hơn cho những lần sửa chữa hay thay linh kiện nếu máy bị hỏng.
Máy nén khí ly tâm thường có cấu tạo như thế nào?
Máy nén khí ly tâm bao gồm: vỏ máy, trục máy, cánh định hướng và bánh công tác. Ngoài ra, một số chi tiết nhỏ quan trọng khác như: cửa hút, cửa xả, vách ngăn, ổ đỡ, ổ chặn, vỏ trong, vòng làm kín, bánh guồng và bộ làm kín trục, roto,…
Trong đó, vỏ máy nén khí thường sẽ được tạo bằng chất liệu gang xám hoặc gang hợp kim. Chúng có kết cấu khá phức tạp và một khối lượng khá nặng nề, vì vậy thường được xem là giá đỡ cho những chi tiết khác của máy. Bên trong vỏ máy này chứa các ổ trục có chức năng đỡ các trục máy, các áo nước nhằm dẫn nước làm mát hay các khoang có chức năng dẫn khí.
Một vài bộ phận khác như:
- Trục máy nén ly tâm được chế tạo bằng hợp kim và được lắp vào các ổ đỡ ngay trên vỏ máy.
- Cánh định hướng được chế tạo từ thép hoặc gang, có vai trò hướng dẫn dòng khí đi từ vị trí của cửa xả tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp.
- Bánh công tác cũng được đặt trên trục máy nhằm biến đổi động năng của chất khí. Bánh công tác có 3 loại như: bánh công tác kín, bánh công tác hở và bánh công tác nửa hở.
Nguyên lý hoạt động của loại máy nén khí ly tâm
Nếu bạn vẫn chưa biết rõ về nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm là gì. Tại phần này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về nguyên lý để hoạt động của chiếc máy thông dụng này.
Loại máy nén khí này được sử dụng đĩa xoay hình bánh đẩy hoặc cánh quạt nhằm ép khí vào phần rìa của bánh đẩy nhằm tăng tốc độ của khí. Khi đó, bộ phận khuếch tán của máy sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng của tốc độ trở thành áp suất. Sự biến đổi này khi qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng của khí.
Ngay sau khi guồng động được quay, dưới sự tác động của lực ly tâm, khí sẽ được văng từ tâm ra xung quanh nhằm tạo ra áp lực tĩnh. Hơn thế nữa, khi khối lượng riêng của khí được tăng lên và xuất hiện áp lực tĩnh, vận tốc và áp lực động của khí cũng được kéo lên đáng kể.
Các ứng dụng thực tế của máy nén khí ly tâm
Để mang lại hiệu quả cao nhất, những chiếc máy nén khí ly tâm thường được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp. Ví dụ như:
- Các nhà máy lớn: Như bạn đã biết, thiết bị nén khí ly tâm này được thiết kế và vận hành theo nguyên lý động học. Vì vậy, chúng hoạt động với công suất và lưu lượng khí nén lớn hơn nhiều so với máy nén trục Piston hay trục vít. Tại một số thương hiệu máy nén khí nổi tiếng như Fusheng hay Puma Yên Phát, lưu lượng khí có thể đạt tới 350 m3/phút, cùng với công suất 2000 Kw.
- Ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm: Tại các doanh nghiệp thực hiện những công đoạn sản xuất đồ uống hay thực phẩm, họ luôn luôn cần đến những nguồn không khí trong sạch nhằm đảm bảo vệ sinh và chất lượng cao nhất tới tay người tiêu dùng. Chính vì thế, việc sử dụng máy nén khí ly tâm sẽ là một công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp thu lại được nguồn lợi nhuận dồi dào.
- Không những vậy, máy nén khí ly tâm còn rất thích hợp với ngành công nghiệp nặng như dầu khí, sửa chữa, xây dựng hay thậm chí nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo cũng đã áp dụng loại máy hữu ích này.
Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong về “Máy nén khí ly tâm là gì? 4 điều bạn cần biết về chiếc máy này”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về loại máy nén kể trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chuthapdoquangninh.org.vn để được hỗ trợ sớm nhất! Được phục vụ bạn chính là niềm vinh hạnh lớn nhất của chuthapdoquangninh.org.vn chúng tôi!
Xem thêm:
- Máy Nén Khí Piston: Phân Loại, Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động
- 【Máy Nén Khí Mini】- Phân Loại và Cấu Tạo Của Máy
- 【Máy Nén Khí Trục Vít】 – Loại máy Có Dầu – Không Dầu
- Đánh giá chất lượng vượt trội của máy nén khí Total
- Những tiêu chí chọn mua máy nén khí Wing phù hợp nhất