Máy ảnh full-frame là gì?
Máy ảnh chụp phim sử dụng cơ chế lí hóa học của ảnh sáng để lưu giữ hình ảnh lên cuộn phim. Tương tự, máy ảnh kĩ thuật số hiện đại ngày nay sử dụng các loại cảm biến để thu nhận ánh sáng đi vào máy thông qua ống ngắm và xử lí thành file ảnh kĩ thuật số trong chớp mắt.
Bởi vậy ta có thể hiểu đơn giản rằng cảm biến chính là đóng vai trò thay thế cho những cuộn phim của máy ảnh cơ. Một khung phim có kích cỡ 36 x 24 mm và 36 khung hình được kết nối liền mạch tạo thành một cuộn phim hoàn chỉnh. Những cảm biến được thiết kế có kích cỡ tương tự kích cỡ khung phim kể trên được gọi là cảm biến Full-frame. Những máy ảnh sử dụng cảm biến này được gọi là máy ảnh full-frame.
- Xem thêm: [Review] Máy ảnh ống kính rời α7R II trang bị cảm biến ảnh full-frame
Đặc điểm của máy ảnh Full-frame
Sau khi đã có những hiểu biết cơ bản về bản chất của máy ảnh Full-frame là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của dòng máy ảnh này.
Ưu điểm của máy ảnh Full-frame là gì?
Máy ảnh Full-frame có rất nhiều ưu điểm đang đến chúng ta lưu tâm như:
- Khả năng chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng vô cùng ấn tượng nhờ có cảm biến lớn và diện cảm sáng lớn giúp thu được nhiều sáng hơn.
- Khả năng chống nhiễu ảnh tốt hơn so với dòng máy Crop do sở hữu những hạt pixel có kích thước lớn hơn.
- Dải tần nhạy sáng Dynamic Range rộng hơn nhiều khi so sánh với Crop.
- Độ sâu trường ảnh mỏng hơn so với dòng máy Crop khi chụp ảnh ở cùng một tiêu cự. Điều này đồng nghĩa với việc máy ảnh Full-frame sở hữu khả năng xóa phông tốt hơn khi chụp chân dung.
- Góc chụp rộng hơn phù hợp với nhu cầu chụp toàn cảnh, thiên nhiên hay đường phố.
- Full-frame thường được những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Bởi vậy mà các thương hiệu máy ảnh cũng tập trung vào chất lượng quang học của ống kính máy ảnh dành cho dòng máy Full-frame hơn.
Nhược điểm của máy ảnh Full-frame là gì?
Có nhiều ưu điểm nhưng máy ảnh Full-frame không phải là một thiết bị hoàn hảo. Bạn cần phải cân nhắc thật kĩ tới nhu cầu sử dụng và các ưu nhược điểm của dòng máy này có sự lựa chọn đúng đắn.
Giá thành
Một trong những nhược điểm lớn nhất của máy ảnh Full-frame không đến từ những thông số kĩ thuật mà chính là giá cả. Dòng máy ảnh này có giá cao thấp chí là gấp vài lần so với dòng máy Crop. Không chỉ vậy, chi phí để sản xuất các ống kính máy ảnh dành cho Full-frame cũng cao hơn nên bạn hãy cân nhắc ngân sách của mình trước khi có ý định mua một chiếc máy ảnh Full-frame.
Ống kính chuyên dụng
Máy ảnh Full-frame rất kén ống kính. Bạn chỉ có thể sở hữu được những bức ảnh ưng ý nhất khi bạn trang bị cho mình một ống kính tương thích với máy ảnh đang sử dụng. Nếu sử dụng ống kính không phù hợp, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề gây ra bởi hiện tượng quang sai.
Kích thước và trọng lượng lớn
Kích thước và trọng lượng cũng là một vấn đề khiến các thương hiệu máy ảnh nổi tiếng đau đầu khi sản xuất dòng máy Full-frame. Do kích thước của cảm biến lớn, trọng lượng của một chiếc máy full-frame có thể nặng hơn máy crop từ 40 – 60%. Không chỉ vậy những ống kính máy ảnh chuyên dụng và to lớn cũng khiến việc sử dụng máy ảnh Full-frame trong thời gian dài là một thử thách lớn về thể lực đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
- Tìm hiểu thêm: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy ảnh cơ là gì?
Một số mẫu máy ảnh Full-frame tốt nhất hiện nay
Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV
Canon EOS 5D Mark IV được mệnh danh là một trong những mẫu máy ảnh DSLR full-frame tốt nhất hiện nay trên thị trường.
Độ phân giải: 30.4 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 61 điểm ảnh tự động, 41 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch cảm ứng, 1.62 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 7 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Canon EOS 5D Mark IV là 61.500.000đ.
Máy ảnh Nikon D850
Một trong những chiếc máy ảnh full-frame tiên tiến nhất của Nikon.
Độ phân giải: 45.4 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 153 điểm ảnh tự động và 99 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch cảm ứng có thể mở góc nghiêng, 2.3 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 7 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Nikon D850 là 63.900.000đ.
Máy ảnh Canon EOS 5DS
Canon EOS 5DS là mẫu máy ảnh đang dẫn đầu thị trường máy ảnh Full-frame DSLR về độ phân giải.
Độ phân giải: 50.6 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 61 điểm ảnh tự động và 41 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch, 1.04 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 5 khung hình/giây
Chất lượng quay: 1080p
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Canon EOS 5DS là 33.500.000đ.
Máy ảnh Nikon D780
Nikon D780 được đánh giá là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai dòng máy DSLR và Mirrorless.
Độ phân giải: 24.5 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 51 điểm ảnh tự động và 15 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch cảm ứng thoải mái xoay lật, 2.3 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K 30p
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Nikon D780 là 41.590.000đ.
Máy ảnh Nikon D5
Nikon D5 sở hữu tính năng lấy nét tự động không có đối thủ trong cùng phân khúc máy ảnh Full-frame.
Độ phân giải: 20.8 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 173 điểm ảnh tự động và 99 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch, 2.359 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Nikon D5 là 122.000.000đ.
Máy ảnh Canon EOS-1D X Mark III
Canon EOS-1D X Mark III là mẫu máy ảnh Full-frame DSLR được liệt vào hàng huyền thoại của thương hiệu máy ảnh nổi tiếng này.
Độ phân giải: 20.1 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 191 điểm ảnh tự động và hệ thống tự động phát hiện pha
Màn hình LCD: 3.2 inch cảm ứng, 2.1 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 20 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Canon EOS-1D X Mark III là 186.000.000đ.
Máy ảnh Sony Alpha A99 II
Sony Alpha A99 II hiện tại đang giữ ngôi vương trong dòng máy Alpha của Sony.
Độ phân giải: 42.2 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 399 điểm ảnh tự động, 79 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3 inch thoải mái xoay lật, 1.228 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12 khung hình/giây
Chất lượng quay: 4K
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Sony Alpha A99 II là 69.990.000đ.
Máy ảnh Canon EOS 5D Mark III
Canon EOS 5D Mark III là một trong những mẫu máy ảnh Full-fram DSLR có giá thành hợp lí nhất trên thị trường hiện nay.
Độ phân giải: 22.3 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 61 điểm ảnh tự động, 41 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch, 1.04 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 6 khung hình/giây
Chất lượng quay: 1080p
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Canon EOS 5D Mark III là 41.900.000đ.
Máy ảnh Pentax K-1
Pentax K-1 là một cái tên mới đáng để cân nhắc trên thị trường máy ảnh Full-frame hiện nay.
Độ phân giải: 36 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 33 điểm ảnh tự động, 25 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch thoải mái xoay lật, 1.037 triệu điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 4.4 khung hình/giây
Chất lượng quay: 1080p
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Pentax K-1 là 36.990.000đ.
Máy ảnh Nikon D610
Nikon D610 là máy ảnh Full-frame có giá thành rẻ nhất của thương hiệu máy ảnh nổi tiếng Nikon.
Độ phân giải: 24.3 MP
Cảm biến: Full-frame CMOS
Khả năng lấy nét: 39 điểm ảnh tự động, 9 điểm ảnh bán tự động
Màn hình LCD: 3.2 inch, 921 nghìn điểm ảnh
Tốc độ chụp liên tục tối đa: 6 khung hình/giây
Chất lượng quay: 1080p
Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay của Nikon D610 là 18.600.000đ.
Trên đây là bài viết giới thiệu về đặc điểm của máy ảnh full-frame là gì và điểm tên những mẫu máy ảnh full-frame tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin về kiến thức bổ ích xoay quanh lĩnh vực máy ảnh nhé!