Màn hình AMOLED là gì?
AMOLED là một trong những công nghệ màn hình phát quang hữu cơ ma trận động nổi tiếng nhất hiện nay. Hơn nữa, samsung chính là nhà sản xuất và cũng là công ty sáng tạo ra công nghệ màn hình nổi tiếng này.
- Tham khảo thêm bài viết: Màn hình OLED là gì?
Ưu điểm của công nghệ màn hình AMOLED
Ưu điểm
– Màu sắc hiển thị rực rỡ, bắt mắt và cũng là điều khiến cho rất nhiều người yêu thích màn hình AMOLED của Samsung.
– Với độ sáng và độ tương phản rất cao, vì vậy màu đen được thể hiện rất đậm và sâu.
– So với các công nghệ màn hình khác thì màn hình AMOLED tiết kiệm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi thể hiện màu đen thì màn hình này chỉ việc tắt đi những điểm ảnh tại đó do đó khi sử dụng ở những tông màu xám hoặc đen thì AMOLED sẽ cho thời gian sử dụng vô cùng vượt trội.
– Nhờ cấu tạo vô cùng đơn giản vì vậy màn hình AMOLED sẽ có kích thước mỏng và gọn hơn rất nhiều so với các loại màn hình khác. Đặc biệt, công nghệ màn hình này rất thích hợp để tạo ra những thiết bị di động siêu mỏng nhất.
– Dải màu trên màn hình này cũng rất rộng bởi được kết hợp với nhiều tinh chỉnh về màu sắc mà ở Samsung đã cung cấp sẵn trên thiết bị. Do đó, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc rực rỡ hay nhẹ dịu tùy vào nhu cầu và sở thích riêng của mỗi người.
– So với công nghệ màn hình IPS LCD được cấu thành bởi các tinh thể lỏng mà màn hình AMOLED có khả năng chịu đựng được lực tác động tốt hơn.
Vì sao màn hình AMOLED được ưa chuộng
– Chắc chắn, ngay cả đến tên gọi của loại màn hình này cũng bao hàm lẫn nhau bởi cả hai đều dựa vào cơ chế đi-ốt phát quang. Nếu bạn đã từng chơi với những loại bóng đèn đơn sắc nhỏ nhỏ xinh xinh thì có thể tưởng tượng trong một màn hình, chúng sẽ được thu nhỏ đáng kể và được sắp xếp theo các cụm màu đỏ, xanh lá cây hay xanh nước biển để có thể tạo nên một điểm ảnh riêng biệt nổi bật để từ đó phát ra ánh sáng màu trắng hoặc các màu sắc khác nhau.
– Việc sắp xếp các subpixel này sẽ ảnh hưởng đáng kể với hiệu suất của màn hình.
– Đặc biệt, chữ O trong OLED chính là viết tắt của từ Organic. Rất đơn giản, một loạt tấm phim mỏng được làm bằng chất liệu hữu cơ đặt giữa 2 dây dẫn trong điốt phát sáng và được sử dụng để nhằm tạo ra ánh sáng mỗi khi dòng điện chạy qua.
– Ngoài ra, AM trong AMOLED còn là chữ viết tắt của cụm từ Active Matrix. Trái ngược với nó là ma trận thụ động bao gồm một hệ thống mạng lưới phức tạp được dùng để kiểm soát từng điểm ảnh. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho khả năng xử lý hình ảnh chậm đi và không được chính xác.
– Hệ thống ma trận động được đính kèm một bóng bán dẫn màng mỏng và tụ điện ở trên mỗi LED. Do đó, bằng cách này, khi một hàng và cột được kích hoạt để truy cập vào một điểm ảnh bất kỳ, các tụ điện tại điểm ảnh có thể duy trì chu kỳ của nó bất cứ lúc nào và cho phép kiểm soát hoạt động nhanh, được chính xác hơn.
– Lợi thế của màn hình AMOLED nằm ở mỗi điểm ảnh đều được kiểm soát tối đa khả năng hiển thị màu sắc. Chúng có thể tắt hoàn toàn hoặc giúp hiển thị màu đen được sâu hơn và tăng độ tương phản cao. Loại màn hình này vô cùng tiết kiệm năng lượng nhờ chế độ hiển thị mờ hoặc tắt hẳn màn hình.
– Bên cạnh đó, với việc không có tấm nền sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng phát ra tối đa và tạo nên được hình ảnh chân thực giúp cho mọi góc nhìn được tốt hơn.
– Hơn nữa, màn hình OLED rất mỏng, vô cùng phù hợp cho các nhà sản xuất thiết bị di động và tạo ra những sản phẩm gọn nhẹ, dễ sử dụng.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về màn hình AMOLED là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về các thông tin trên để có thể tự rút ra thêm được bài học. Cảm ơn bạn đã quan tâm!