Kiến tập là gì? Cách viết báo cáo và lưu ý cần biết để có kỳ kiến tập hiệu quả

Kiến tập là học phần quan trọng để các bạn sinh viên hoàn thành tốt việc học tập và tốt nghiệp. Vậy kiến tập là gì? Cách viết báo cáo hiệu quả như nào? Cần lưu ý những gì để có kỳ kiến tập hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những nội dung này để hiểu rõ hơn nhé.

Kiến tập là gì?

Kiến tập là một học phần bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Học phần này đặc biệt hơn những môn học khác, bởi các sinh viên không ngồi trên giảng đường để tiếp thu kiến thức nữa. Họ sẽ trực tiếp đến một doanh nghiệp đang hoạt động để tham quan, nhìn xem thực tế môi trường làm việc ở đó như thế nào.

Kiến tập là học phần quan trọng ở nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay

Kiến tập là học phần quan trọng ở nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay

Một lớp hay một nhóm sinh viên sẽ đi cùng nhau chứ không đi riêng lẻ. Địa điểm doanh nghiệp sẽ do nhà trường chỉ định, cấp giấy giới thiệu và liên hệ với người của doanh nghiệp để hướng dẫn.

Qua kỳ kiến tập, các bạn sinh viên sẽ thấy được sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn công việc; nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức và định hướng nghề nghiệp trong tương lai tốt hơn.

Kiến tập tiếng Anh là gì? Kiến tập trong tiếng Anh là cụm động từ “Listen in for practice” hoặc “Visit somewhere for practice”.

Cách viết báo cáo kiến tập hiệu quả, đạt điểm cao

Thời gian kiến tập thường kéo dài 1 – 2 tuần, sau đó sinh viên sẽ có 1 tuần nữa để hoàn thành bài báo cáo kiến tập. Nhiều trường chỉ chấm điểm dựa vào bài báo cáo, một số trường còn yêu cầu thêm sinh viên phải bảo vệ báo cáo kiến tập. Dù quy định như thế nào thì việc hoàn thành báo cáo kiến tập đạt chất lượng vẫn là tiêu chí không thể thiếu được.

Sau khi đã hiểu rõ kiến tập là gì ở bên trên, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách viết báo cáo kiến tập chất lượt, đạt điểm cao.

Cấu trúc của bài báo cáo kiến tập

Cấu trúc có thể được xem như mục lục ở trong báo cáo kiến tập. Một bài báo cáo kiến tập chất lượng cần phải đầy đủ các chuyên mục sau đây:

–   Trang bìa

–   Lời mở đầu

–   Lời cảm ơn

–   Mục lục

–   Nội dung chính

–   Tài liệu tham khảo

–   Phụ lục

Nội dung của báo cáo kiến tập

Mỗi chuyên mục sẽ có những nội dung riêng cần được thể hiện, chúng tôi sẽ đi cặn kẽ vào từng mục để các bạn tham khảo cho dễ và làm được bài báo cáo cho riêng mình.

Nội dung viết báo cáo kiến tập chất lượng, đạt điểm cao

Nội dung viết báo cáo kiến tập chất lượng, đạt điểm cao

Trang bìa báo cáo

Nội dung thể hiện ở trang bìa bao gồm:

–   Tiêu đề tên trường, khoa đào tạo.

–   Tên đề tài báo cáo kiến tập.

–   Đơn vị (doanh nghiệp) kiến tập.

–   Thời gian kiến tập.

–   Họ tên giảng viên hướng dẫn.

–   Họ tên sinh viên, lớp, khoa, lớp, niên khóa,…

Nhà trường sẽ có quy chuẩn chung về bố cục, màu sắc và thứ tự nội dung ở trên trang bìa. Các bạn cần phải tuân thủ theo để đảm bảo được tính đồng nhất.

Lời mở đầu

Chính là phần tổng quan tóm tắt về toàn bộ quá trình kiến tập. Có thể nói nôm na rằng, phần này giúp người đọc nắm bắt nhanh được những thông tin chủ chốt sẽ được diễn giải chi tiết trong những trang tiếp theo của báo cáo. Do đó, với dung lượng chỉ một trang A4, các bạn sinh viên cần phải thể hiện đủ những thông tin sau:

–   Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của đơn vị kiến tập; tập trung nhấn mạnh vào thế mạnh phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang theo học.

–   Khái quát lịch trình, số lượng sinh viên kiến tập trong cùng đợt, chuyên ngành học và nội dung được định hướng tham quan kiến tập tại doanh nghiệp.

–   Tổng hợp những gì bạn tích lũy được trong thời gian kiến tập.

Lời cảm ơn

Cần dành riêng một trang A4 để nói lời cảm ơn tới người hướng dẫn tại đơn vị kiến tập, giảng viên hướng dẫn và nhà trường đã tạo điều kiện cho bạn tham gia kiến tập. Các bạn không cần phải viết hết cả trang, khoảng nửa trang là vừa.

Mục lục

Để giảng viên thuận tiện tham khảo nội dung của bài viết, các bạn cần dành một trang A4 để liệt kê thứ tự trình bày của báo cáo kiến tập và số trang bài viết. Nội dung mục lục phổ biến gồm có:

Chương 1: Khái quát chung chung về đơn vị kiến tập

–   Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị.

–   Đặc điểm về hoạt động kinh doanh.

–   Sơ đồ bộ máy quản lý nhân sự của toàn đơn vị.

Chương 2: Nội dung chuyên đề về kiến tập

–   Phần 1: Cơ sở chuyên đề theo lý thuyết

+  Khái niệm, nội dung của chuyên đề.

+  Tầm quan trọng của nội dung chuyên đề.

+  Quy trình triển khai chuyên đề theo lý thuyết đã được học.

+  Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc khi thực hiện triển khai.

–   Phần 2: Thực trạng việc triển khai chuyên đề tại đơn vị kiến tập

+  Quan điểm của đơn vị về tầm quan trọng của chuyên đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+  Quy trình triển khai chuyên đề theo đúng trình tự thực tế tại đơn vị kiến tập.

+  Tiêu chí đánh giá về hiệu quả triển khai chuyên đề tại đơn vị kiến tập.

Chương 3: Nhận định thực tế về kiến tập

+  Ưu điểm của quy trình triển khai thực tế tại đơn vị kiến tập.

+  Nhược điểm của quy trình triển khai thực tế tại đơn vị kiến tập (nên viết gắn kết cùng lý thuyết).

Chương 4: Bài học kinh nghiệm đúc kết được sau khi kiến tập.

Chương 5: Đưa ra đề xuất kiến nghị đối với nhà trường

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Nội dung báo cáo kiến tập

Đây là phần nêu chi tiết các chuyên mục đã đề cập đến trong phần mục lục. Nội dung thể hiện ở trong mục này chính là sự xác thực sinh viên có tham gia kiến tập, nắm rõ thông tin và có quan sát, liên kết lý thuyết với thực tiễn làm việc tại doanh nghiệp kiến tập hay không.

Tài liệu tham khảo

Nội dung này, các bạn sẽ liệt kê theo dạng gạch đầu dòng. Mỗi dòng là một tài liệu tham khảo với đầy đủ các thông tin:

–  Tên tài liệu

–  Tên tác giả

–  Năm phát hành

–  Nguồn in ấn, cung cấp

Phụ lục đính kèm

Những nội dung hỗ trợ giúp các bạn hiểu rõ những chi tiết thể hiện bên trong báo cáo kiến tập gồm:

–  Danh mục bảng biểu

–  Danh mục hình ảnh

–  Danh mục từ viết tắt

Các bạn nên gom lại ở phần phụ lục. Nếu giảng viên cần tra cứu thêm thì sẽ chủ động tìm đọc cũng rất dễ dàng.

Các tài liệu cần thiết có trong báo cáo kiến tập

Với nội dung về khái niệm kiến tập là gì và cách viết báo cáo kiến tập được đề cập trên đây, để có thể hoàn thiện được báo cáo kiến tập chuẩn nhất, sinh viên cần thu thập một số tài liệu quan trọng để có thể tham khảo và đưa vào báo cáo làm dẫn chứng.

Danh sách yêu cầu cần phải có trong báo cáo kiến tập

Danh sách yêu cầu cần phải có trong báo cáo kiến tập

Thông tin sơ lược về đơn vị mình kiến tập

Nội dung này sẽ có trên website chính thức của doanh nghiệp một phần. Còn phần còn lại, các bạn có thể tham khảo ở những báo cáo kiến tập mà doanh nghiệp đã lưu lại của các anh chị khóa trước hoặc hỏi trực tiếp người hướng dẫn của doanh nghiệp.

Danh sách nhiệm vụ kiến tập

Dựa theo danh sách này, các bạn sẽ biết được những nhiệm vụ, thông tin mà mình cần phải quan sát, xem xét khi đi kiến tập để không bị đi chệch hướng, lãng phí thời gian thu thập những dữ liệu không cần thiết. Danh sách này ở có thể tìm thấy trong:

–  Yêu cầu của giảng viên hướng dẫn kiến tập.

–  Báo cáo kiến tập từ các anh chị khóa trước.

–  Theo sát và tự ghi chép trình tự hướng dẫn kiến tập mà doanh nghiệp chia sẻ cho bạn.

Tài liệu liên quan đến chuyên môn

Kiến tập chỉ được xem, đọc và nghe chứ chưa được trực tiếp thực hành công việc. Những tài liệu mà doanh nghiệp kiến tập cung cấp, ngoài việc trích lọc dữ liệu trong đó để đưa vào báo cáo, các bạn cần ghi chú lại thông tin tài liệu để ghi ở phần phụ lục của báo cáo.

Xem thêm: Liveworksheet là gì? Cách sử dụng liveworksheet từ A-Z

Những điều cần lưu ý khi viết báo cáo kiến tập

Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ đi kiến tập là gì rồi. Để báo cáo kiến tập được điểm cao, các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

Những điều cần lưu ý để có được bài báo cáo kiến tập chất lượng

Những điều cần lưu ý để có được bài báo cáo kiến tập chất lượng

Nhật ký kiến tập

Mỗi ngày kiến tập, lịch trình chi tiết ra sao, các bạn cần ghi lại thật đầy đủ. Bây giờ có điện thoại thông minh để chụp hình, ghi âm nên tình trạng bỏ sót dữ liệu được giải quyết triệt để. Những nội dung này khi đưa vào báo cáo cần phải chuẩn xác, đúng việc, đúng người. Vì giảng viên rất có thể sẽ so sánh báo cáo giữa các sinh viên tham gia trong cùng đợt kiến tập với nhau.

Bố cục trình bày

Độ dài toàn bộ báo cáo kiến tập tối đa khoảng 15 – 20 trang A4 với cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Romans. Ngoài ra, còn có một số điều lưu ý khi trình bày như sau:

–   Không nên dùng quá nhiều màu sắc, chỉ nên dùng chữ màu đen.

–  Tô đậm, gạch chân và in nghiêng để làm nổi bật các chuyên mục.

–  Tuyệt đối không để lỗi sai về chính tả.

–  Header và Footer ở mỗi trang cần phải tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để làm cho đúng chuẩn.

Trao đổi thông tin với bạn học cùng đợt kiến tập

Nội dung kiến tập giống nhau nên sự khác biệt giữa các báo cáo kiến tập của các bạn cùng đợt sẽ không quá lớn. Nếu có thông tin nào vô tình bị bỏ sót, các bạn hoàn toàn có thể hỏi bạn bè cùng đợt kiến tập để bổ sung vào cho chuẩn xác.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ kiến tập là gì? Cách viết báo cáo như nào cho hiệu quả?. Nếu có vấn đề gì chưa rõ về nội dung bài viết, các bạn hãy mạnh dạn bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan