Khiêm nhường là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng đến trong quá trình tự hoàn thiện bản thân. Vậy khiêm nhường là gì? Tại sao cần có đức tính khiêm nhường? Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu kỹ hơn qua những dẫn chứng về tính khiêm nhường trong bài viết dưới đây nhé.
Khiêm nhường là gì?
Để hiểu rõ hơn về khiêm nhường có nghĩa là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu nghĩa của từng từ, cụ thể:
- Khiêm: Nghĩa là khiêm tốn, không khoe khoang về bản thân, không tự cao.
- Nhường: Là nhường nhịn, không tranh giành, chịu về mình cái thiệt hơn vì cái lợi của người khác.
Như vậy, khiêm nhường là không khoe khoang, tự cao, luôn biết nhường nhịn người khác vì lợi ích chung.
Xem thêm:
- Cả nể là gì? Cách khắc phục tính cả nể thế nào?
- Ba hoa là gì? Nhận diện người có tính ba hoa, khoác lác
- Quyết đoán là gì? Thiếu quyết đoán là gì? Cách rèn luyện tính quyết đoán
- Phong lưu là gì? Biểu hiện, tính cách người đàn ông phong lưu
- Phông bạt là gì? Người có lối sống phông bạt tốt hay xấu?
Biểu hiện của đức tính khiêm nhường
Khiêm nhường là một phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội, giúp mỗi cá nhân tiến bộ trong cách cư xử, trong việc rèn luyện lối sống và tu dưỡng. Người có đức tính khiêm nhường thường có một số biểu hiện như:
- Không tự đề cao bản thân, có những đánh giá đúng mực về mình
- Luôn nhún nhường, nhã nhặn với những người xung quanh.
- Luôn sẵn sàng học hỏi, lắng nghe ý kiến của người khác.
- …
Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
Người có đức tính khiêm nhường thường là người lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. Điều này sẽ giúp ta có được mối quan hệ hòa hợp, gần gũi hơn trong giao tiếp với những người xung quanh.
Đức tính khiêm nhường giúp chúng ta có thể nhận ra được những mặt hạn chế, còn khiếm khuyết của bản thân. Từ đó, tự mình cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
Những người có sống khiêm nhường thường có thái độ cầu tiến, ham học hỏi. Điều này sẽ giúp ta tiến bộ hơn, dễ thành công hơn trên đường đời.
- Người có tính khiêm nhường luôn hiểu mình, biết người, dễ thấu hiểu và thông cảm với người khác. Vì vậy họ thường được mọi người yêu quý và nể phục.
- Người có lòng khiêm nhường sẽ bình an và hạnh phúc hơn trong tâm hồn. Lòng khiêm nhường giúp bạn loại bỏ được sự ganh đua, ghen tị của bản thân, mang lại sự bình an, thanh thản cho tâm hồn.
Dẫn chứng về đức tính khiêm nhường
Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về người có đức tính khiêm nhường. Trong suốt cuộc đời mình, Bác luôn có lối sống thanh đạm, giản dị. Dù ở cương vị nào thì Bác vẫn luôn ở trong một ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc, giản dị, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Trong một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác như sau:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
Phong cách sống của Bác rất đúng mực, không bao giờ khoe tài, khoe giỏi, khoe đẹp trước mọi người.
Hay nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói: “Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?” Là một nhà bác học vĩ đại nhưng ông luôn khiêm nhường, luôn coi mình như những người bình thường khác, sống một cuộc sống vô cùng giản dị.
Nếu không có tính khiêm nhường, con người thường dễ ngủ quên trong chiến thắng, vinh quang mà không biết hoàn thiện bản thân, không biết tiến bộ, vươn lên, dần dần sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng, vẫn có nhiều người tự cao, tự đại, sống không khiêm nhường và khinh thường người khác. Một số khác lại xem nhẹ bản thân mình, sống tự ti, rụt rè và nhút nhát. Những con người như vậy sẽ khó có thể đạt được thành công trong công việc.
Trái ngược với đức tính khiêm nhường chính là sự tự mãn, kiêu căng. Những người có tính tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, nên bị mọi người xa lánh.
Cần làm gì để rèn luyện đức tính khiêm nhường?
Học cách lắng nghe
Hãy dành thời gian để thực sự lắng nghe những câu chuyện, những chia sẻ của người khác. Không nên chen vào hay hạ thấp ý kiến của họ, hãy thể hiện cho họ biết rằng bạn quan tâm và coi trọng suy nghĩ của người đó.
Tự đặt mình vào vị trí của người khác
Để không đi quá giới hạn lòng tự trọng của mình, bạn cần học cách thấu hiểu, đồng cảm với những cảm xúc và trải nghiệm của người khác. Tự đặt mình vào các tình huống mà họ đã trải qua sẽ giúp ta nhìn nhận, đánh giá mọi việc một cách công bằng hơn.
Chia sẻ thành tựu của người khác
Hãy chia sẻ thành tựu, tôn trọng thành công của người khác một cách chân thành nhất và tận hưởng niềm vui đó. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường tích cực và khuyến khích sự phát triển chung.
Biết trân trọng những điều nhỏ bé
Biết nhìn nhận và biết ơn những điều mình đang có trong cuộc sống. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn dù là nhỏ bé nhất như một lời cảm ơn, một nụ cười sẽ có thể mang đến niềm hạnh phúc cho bạn và mọi người.
Tôn trọng ý kiến của người khác
Hãy tôn trọng ý kiến của mọi người, dù cho chúng có khác biệt với quan điểm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đưa ra những góp ý, ý kiến xây dựng một cách tinh tế. Có vậy, bạn mới có thể trở thành một người khiêm nhường mà không thiếu sự chính kiến hay tự ti.
Trên đây là những chia sẻ về khiêm nhường là gì, ý nghĩa và dẫn chứng về khiêm nhường. Mong rằng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân hơn.