Kết nối NFC là gì?
Kết nối NFC (Viết tắt là Near-Field Communications) là tính năng công nghệ giao tiếp gần. Dựa trên cảm ứng từ trường để thực hiện các kết nối giữa các thiết bị khi ở cạnh nhau (Dưới 4cm) hoặc tiếp xúc trực tiếp. Kết nói NFC dựa trên nguyên lý nhận dạng tín hiệu của tần số vô tuyến có tốc độ truyền tải là 424 Kbps.
Với khoảng cách để truyền tải dữ liệu khá ngắn (Chỉ dưới 4cm) nên các hoạt động kết nối thông qua công nghệ NFC được xem là an toàn.
Kết nối NFC thường được tính hợp trên các thiết bị công nghệ như: Điện thoại, máy ảnh, máy tính, máy tính tiền, máy chấm công, khóa…
Cấu tạo thiết bị NFC
Thiết bị NFC là một mạch có kích thước rất mỏng, khả năng lưu giữ thông tin đơn giản(Có thể ghi lại được). Thị bị NFC không cần sử dụng điện.
- Xem thêm: Thông số kỹ thuật cấu hình iphone 11 Pro max và hiệu năng xử lý
Kết nối NFC hoạt động như nào?
Để có thể sử dụng kết nói NFC, chúng ta bắt buộc phải có hai thiết bị công nghệ có tính hợp tính năng NFC, 1 thiết bị là “đọc” thường là điện thoại và thiết bị thứ 2 là “đích” (Target – thông thường sẽ là 1 chiếc điện thoại khác, máy ảnh, máy tính, loa ngoài …) Thiết bị “đọc” sẽ phát ra những trường sóng radio (thực ra là bức xạ điện tử) đủ để cung cấp năng lượng cho thiết bị “đích” ở chế độ di động. Vì thế, như đã đề cập ở trên kết nối NFC không cần nguồn điện để hoạt động, mà nếu cần nó sẽ lấy từ thiết bị “đọc”. Đây là một ưu điểm vượt trội vì công nghệ này có thể cho phép con người tạo ra những miếng dán, chìa khóa, hay những chiếc thẻ NFC có kích thước nhỏ gọn hơn vì không cần phải dùng pin.
Nhờ có công nghệ NFC mà chúng ta chỉ cần để gần 2 thiết bị hoặc tiếp xúc vật lý vào với nhau là đã có thể kết nối, không cần phải khai báo nhiều thứ như kết nối Bluetooth. Thông thường chúng ta hay chạm hai thiết bị vào với nhau để chia sẻ hình ảnh, liên kết website, giữ liệu…
Ứng dụng của kết nối NFC là gì?
Kết nối NFC có thể giúp điện thoại của bạn kết nối tới các thiết bị như: Laptop, máy ảnh, điện thoại, tivi, loa, tai nghe…
Nếu như trước đây, để chia sẻ các dữ liệu, hình ảnh từ thiết bị này sang thiết bị khác, bạn cần phải bật bluetooth, dò tìm, kết nối, hoặc sử dụng các dây cổng USB, sử dụng thiết bị trung gian thứ 3. thì nay với công nghệ NFC, bạn chỉ cần để gần hoặc tiếp xúc vật lý thiết bị vào với nhau, kết nối không dây đã hình thành bạn có thể tha hồ chia sẻ hình ảnh, video, dữ liệu, âm nhạc , liên kết website,… một cách nhanh chóng.
– Thanh toán điện tử
Với kết nối NFC hình thức thanh toán này là một hình thức phổ biến.
Thiết bị của bạn chỉ cần cần đăng nhập, kích hoạt tài khoản nó sẽ chở thành một chiếc “ví điện tử”. Lúc này, khi cần thanh toán các dịch vụ tại siêu thị, mua vé xe, mua vé xem phim… bạn chỉ cần nhạm nhẹ thiết bị vào thiết bị thanh toán là đã hoàn tất quá trình giao dịch.
– Chìa khóa NFC
Đây là mội ứng dụng bảo mật khá an toàn tại các nước phát triển. Họ tích hơn công nghệ NFC trên những chiếc điện thoại và trên các cánh cửa, khi bạn chạm nhẹ cửa sẽ đóng lại hoặc mở ra.
– Nhận diện
Một số công ty sử dụng hình thức chấm công bằng thiết bị NFC, sử dụng điện thoại chạm vào thiết bị chấm công là bạn đã được xác nhận.
Ngoài những ứng dụng trên thì NFC có rất nhiều tiện ích khác như: Phân biệt hàng giả, check in, và so sánh các sản phẩm khi mua sắm… Tuy nhiên công nghệ kết nối ngắn NFC phổ biến nhất là trên các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy ảnh, máy tính xách tay, và tai nghe… Còn các thiết bị khác không phổ biến nhiều.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về kết nối NFC là gì? Bạn nghĩ sao về kết nối NFC, hãy cùng chia sẻ và bình luận bên dưới với chuthapdoquangninh.org.vn nhé!